Tuyệt Đãi Diệu: nghĩa là các pháp thô ở trước đã dứt hẳn, hình tướng đối đãi lại không còn nữa, nghĩa là huyền ba thừa của Pháp Hoa đã mở xong thì ngay lúc đó chân thật của Phật

Một phần của tài liệu YC KINH PHAP HOA (Trang 53 - 55)

Thừa đã ẩn tàng, ngoài thật không có huyền và ngoài huyền không có thật, thật tức là huyền, huyền tức là thật, nên gọi là tuyệt đãi diệu.

II.- PHÁP HOA TAM CHU ĐẶNG THỌ KÝ LÀM PHẬT

(Rút ra trong Pháp Hoa Huyền Nghĩa, quyển 10)

A.- ĐỊNH NGHĨA:

a- Tam Chu, nghĩa là đủ hạng:

b- Pháp Hoa Tam Chu, nghĩa là đức Phật thuyết pháp Kinh Pháp Hoa để độ ba hạng Thinh Văn có căn cơ lanh lợi và đần độn, có khả năng giác ngộ trước và sau.

Đối với hàng Thinh Văn, đức Phật căn cứ vào ba hạng trình độ là Thượng Căn, Trung Căn và Hạ Căn thuyết Kinh Pháp Hoa để thọ ký cho họ làm Phật. Do đó lối thuyết pháp này của Phật được gọi là Pháp Hoa Tam Chu Đặng Thọ Ký Làm Phật.

B.- NỘI DUNG THUYẾT PHÁP:

Về phần Tích Môn, đức Phật thuyết Kinh Pháp Hoa để thọ ký cho ba hạng Thinh Văn thành Phật như sau:

1.- Hạng nói pháp:

Đối với một mình ngài Xá Lợi Phất là hạng thượng căn, đức Phật nói thẳng lý chân thật của Diệu Pháp khiến cho ngài ngộ được Nhứt Thừa. Đây là cách thọ ký cho ngài Xá Lợi Phất để được làm Phật. Lối thuyết pháp này của đức Phật có liên quan đến phẩm Phương Tiện và phẩm Thí Dụ ở trước.

2. Hạng nói dụ:

Đối với hạng trung căn gồm bốn vị trong nhóm ngài Đại Ca Diếp (bậc Thượng Tọa) , Tuệ Mệnh Tu Bồ Đề, Đại Ca Chiên Diên và Đại Mục Kiền Liên (Duy Na), đức Phật nói thí dụ ba xe, nghĩa là lúc đầu huyền biết hứa bố thí cho ba xe và sau đó hiển bày chân thật chỉ có một xe lớn để khiến cho họ nhân đó ngộ được Nhứt Thừa, vì hạng này đối với pháp Nhứt Thừa đã nói ở trên đều không giác ngộ. Đây là cách thọ ký cho nhóm này để được làm Phật. Lối thuyết pháp này của đức Phật có liên quan đến bốn phẩm: phẩm Thí Dụ, phẩm Tín Giải, phẩm Dược Thảo và phẩm Thọ Ký.

3.- Hạng nói nhân duyên:

Ngoài ra hạng Thinh Văn thuộc hạ căn đối với hai hạng Pháp và Dụ đã trình bày ở trên đều không thể thông suốt. Hạng hạ căn này gồm có:

a- Ngũ Bách Đệ Tử: Phú Lâu Na, Kiều Trần Như, Ưu Lâu Tần Loa Ca Diếp, Dà Da Ca Diếp, Na Đề Ca Diếp, Ca Lưu Đà Di, Ưu Đà Di, A Nậu Lâu Đà, Ly Bà Đa, Chu Đà Sa Dà Đà v.v... tất cả là 500 vị.

b- Hạng Thọ Học Vô Học: A Nan (Thị Giả cho Phật), La Hầu La và 2,000 người thuộc hạng Hữu Học cũng như hạng Vô Học. Trong đây có Đề Bà Đạt Đa.

c- Hạng Khuyến Khích Thọ Trì: Ba Xà Ba Đề Tì Kheo Ni Dì Mẫu của Phật. Da Du Đà La mẹ của ngài La Hầu La và 6,000 Tỳ Kheo Ni hữu học và vô học.

Đối với những hạng Thinh Văn hạ văn ở trên, đức Phật liền nói ở Nhân Duyên kiếp trước của ngài khi ngài được đức Phật Đại Thông Trí Thắng trao truyền hạt giống Nhứt Thừa cho nên ngày nay mới được chứng quả Bồ Đề khiến cho họ vào được đạo Nhứt Thừa. Đây là cách thọ ký cho những hạng này được vào đạo Nhứt Thừa. Lối thuyết pháp này của đức Phật có liên quan đến các phẩm như: phẩm Hóa Thành Dụ, phẩm Ngũ Bách Thọ Ký v.v...

Một phần của tài liệu YC KINH PHAP HOA (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)