phAN XuâN hoá chi NháNh NhpT Nghệ AN
Ảnh: Ngọc Hà
thép đã rút ngắn thời gian vận chuyển vật tư, thiết bị vào công trường, đã góp phần không nhỏ vào việc đảm bảo tiến độ thi công của dự án.
Từ những sáng tạo, nỗ lực, tất cả cho mục tiêu đưa dự án phát điện theo đúng kế hoạch, Công ty Cổ phần Thủy điện Hủa Na và các nhà thầu hoàn thành một khối lượng công việc rất đáng khâm phục: ngày 1/2/2013 tổ máy số 1 chính thức phát điện và chỉ sau đó chưa đầy 2 tháng tổ máy số 2 cũng chính thức phát điện hòa vào mạng lưới điện quốc gia. Sau 6 tháng hòa vào lưới điện quốc gia, Nhà máy vận hành tuyệt đối an toàn và đã sản xuất lượng điện năng gần 385 triệu kwh, tương đương 76% kế hoạch phát điện năm 2013 của nhà máy, doanh thu của dự án đạt 3 tỷ đồng/ngày.
Một thành công lớn của Dự án Thuỷ điện Hủa Na đó là nhờ có sự phối hợp chặt chẽ của Chủ đầu tư và chính quyền địa phương các cấp nên công tác di dân tái định cư đảm bảo tiến độ. Chỉ trong một thời gian ngắn, các hạng mục hạ tầng phục vụ cho công tác tái định cư đều đã được Chủ đầu tư và và Hội đồng đền bù tái định cư hoàn thiện để
bàn giao cho bà con đảm bảo cuộc sống nơi ở mới. Hiện tại 1.362 hộ dân thuộc 14 bản của 2 xã Đồng Văn, Thông Thụ của huyện Quế Phong tỉnh Nghệ An đã ổn định cuộc sống tại 13 điểm tái định cư mới.
Chủ đầu tư và huyện Quế Phong tiến hành giao tạm thời đất sản xuất, đất lâm nghiệp theo định mức, từng bước khảo sát duyệt đề án hỗ trợ phát triển sản xuất cho bà con, trước mắt huyện Quế Phong lồng ghép các chương trình hỗ trợ bà con nuôi cá lồng ở hồ thuỷ điện, trồng rau sạch trên đất bán ngập, trồng cây cao su... Để hỗ trợ giúp bà con tái định cư. Về vấn đề lương thực, Chủ đầu tư và UBND huyện đã cấp gạo cho các hộ dân với mức 30 kg/người/tháng trong vòng 4 năm.
Có được thành công của dự án là nhờ sự đồng thuận của nhân dân, sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của các cấp chính quyền, của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tổng Công ty điện lực Dầu khí Việt Nam, các cổ đông và sự đoàn kết một lòng, quyết tâm từ Chủ đầu tư đến toàn thể cán bộ, công nhân lao động trên công trường, các nhà thầu thi công như Lilama, Tập đoàn Sông Đà… Đồng thời có sự tài trợ vốn kịp
thời của Ngân hàng Phát triển Việt Nam từ năm 2008 cho đến nay. Với tổng mức đầu tư gần 6.000 tỷ đồng, mức vốn vay Tín dụng đầu tư của Ngân hàng Phát triển Việt Nam là 2.651 tỷ đồng, chiếm 44,2% tổng mức đầu tư của dự án. Đến 31/8/2013 số vốn đã giải ngân là 2.363 tỷ đồng, đạt gần 90% số vốn vay theo Hợp đồng tín dụng đã ký, dư nợ 2.207 tỷ đồng, không có nợ quá hạn. Từ một vùng đất hoang vu, Nhà máy Thuỷ điện Hủa Na đã “thắp sáng” vùng miền Tây xứ Nghệ, điều hoà khí hậu, điều tiết lũ lụt nơi thượng nguồn sông Chu, tạo ra sản lượng điện hàng năm khá lớn, góp phần phát triển kinh tế của miền Tây Nghệ An nói riêng và sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung.
Nhà máy Thủy điện Hủa Na đi vào hoạt động có nhiều ý nghĩa chiến lược, góp phần tăng sản lượng điện quốc gia, đảm bảo quốc phòng - an ninh, tạo việc làm, tăng thu ngân sách, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo điều kiện bố trí lại dân cư, ổn định đời sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới cho vùng miền núi cao huyện Quế Phong của tỉnh Nghệ An./.
Ảnh: Ngọc Hà
Tạp chí