Đặc điểm và khả năng ứng dụng các mô hình dạy học Blended

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua dạy học blended learning chương oxi lưu huỳnh hóa học 10​ (Trang 25 - 32)

11. Bố cục của luận văn

1.4.4. Đặc điểm và khả năng ứng dụng các mô hình dạy học Blended

kết hợp để tối đa hóa kết quả.

1.4.4. Đặc điểm và khả năng ứng dụng các mô hình dạy học Blended learning learning

Không giống với mô hình lớp học truyền thống, blended learning thì tổ chức theo mô hình lấy ngƣời học làm trung tâm của quá trình học tập. Trong dạy học blended learning, các hình thức học tập đƣợc thay đổi liên tục nhƣ học ở trên lớp, rồi chuyển sang học ở phòng thí nghiệm và học online. Do các điều đó nên hình thức tổ chức học tập rất phong phú nên hiện nay có rất nhiều mô

hình học tập blended learning đƣợc áp dụng ở nhiều trên thế giới. Có thể có một số mô hình học tập blended learning cơ bản với khả năng ứng dụng nhƣ sau:

Bảng 1.1. Các mô hình dạy học blended learning và khả năng ứng dụng

Mô hình Đặc điểm Khả năng ứng dụng

Face – to Face

GV dẫn dắt quá trình học tập trên lớp dƣới sự hỗ trợ của các thiết bị công nghệ.

Phù hợp với những lớp học đa dạng, nơi đây HS có sự chênh lệch về khả năng cũng nhƣ trình độ hiểu biết. Rotation Nhƣ mọt mô hình học tập theo trạm, trong đó HS học tập luân phiên nhau giữa các trạm theo một lịch trình nhất định - hoặc học tập trực tuyến hoặc học trực tiếp với GV

Môi trƣờng học tập linh hoạt, phù hợp với các bậc tiểu học, trung học cơ sở GV có thể hỗ trợ nhiều hơn dựa trên nhu cầu của HS.

Flex

Ngƣời học chủ yếu học tập trực tuyến, GV là ngƣời định hƣớng, tƣ vấn, giải đáp thắc mắc trong các giờ gặp trực tiếp trên lớp với ngƣời học.

Phát huy tối đa tính độc lập, làm việc nhóm và tƣơng tác của ngƣời học, khá phổ biến ở các trƣờng đại học trên thế giới.

Online lab

Cho phép ngƣời học học tập trực tuyến trong suốt thời gian khóa học tại những phòng máy tính chuyên dụng. Toàn bộ quá trình học tập đƣợc quản lí trực tiếp bởi những giám sát viên của khóa học.

Mô hình này giúp giảm các yêu cầu về cơ sở vật chất (trƣờng học, lớp học) và nguồn lực (giảm thiểu số lƣợng GV).

Self Blend

Cho phép ngƣời học tham gia vào các khóa học trực tuyến nằm ngoài chƣơng trình học chính thống dựa

Phù hợp với bậc đại học, nơi ngƣời học có nhu cầu học tập đa dạng nâng cao

trên nhu cầu của từng cá nhân. trình độ chuyên môn, rèn luyện kỹ năng cá nhân.

Online Driver

Ngƣời học tham gia quá trình học tập thông qua một nền tảng quản lý trực tuyến. Các tƣơng tác với GV cũng đƣợc thực hiện trực tuyến.

Thích hợp với ngƣời học cần sự linh hoạt trong lịch trình hoạt độn hàng ngày, phù hợp với bậc đại học hoặc sau đại học.

Trong các mô hình dạy học blended learning, ngƣời học đóng vai trò chủ động tiếp cận với những nguồn thông tin đa dạng phụ vụ cho học tập. Bên cạnh đó, sự tƣơng tác đa chiều giữa HS-GV, HS-HS, HS với các cá nhân bên ngoài lớp học, giữa HS với nội dung kiến thức trên Internet tạo ra môi trƣờng học tập linh hoạt, đáp ứng nhu cầu ngƣời học.

Có thể thấy đặc điểm chung của các mô hình dạy học blended learning này là: - Hình thức học tập: Mô hình dạy học blended learning luôn có sự pha trộn giữa học trực tuyến và học giáp mặt ở những mức độ khác nhau.

- Tính tƣơng tác rất đa dạng: Ngƣời học có thể tƣơng tác với nhiều nguồn học liệu khác nhau dƣới nhiều hình thức khác nhau (tranh ảnh, video, sơ đồ tƣ duy, văn bản, ...) và tƣơng tác với những đối tƣợng khác nhau (với bạn cùng lớp, bạn khác lớp, với giáo viên, với các đối tƣợng ben ngoài lớp học.

- Môi trƣờng học: Dạy học blended learning tạo ra một lớp học không có những bức tƣờng, không giới hạn về không gian, hoàn toàn linh động cho ngƣời học. Ngƣời học có thể học ở bất cứ nơi đâu vào bất cứ thời gian nào tùy vào sự hứng thú, nhu cầu và điều kiện của bản thân,

- Chuẩn đầu ra: Đối với các mô hình dạy học, các yêu cầu về chuẩn đầu ra đƣợc kiểm soát chặt chẽ nhằm đảm bảo chất lƣợng đào tạp cho dù là quá trình mang học mang tính cá nhân hóa cao.

Trên thực tế, việc lựa chọn mô hình dạy học blended learning để phù hợp còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhƣ: cơ sở vật chất, điều kiện tài chính

của trƣờng học, đặc thù môn học và chƣơng trình học, phụ thuộc vào năng lực HS, nhu cầu và điều kiện của cá nhân đối tƣợng theo học.

1.4.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tổ chức dạy học Blended learning

a. Cơ sở vật chất

Trong thời đại khoa học công nghệ, muốn sử dụng các phƣơng pháp dạy học tích cực thì ngoài yếu tố con ngƣời còn phải có trang thiết bị cần thiết. Đặc biệt đối với việc dáp dụng dạy học blended learning thì các yêu cầu về cơ sở vật chất là rất cần thiết. Nhà trƣờng cần phải đầu tƣ trang thiết bị, phần mềm về công nghệ thông tin để đáp ứng nhu cầu dạy và học. Cụ thể nhƣ kết nối Internet, phòng máy tính, máy chiếu, máy in, phòng đa phƣơng tiệnnền tảng hỗ trợ quản lý học tập trực tuyến e-learning, các phần mềm dạy học.v.v. Phòng học cần trang bị máy tính, máy chiếu và một hệ thống mạng Internet hoạt động ổn định. Đỗi với việc triên khai dạy học trực tuyến, cần có một nền tảng hỗ trợ quản lý học tập. Hiện nay có chi phí để xây dựng LMS và duy trì hoạt động ổn định cho các hệ thống này là rất cao. Chính vì thế cần đầu tƣ nhân lực chuyên trách phục vụ hoạt động của LMS. Nếu không tận dụng hết công năng của nền tảng này sẽ gây lãng phí. Đây là một hạn chế khiến các cơ sở đào tạo trong nƣớc chƣa có sự đầu tƣ cho LMS.

b. Ngƣời dạy

Trong dạy học trực tuyến cũng nhƣ dạy học truyền thống, vai trò của GV cũng là vô cùng quan trọng, GV cần phải biết sử dụng các công nghệ hiện đại phục vụ cho việc dạy học, biết lựa chọn các hình thức kiểm tra đánh giá phù hợp với năng lực và các kỹ năng sử dụng công nghệ của HS. Thwujc tế cho thấy GV khoogn chỉ lên lớp tổ chức các hoạt động học tập mà còn có nhiệm vụ định hƣớng, hƣớng dẫn HS, xây dựng các nội dung học tập Giáo viên là nhân tố có ảnh hƣởng quyết định đến dạy học Blended learning. Để có thể thực hiện dạy học Blended learning hiệu quả, cần phải nâng cao chất lƣợng đội ngũ giáo viên.

Lúc này, vai trò chính của ngƣời giáo viên không còn là truyền thụ tri thức nữa mà chuyển sang là ngƣời thiết kế, tổ chức ra môi trƣờng học tập và là ngƣời cố vấn, hỗ trợ cho học sinh. Giáo viên không chỉ rèn luyện về kiến thức chuyên môn, mà còn phải có năng lực sử dụng công nghệ thông tin và trình độ ngoại ngữ tốt. Không những vậy, giáo viên phải có sự nhạy bén với thông tin, luôn cập nhật thông tin mới và có khả năng xử lí, chọn lọc nguồn thông tin chính xác, tin cậy.

c. Ngƣời học

Dạy học blended learning làm thay đổi cấu trúc quá trình dạy học theo hƣớng cá nhân hóa ngƣời học: chƣơng trình linh hoạt, dễ cập nhật, điều chỉnh, đáp ứng tối đa yêu cầu và phong cách học tập của ngƣời học. Đối với HS, sự chủ động, tích cực trong học tập là vô cùng quan trọng. Bên cạnh những giờ học trên lớp thì việc tực học qua mạng sẽ quyết định chất lƣợng học tập của chính mỗi cá nhân HS, HS không chỉ thu nạp, ghi nhớ thông tin mà còn phải biết cách phân tích, tổng hợp, xử lí thông tin một cách hiệu quả. Việc duy trì ý thức kỷ luật và động cơ học tập càng có ý nghiac hơn đối với loại hình học tập này. Tuy nhiên HS, hiện nay vẫn chịu ảnh hƣởng cách học thụ động truyền thống, tâm lý học tập phải có thầy, một số nội dung quá tải trên lớp học,… dẫn đến việc tự học trực tuyến chƣa trở thành động lực học tập. Chính vì vậy để HS làm quen với mô hình dạy học blended learning thì các trƣờng phổ thông cần “online hóa” trƣờng học bao gồm: quản lý, kiểm tra đánh giá và điện tử hóa bài giảng để website trƣờng học phải trở thành địa chỉ thân thiện đối với GV, HS và phụ huynh.

d. Phụ huynh học sinh

Gia đình là nền tảng cho sự phát triển và là yếu tố ảnh hƣớng lớn đến thái độ và kết quả học tập của học sinh. Các yếu tố gia đình ảnh hƣởng trực tiếp đến sự thành công của học sinh nhƣ mức độ quan tâm của cha mẹ, áp lực dành cho con cái, sự hỗ trợ của cha mẹ dành cho con đối với việc học. Việc dạy học

Blended learning cần có sự ủng hộ lớn đến từ phụ huynh học sinh và cần sự trang bị đầy đủ các phƣơng tiện công nghệ góp phần ứng dụng công nghệ thông tin vào việc học tập.

e. Học liệu

Để việc áp dụng blended learning thành công, không thể thiếu đƣợc nguồn học liệu có sẵn cho học sinh trên cả Internet và ở ngoài thực tế. Cần phải xây dựng nguồn học liệu đa dạng, đúng đắn đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh, cùng với đó là xây dựng các bài giảng trực tuyến, cập nhật nguồn tài liệu mới liên tục. Cần lên những kế hoạch dạy học cụ thể phù hợp với từng chuyên đề, từng đối tƣợng ngƣời học khác nhau, xây dựng các bản hƣớng dẫn học tập cho học sinh trƣớc mỗi chuyên đề. Các phƣơng pháp, kỹ thuật cũng nhƣ các công cụ hỗ trợ cần đƣợc lựa chọn thích hợp với từng đối tƣợng khác nhau.

1.5. Thực trạng sử dụng công nghệ thông tin trong dạy – học nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh

Việc phát triển năng lực tự học thông qua dạy học blended learning đòi hỏi phải có cơ sở dữ liệu về việc sử dụng công nghệ thông tin trong dạy và học. Bởi vì ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học chính là đặc điểm cốt lõi của dạy học blended learning. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học là điều kiện cần để triển khai dạy học blended learning. Mặt khác, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập cũng giúp học sinh tự chủ quá trình học tập và phát huy đƣợc năng lực tự học. Chính vì thế khảo sát thói quen dạy và học có ứng dụng công nghệ thông tin của giáo viên và học sinh THPT là điều cấp thiết đối với đề tài nghiên cứu này. Để phục vụ việc thu thập thông tin, đánh giá thực trạng việc phát triển năng lực tự học thông qua khảo sát thói quen học tập ứng dụng công nghệ thông tin, tôi đã tiến hành điều tra thực trạng của việc phát triển năng lực tự học thông qua dạy học blended learning ở 3 trƣờng THPT

tại Hà Nội đó là THPT Phúc Lợi, THPT Cao Bá Quát, THCS-THPT Phạm Văn Đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua dạy học blended learning chương oxi lưu huỳnh hóa học 10​ (Trang 25 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)