3. Nhà nước Phù Nam
CHƯƠNG III: ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG GIỮA CÁC NHÀ NƯỚC CỔ ĐẠ
Kinh tế chủ yếu của cả ba nhà nước cổ đại đều là nông nghiệp lúa nước kết hợp thủ công nghiệp qua đó thể hiện đời sống tinh thần phong phú, đa dạng của những cư dân nông nghiệp.
Người dân của các quốc gia cổ đại Việt Nam có tập quán ở nhà sàn, có đời sống văn hoá phong phú gắn với sản xuất nông nghiệp.
Thể chế chính trị: cả ba nhà nước đều theo chế độ chuyên chế cổ đại với vua đứng đầu nắm mọi quyền hành. Cả nước chia thành các cơ sở hành chính để cai quản. Xã hội tuy có nhiều tầng lớp khác nhau giữa các nhà nước nhưng chủ yếu chia làm hai giai cấp chính bao gồm giai cấp thống trị và giai cấp bị trị
TỔNG KẾT
Các nền văn hóa trải dài trên suốt chiều dài phát triển của lịch sử Việt Nam là một tài sản vô giá có giá trị về nhiều mặt. Trong số đó đã có những nền văn hóa phát triển tới mức vượt bậc và trở nên rất phồn thịnh. Mỗi một quốc gia có nền văn hoá đặc trưng của riêng quốc gia đó. Nó chính là đặc điểm giúp ta nhận biết giữa các dân tộc, các quốc gia cũng như các nền văn hóa khác nhau. ăn hoá dân tộc có một tầm rất quan trọng đối với mỗi đất nước
Sự tiếp biến lịch sử giúp các nền văn hoá có sự giao lưu, nhất là khi dân tộc Việt tiến dẩn về phía Nam. Trong nhiều nền văn hoá thuở sơ khai, đã phát hiện những nét tuơng đồng và dị biệt của các nền văn hoá Hoà Bình, Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Bắc
Sơn v.v... ở phía Bắc, với những nền văn hoá khác như văn hoá Sa Huỳnh, văn hoá Đồng Nai, Văn hoá óc Eo ở phương Nam.
Tạo nền móng phát triển và chấm dứt thời kỳ tồn tại hàng vạn năm của công xã nguyên thủy trước đó, thời kỳ mà con người sống hoàn toàn còn phụ thuộc vào tự nhiên để đi vào thời kỳ mới: thời kỳ con người bắt đầu có ý thức với cuộc sống, với cộng đồng, với sản xuất. Con người biết ổn định cuộc sống bằng cách trồng trọt, chăn nuôi, biết dùng súc vật để kéo cày, biết làm lúa nước, làm thủy lợi, cùng với việc xuất hiện một số ngành nghề mới (thủ công, trồng dâu nuôi tằm, luyện đồng, rèn sắt...) đã tạo ra tiền đề ổn định cộng đồng, nhờ đó cũng kéo theo cả sự phát triển của văn hóa...Cơ sở cộng đồng đoàn kết, quốc gia thống nhất của nền văn minh bản địa, tạo cho cộng đồng người Việt có sức mạnh để chiến thắng giặc ngoại xâm và chinh phục thiên nhiên trong suốt quá trình lịch sử
Vận dụng cách tiếp cận địa lý - lịch sử, những đặc trưng của nền văn hóa Việt Nam kết tinh thành quả lao động, đấu tranh hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, gồm: Nền văn hóa hình thành từ nền tảng nông nghiệp trồng lúa nước ở miền sông nước và biển đảo; đề cao giá trị văn hóa gia đình truyền thống; đậm tính cộng đồng, tự trị của văn hóa làng xã; thấm đậm, bao trùm tinh thần yêu nước, ý thức quốc gia - dân tộc; đề cao nữ quyền; trọng nông, xa rừng, nhạt biển; đa dân tộc, thống nhất trong đa dạng; nền văn hóa mở, thích ứng và tiếp biến hài hoà các nền văn minh nhân loại. Nền văn hóa Việt Nam kết tinh quá trình lao động của các dân tộc trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước, thể hiện trình độ, nghệ thuật ứng xử với tự nhiên, xã hội và sự chủ động hội nhập vào dòng chảy văn minh nhân loại.