là từ năm 1643 đến năm 1647. Từ lúc Bồ Tát giáng xuống pháp hội cho đến khi ngài chia tay, thời gian hơn bốn năm. Tất cả gồm hăm bốn hội. Trong khoảng thời gian đó, vào năm 1645, quân Thanh vây hãm Dương Châu, tàn sát dân trong thành suốt cả mười ngày, giết chết tám mươi vạn người; rồi lại vây hãm Giang Lăng, giết thêm mười ba vạn người nữa. Ngô thành nay là thành phố Tô Châu, nằm ở phía dưới Giang Lăng, gần Thái Hồ. Như sử nhà Thanh chép: ‘Vương binh (quân Thanh) đánh xuống Tam Ngô, bọn giặc ở vùng Thái Hồ bị tấn công bất ngờ, không chỗ đào thoát” chính là nói đến thời gian này.
3
. Niên hiệu Khai Nguyên thứ sáu đời vua Ðường Huyền Tông chính là năm
718. Bồ Tát đích thân chứng kiến chuyện Vi Hạnh thiền sư cầu thọ.
4 . Thương hàn: Ở đây, thương hàn là bệnh do trúng hàn, trúng nhiệt chứ không
phải là chứng bịnh thương hàn (typhoid) do vi khuẩn gây ra như người Việt ta thường gọi.
5
. Quang âm: ánh sáng mặt trời, thường dịch là tấc bóng. Ðây là từ ngữ chỉ thời
gian. Ở đây ý nói ông Tôn chỉ sống thêm được chừng bảy, tám năm nữa.
6
. Vị tăng trụ lại ở đâu để tu tập trong một thời gian dài thì gọi là trụ tích. Tích ở đây là tích trượng.
7 . Tức là trong khoảng thời gian từ năm 874 đến 888. Ðây là thời Ðường mạt,
các phiên trấn nổi lên cát cứ, tranh giành quyền lực; Hoàng Sào khởi binh, thiên hạ đại loạn. Tính từ thời gian ấy cho đến đời vua Thuận Trị nhà Thanh là tám trăm năm.
8
. Nhận: đơn vị đo lường, chừng bảy hay tám thước Tây.
9 . Bát tự: là năm, tháng, ngày, giờ sanh. Do năm, tháng, ngày giờ thường được
phối hợp giữa Thiên Can (Giáp, Ất, Bính….) và Ðịa Chi (Tý, Sửu, Dần…) nên mỗi thứ năm tháng, ngày, giờ đều gồm có hai chữ, ví dụ năm Ðinh Dậu, ngày Kỷ Tỵ... Tàu thường dùng bát tự để tính toán vận mạng, nhất là trong hai khoa Tử Vi và Tử Bình
10
. Ý Bồ Tát dạy ông Tra Ðịnh Hoằng trong lúc ăn cơm, uống trà thường ngày