Một số chỉ tiêu đánh giá dịch vụ thanh toán thẻ ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ thanh toán thẻ tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh hải dương (Trang 34 - 38)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.4. Một số chỉ tiêu đánh giá dịch vụ thanh toán thẻ ngân hàng

1.2.4.1. Chỉ tiêu về phát hành thẻ

- Phát hành thẻ lần đầu: chỉ tiêu này đánh giá sự phát triển về số lượng thẻ (khách mới tham gia sử dụng thẻ), đây là điều kiện cần để chủ thẻ bắt đầu tham gia sử dụng dịch vụ thanh toán thẻ. Chỉ tiêu này đánh dấu về sự tăng trưởng về quy mô khách hàng mới.

- Phát hành lại thẻ (gia hạn, nâng cấp): chỉ tiêu này đánh giá về nhu cầu sử dụng thực của khách hàng, khi số lượng thẻ được phát lại tăng cao cũng đồng nghĩa với việc chủ thẻ đã chấp nhận sử dụng dịch vụ thẻ tăng lên. Đây thực sự là chỉ tiêu ngân hàng cần quan tâm vì đó chính là cơ sở đem lại doanh

thu trong dịch vụ thanh toán thẻ của ngân hàng. Theo quy định thì mỗi loại thẻ sẽ có một thời gian sử dụng nhất định, khi hết thời gian này thẻ sẽ hết hiệu lực sử dụng và ngân hàng phải phát hành lại theo yêu cầu của chủ thẻ.

1.2.4.2. Chỉ tiêu về sử dụng thẻ

- Kích hoạt thẻ: là việc Tổ chức phát hành thẻ tác động trên hệ thống để chuyển thẻ từ trạng thái phát hành sang trạng thái sẵn sàng cho chủ thẻ có thể sử dụng được. Theo quy định của các TCPHT thì thẻ được kích hoạt sau khi giao cho chủ thẻ, đây là một chỉ tiêu để đo lường xem lượng thẻ do TCPHT có được kích hoạt hay không.

- Sử dụng thẻ: là việc chiếc thẻ được sử dụng tại các điểm chấp nhận thẻ như ATM, ĐVCNT, điểm ứng tiền mặt, thanh toán trên các website của nhà cung cấp hàng hóa dịch vụ. Thẻ được sử dụng là tiêu chí để đo lường sự thành công của TCPHT trong việc đưa chiếc thẻ do mình phát hành tham gia vào hoạt động thẻ.

1.2.4.3. Chỉ tiêu về thanh toán thẻ

- Giao dịch thẻ: là việc sử dụng thẻ để gửi, nạp, rút tiền mặt, thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ, sử dụng các dịch vụ khác do tổ chức phát hành thẻ, tổ chức thanh toán thẻ cung ứng.

- Giao dịch thẻ thành công: là giao dịch thẻ được chủ thẻ thực hiện thành công trên hệ thống dịch vụ thanh toán thẻ và được ngân hàng ghi nhận trên hệ thống.

- Tổng giao dịch thẻ: là tổng số lần giao dịch của tất cả các chủ thẻ được thực hiện thành công tại ĐVCNT, điểm ứng tiền mặt, ATM, các giao dịch chấp nhận thanh toán thẻ điện tử khác.

- Thanh toán thẻ: là việc sử dụng thẻ để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ, sử dụng các dịch vụ khác do tổ chức phát hành thẻ, tổ chức thanh toán thẻ cung ứng.

số thanh toán phản ánh qua hai chỉ tiêu cụ thể là số lần thanh toán và số tiền giao dịch. Chỉ tiêu này đánh giá chính xác nhất sự phát triển về mặt chất lượng của hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng. Doanh số thanh toán càng lớn thì hiệu quả kinh doanh thẻ của ngân hàng càng cao.

1.2.4.4. Các chỉ tiêu khác

- Số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán: là số tiền có trên tài khoản tiền gửi thanh toán dùng để phát hành thẻ ghi nợ của chủ thẻ chính. Theo quy định của các NHTM thì TKTGTT thẻ luôn tồn tại một số dư tối thiểu để duy trì tài khoản này. Như vậy, số lượng thẻ ghi nợ sử dụng thực tế tại ngân hàng càng lớn thì tổng số dư trên tài khoản thẻ càng lớn. Mặt khác, theo quy định của NHNN tiền gửi thanh toán là loại tiền gửi không kỳ hạn nên lãi suất rất thấp. Chính vì vậy, số dư tài khoản thẻ càng lớn cũng có nghĩa là NHTM càng được hưởng lợi từ các chủ thẻ.

- Thu nhập từ thẻ: là tổng thu nhập từ các dịch vụ liên quan đến thẻ thu được từ chủ thẻ, bao gồm: phí phát hành thẻ (phát hành mới, phát hành lại, nâng cấp, gia hạn), phí thanh toán, phí rút tiền, phí chuyển khoản, phí thường niên, phí duy trì thẻ, phí bồi hoàn, tra soát thẻ,...

- Doanh thu từ dịch vụ thanh toán thẻ: Với tính chất là một dịch vụ, thanh toán thẻ mang lại cho ngân hàng nguồn thu ít rủ ro hơn so với các nguồn thu truyền thống khác. Nguồn thu nhập này càng cao và ngày một tăng trưởng chứng tỏ hoạt động kinh doanh dịch vụ thanh toán thẻ đang trên đà phát triển hiệu quả, ngược lại nếu nguồn thu và mức độ tăng trưởng thấp thì hoạt động kinh doanh dịch vụ thanh toán thẻ của ngân hàng chưa phát triển.

- Chi phí từ hoạt động thẻ: là chi phí để thực hiện các dịch vụ liên quan đến thẻ, bao gồm: phí phát hành thẻ (phát hành mới, phát hành lại, nâng cấp, gia hạn), phí bồi hoàn, tra soát thẻ, hoạt động rủ ro thẻ, chi phí về đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ, cung cấp dịch vụ thanh toán thẻ, an toàn hoạt động thẻ, chi

phí quảng cáo, giới thiệu sản phẩm dịch vụ thẻ mới... Nhìn chung, những chi phí đầu tư cho hoạt động thẻ hiện tại của NHTM rất lớn so với tổng chi phí mà mỗi ngân hàng bỏ ra hằng năm nhưng do đa phần dịch vụ thanh toán tại Việt Nam còn mới với đa số người dân nên chưa được (hoặc chưa thuận tiện cho) chủ thẻ sử dụng nhiều nên phần lớn các ngân hàng đều thu phí trực tiếp từ các giao dịch thông thường như phí rút tiền mặt từ máy ATM, chuyển khoản,... để bù đắp nguồn chi trong hoạt động thanh toán thẻ.

1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ thanh toán thẻ

1.2.5.1. Các yếu tố khách quan

- Trình độ của người sử dụng thẻ:

Trình độ dân trí thể hiện thông qua nhận thức của người dân về thẻ, coi thẻ là một phương tiện thanh toán đa tiện ích, từ đó tiếp cận và có thói quen sử dụng thẻ.

- Thói quen dùng tiền mặt của người dân:

Thói quen dùng tiền mặt của người dân có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển thẻ đặc biệt là đối với quá trình thanh toán thẻ. Một thị trường mà người dân vẫn chỉ có thói quen tiêu bằng tiền mặt sẽ không thể là môi trường tốt để phát triển thị trường thẻ. Chỉ khi mà việc thanh toán được thực hiện chủ yếu qua hệ thống ngân hàng thì thẻ thanh toán mới thực sự phát huy hết hiệu quả sử dụng của nó.

- Thu nhập của người lao động:

Thu nhập cá nhân cao lên đồng nghĩa với sức mua sắm cao hơn. Khi đó, nhu cầu của con người không chỉ là đơn thuần là mua được hàng hoá thiết yếu mà phải đạt đến độ thoả dụng tối đa về vật chất và tinh thần. Thẻ thanh toán sẽ là phương tiện thanh toán thuận tiện và an toàn đáp ứng nhu cầu này của họ.

1.2.5.2. Các yếu tố chủ quan

Thẻ là một nghiệp vụ khá mới nhiều tiện ích nhưng cũng không ít rủi ro, vì vậy đội ngũ cán bộ làm dịch vụ thẻ cũng cần năng động, sáng tạo. Không như một số nghiệp vụ ngân hàng truyền thống có thể sử dụng những cán bộ làm theo kiểu kinh nghiệm, dịch vụ thẻ đòi hỏi một đội ngũ nhanh nhẹn, có tầm nhìn, ưu thích công nghệ. Đội ngũ cán bộ có năng lực, năng động và có nhiều kinh nghiệm là một trong những yếu tố quan trọng để phát triển hoạt động dịch vụ thẻ. Thẻ không thể tự phát triển nếu chỉ dựa vào yếu tố công nghệ và những tiện ích mà yếu tố có vai trò rất quan trọng đó là con người. Ngân hàng nào có chính sách đào tạo nhân lực hợp lý thì ngân hàng đó sẽ có cơ hội đẩy nhanh việc phát triển kinh doanh thẻ trong tương lai.

- Phí chiết khấu tại các đơn vị thanh toán thẻ:

Phí chiết khấu ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của các ĐVCNT, đặc biệt là với đơn vị bán hàng có tính cạnh tranh cao về giá cả trên thị trường. Chi phí cho dịch vụ thanh toán thẻ phụ thuộc vào doanh số bán hàng và tỉ lệ phí chiết khấu của từng loại thẻ.

- Mạng lưới các đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ:

Mạng lưới các đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ là cơ sở hạ tầng quan trọng đưa đến sự thuận tiện trong thanh toán hàng hóa, dịch vụ hàng ngày của chủ thẻ. Đây cũng là yếu tố mà các ngân hàng thương mại tập trung phát triển nhằm nâng cao thị phần trong phát triển dịch vụ thanh toán thẻ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ thanh toán thẻ tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh hải dương (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)