của ngƣời thứ ba
Ngƣời thứ ba đƣợc hiểu là “người không tham gia hoặc không phải là đại diện tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự, nhưng có lợi ích liên quan” [44]. Thỏa thuận của các đƣơng sự đƣợc Nhà nƣớc khuyến khích, đƣợc cơ quan, tổ chức THADS tạo điều kiện thuận lợi nhƣng các đƣơng sự không đƣợc lợi dụng để làm ảnh hƣởng đến quyền lợi của ngƣời thứ ba.
Nguyên tắc này đƣợc thể hiện tại điểm c khoản 1 Điều 50 LTHADS sửa đổi, bổ sung năm 2014. Theo đó, Thủ trƣởng cơ quan THADS, trƣởng văn phòng thừa phát lại phải ra quyết định đình chỉ THA trong trƣờng hợp “đương sự có thỏa thuận bằng văn bản hoặc người được THA có văn bản yêu cầu cơ quan THADS đình chỉ thi hành một phần hoặc toàn bộ quyền, lợi ích được hưởng theo bản án, quyết định, trừ trường hợp việc đình chỉ THA ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba”. Tại khoản 4 Điều 5 Nghị định 62/2015/NĐ-CP cũng có quy định tƣơng tự: “Trường hợp thỏa thuận vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội, không đúng với thực tế, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người thứ ba hoặc nhằm trốn tránh phí THA thì Chấp hành viên có quyền từ chối nhưng phải lập biên bản và nêu rõ lý do”.
Pháp luật nƣớc ta luôn tôn trọng sự thỏa thuận, tự định đoạt của các đƣơng sự. Tuy nhiên, trong quá trình thỏa thuận các bên không đƣợc lợi dụng nguyên tắc nhân đạo trên của Nhà nƣớc mà có những hành vi xâm hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của ngƣời thứ ba. Sự tôn trọng, thiện chí là nền tảng cho thành công của quá trình thỏa thuận, đó cũng là yếu tố để các bên đặt lòng tin và cùng nhau giải quyết mâu thuẫn cá nhân, hƣớng tới vì lợi ích chung của toàn xã hội, tuyệt đối không làm ảnh hƣởng đến quyền lợi của những ngƣời xung quanh.