hệ thống hóa tài liệu, văn bản quy phạm pháp luật tại NHPT
Ảnh: Thông Chí
địa giới hành chính. Căn cứ xác định tình hình phát triển kinh tế - xã hội cũng là căn cứ để thực hiện NĐ16 và TT 09 trên cơ sở các thông tin, tài liệu: Tài liệu của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước, như: Điều lệ, Nghị quyết, Thông tư, Chỉ thị và văn kiện, tài liệu chính thức khác của Đảng; văn bản, tài liệu chính thức của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến đối tượng, phạm vi điều chỉnh và các nội dung cụ thể của văn bản được rà soát. Kết quả điều tra, khảo sát; thông tin, chỉ số, định mức về phát triển kinh tế - xã hội; số liệu, kết quả báo cáo thống kê, các thông tin và số liệu về thực tiễn liên quan đến đối tượng, phạm vi điều chỉnh và các nội dung cụ thể của văn bản được rà soát do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã thu thập hoặc công bố (bao gồm cả cơ quan rà soát).
Để thực hiện tốt chỉ đạo tại NĐ16 và TT 09, quá trình rà soát văn bản tại NHPT cần đảm bảo quy trình cụ thể, theo đó có sự phân công rõ ràng theo 4 bước, cụ thể là:
Bước một, phân công cụ thể nhân lực tham gia công tác rà soát, đảm bảo là người đáp ứng những tiêu chí cụ thể đề ra để thực hiện đúng quy trình, tránh sai sót.
Bước hai, thực hiện rà soát văn bản theo thứ tự: tiến hành rà soát văn bản, lập phiếu rà soát văn bản và lập hồ sơ rà soát văn bản. Bước này phải đảm bảo chính xác, đầy đủ các văn bản trong diện xem xét, rà soát.
Bước ba, tổ chức lấy ý kiến của Ban Pháp chế về kết quả rà soát văn bản. Trong đó, cần tổng hợp đầy đủ các ý kiến đóng góp kể cả phản biện đảm bảo tính khách quan.
Bước bốn, trình Tổng Giám đốc kết quả rà soát xem xét, xử lý hoặc kiến nghị xử lý kết quả rà soát văn bản.
Nghị định 16 cũng hướng dẫn cụ thể, căn cứ các trường hợp hết hiệu lực của văn bản quy định tại khoản 1 Điều 12 NĐ16, người rà soát văn bản xác định một phần hoặc toàn bộ nội dung của văn bản được được rà soát hết hiệu lực, lý do hết hiệu lực, thời điểm hết hiệu lực; văn bản hết một phần hiệu lực hoặc toàn phần được đưa vào danh mục để công bố theo quy định tại Điều 20 NĐ16 và Điều 11 TT 09; văn bản xác định còn hiệu lực, bao gồm cả văn bản hết hiệu lực một phần, được tiếp rà soát về thẩm quyền ban hành và nội dung của văn bản. Từ nhiều năm nay, công tác rà soát văn bản tại NHPT chủ yếu do Ban Pháp chế thực hiện, căn cứ vào trường hợp hết hiệu lực của văn bản đưa vào danh mục để công bố, gửi thông báo cho các đơn vị trong toàn hệ thống nghiên cứu.
Tuy nhiên, để công tác rà soát, hệ thống hóa tài liệu, Văn bản quy phạm pháp luật thực hiện đảm bảo quy định tại NĐ16 và TT 09 tại NHPT khoa học, đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa hoạt động ngân hàng và dễ dàng tra cứu cho toàn hệ thống, cần thiết phải ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng và vận hành thư viện văn bản điện tử, tra cứu văn bản dùng chung cho toàn hệ thống. Theo đó, các văn bản sau khi đã được thực hiện 4 bước rà soát trên sẽ được phân loại, đưa vào các danh mục quản lý dữ liệu tin học. Hệ thống hóa văn bản trong Thư viện điện tử bao gồm các văn bản còn hiệu lực và các danh mục văn bản phải được sắp xếp đồng thời đáp ứng các tiêu chí sau: theo lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoặc theo lĩnh vực phụ trách ngành; theo thứ bậc hiệu lực của văn bản, thứ tự sắp xếp bắt đầu từ văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn đến văn bản có hiệu lực pháp lý thấp hơn; theo trình tự thời gian ban hành văn bản, thứ tự sắp xếp bắt đầu từ văn bản ban hành trước đến văn
bản ban hành sau và các tiêu chí khác phù hợp với yêu cầu quản lý Nhà nước. Việc cập nhật, xem xét, rà soát các văn bản, tổng hợp báo cáo các cấp, định kỳ theo tuần, tháng, quý, năm về sau sẽ dễ dàng, không cần phải huy động nhân sự nhiều. NHPT sẽ thuận lợi trong việc liên kết với hệ thống với việc cung cấp địa chỉ và chìa khóa tra cứu cho các chi nhánh, SGD để dễ dàng khai thác thông tin từ thư viện văn bản điện tử trong hoạt động nghiệp vụ hàng ngày.
Để hiện đại hóa hoạt động này NHPT cần sớm có kế hoạch triển khai việc áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý văn bản. Theo đó, Ban Pháp chế là đơn vị chủ trì phối hợp cùng Trung tâm Công nghệ Thông tin và các đơn vị liên quan trong hệ thống sớm xây dựng thư viện văn bản điện tử, đáp ứng các quy định tại NĐ 16 và TT 09, đồng thời từng bước chuyên nghiệp hóa trong hoạt động ngân hàng đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ mới./.
Ảnh: HC sưu tầm
Tạp chí
V ì vậy, vấn đề cấp bách đặt ra hiện nay là cần phải tích cực, chủ động đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống của bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên. Cần hiểu thêm rằng: Không phải chỉ đối với bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên mà đối với hầu hết đảng viên, nếu ai đó thấy mình chưa suy thoái thì phải đấu tranh từng phút, từng giây với chính mình trước những cám dỗ, lung lạc trong đời thường để ngăn chặn và ai đã suy thoái rồi thì cũng phải kiên quyết đấu tranh để đẩy lùi, để làm sạch nhân cách, củng cố lập trường tư tưởng, đạo đức, lối sống theo chuẩn mực của người đảng viên.
Về công tác giáo dục chính trị tư tưởng - Một việc đã nghe nói nhiều và Đảng bộ ta cũng đã làm hoài nhưng vẫn thấy khó và hiệu quả chưa cao, nhất là trong tình hình hiện nay - Khi mà thông tin nhiều chiều, trái chiều bùng nổ; thật giả lẫn lộn, không ít người đua chen danh lợi, thực dụng, coi trọng vật chất, tiền tài và xem đó là thước đo mọi giá trị, thì rõ ràng công tác giáo dục chính trị tư tưởng lại càng trở nên khó khăn, thách thức hơn bao giờ hết. Chính
vì thế, thời gian qua Đảng ta luôn quan tâm, triển khai nhiều nội dung, biện pháp giáo dục, nhằm củng cố sức mạnh trong Đảng, lấy lại niềm tin trong quần chúng nhân dân mà gần đây nhất, đó là Cuộc vận động học tập, làm theo tấm gương tư tưởng, đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh và xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết TW 4, khóa XI, được coi là vấn đề cấp bách như nói ở trên. Vì nếu không xác định đúng và làm ngay những yêu cầu bức thiết đó, thì nguy cơ, thách thức ngày càng gia tăng đối với Đảng cầm quyền là điều có thể hình dung được.
Do đó, để đẩy lùi nguy cơ, vượt qua thử thách trong xây dựng Đảng hiện nay, theo tôi trước hết phải làm thật tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, phải có cách làm mới, có tính đột phá trong công tác này. Làm sao để mỗi đảng viên nhận thức đúng bản chất của hiện tượng, sự việc diễn ra trong đời sống hằng ngày vốn đầy phức tạp và biến động khôn lường; biết được cái gì là tạm thời, cái gì là bền vững; điều gì cần gìn giữ, điều gì cần đoạn tuyệt hay phải điều chỉnh; đâu là giá trị thực, đâu là giá trị ảo trong cuộc sống này… từ đó kiên định lập trường tư tưởng, củng cố niềm tin, ra sức hành động để góp phần hiện thực hóa
và bảo vệ chủ trương đường lối, chính sách của Đảng. Chúng ta nhất định không a dua, đồng cảm hay dung túng trước các biểu hiện sai trái, phương hại lợi ích của Đảng. Song, để có niềm tin mà chiến đấu quên mình cho lý tưởng cách mạng vẻ vang ấy, thì đòi hỏi một sự chuyển động đồng bộ từ trung ương tới cơ sở, từ đảng viên giữ cương vị lãnh đạo đến đảng viên bình thường, chứ không thể chỉ đứng ra hô hào lẻ loi, đơn độc như người ta thường nói: Một con én không làm nên mùa xuân, hay một cây làm chẳng nên non! Nhưng sự chuyển động đồng bộ có được phải bắt nguồn từ “khẩu lệnh” và sự gương mẫu của người đứng đầu của một tổ chức, đủ sức lôi kéo những người khác hướng về mục tiêu chung. Tôi tin rằng, không ít đảng viên chúng ta có thể hy sinh nhiều quyền lợi của mình, sẵn sàng lao vào khó khăn, gian khổ để phục vụ lợi ích của ngành, của Đảng với điều kiện họ phải có một niềm tin, một sự nể phục đối với người lãnh đạo, người đứng đầu và sự đồng tâm hiệp lực của đội ngũ đảng viên. Khi không có những điều đó thì mọi hành vi, việc làm của chúng ta nhiều khi chỉ là đối phó, miễn cưỡng, hiệu quả lãnh đạo vì thế không cao và công tác giáo dục chính trị tư tưởng sẽ mãi chỉ là hình thức.