Kết quả phiếu khảo sát ý kiến học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua dạy học blended learning chương oxi lưu huỳnh hóa học 10​ (Trang 98 - 103)

11. Bố cục của luận văn

3.7. Kết quả phiếu khảo sát ý kiến học sinh

Sau khi dạy thực nghiệm chúng tôi tiến hành khảo sát ý kiến đánh giá của HS thông qua phiếu lấy ý kiến của 90 học sinh ở các lớp thực nghiệm (xem phụ lục 6). Kết quả các câu hỏi đƣợc đặt ra nhƣ sau:

Câu 1: Theo em, học tập theo các chủ đề dạy học blended learning có đặc điểm nào sau đây? (có thể tích vào nhiều ô).

STT Đặc điểm Lựa chọn %

1 Nhiều bài tập khó, học vất vả. 12 13.3

2 Khô khan, không thú vị. 7 7.8

3 Thú vị, hấp dẫn. 83 92.2

4 Lý thuyết nhiều, phải nhớ nhiều. 47 52.2

5 Có nhiều kiến thức gắn với thực tiễn cuộc sống. 90 100 6 Có thể giảm thiểu bớt thời lƣợng học tập trên lớp 90 100 7 Đặc điểm khác... 4 4.4

Đa số HS hứng thú với dạy học Blended learning với 100% ý kiến cho rằng học theo Blended learning các em giảm bớt thời gian học tập trên lớp căng thẳng, có nhiều điều kiện tìm hiểu thông tin và các tình huống học tập gắn với thực tiễn cuộc sống. Tuy nhiên GV cần lƣu ý khi định hƣớng cho HS tự học ở nhà tránh trƣờng hợp sa đà, lan man và không có chọn lọc tài liệu tham khảo dẫn đến việc HS đánh giá dung lƣợng bài học nhiều, phải nhớ nhiều (52.2%).

Câu 2: Qua 2 chủ đề đã học, năng lực tự học của em đƣợc cải thiện nhƣ thế nào? (Tích vào 1 ô duy nhất)

STT Mức độ cải thiện Lựa chọn %

1 Rất tốt. 19 21.1

2 Tốt. 52 57.8

3 Chƣa tốt. 27 30.0

4 Không cải thiện. 1 1.1

5 Ý kiến khác

...

0 0

Đa số HS cho rằng năng lực tự học đã cải thiện tốt và rất tốt sau thực nghiệm. Chỉ 30% cho rằng chƣa cải thiện tốt.

Câu 3: Khi học tập môn Hóa học theo dạy học blended learning, để giải quyết một vấn đề học tập, em làm thế nào? (có thể tích vào nhiều ô)

STT Cách giải quyết Lựa chọn %

1 Tự suy nghĩ, sử dụng và tìm kiếm kiến thức qua tài liệu để giải quyết

tìm ra đáp án.

13 14.4

2 Tìm kiếm kiến thức thông qua việc tra cứu

thông tin mạng internet. 75 83.3

3 Chờ đến lớp hỏi thầy và các bạn 6 6.7

4 Thấy khó không muốn tìm hiểu 8 8.9

5 Không quan tâm. 0 0

6 Ý kiến khác 0 0

Có thể thấy việc vận dụng dạy học Blended learning giúp HS tận dụng đƣợc các lợi thế về công nghệ thông tin nhiều hơn thông qua việc học tập qua mạng internet. Việc tự nghiên cứu, tìm kiếm các kiến thức giải quyết các vấn đề học tập giúp học sinh dần hình thành năng lực tự học đƣợc tốt hơn.

Câu 4: Em nhận thấy mình phát triển đƣợc nhiều năng lực nào sau khi học xong các chủ đề? (Có thể tích vào nhiều ô).

STT Năng lực Lựa chọn %

1 Năng lực tƣ duy logic. 79 87.8

2 Năng lực thực hành làm thí nghiệm. 55 61.1 3 Năng lực giải quyết vấn đề trong cuộc sống 68 75.6

4 Năng lực tự học. 87 96.7

5 Năng lực hợp tác. 75 83.3

6 Năng lực giao tiếp 79 87.8

7 Năng lực sử dụng công nghệ thông tin. 77 85.6 8 Năng lực khác

... ...

6 6.7

Có thể thấy, các năng lực đƣợc HS đánh giá phát triển tốt thông qua dạy học Blended learning là năng lực tự học (chiếm tỉ lệ cao nhất 96.7%), năng lực sử dụng công nghệ thông tin, năng lực tƣ duy logic, năng lực hợp tác và giao tiếp (chiếm gần 90%).

Câu 5: Em có muốn tiếp tục đƣợc học những bài học thiết kế theo dạy học lended learning nhƣ vậy nữa không?

STT Học theo phƣơng pháp DHTH Lựa chọn %

1 Muốn tiếp tục 78 86.7

2 Phân vân 6 6.7

3 Không muốn tiếp tục 1 1.1

Đại đa số HS các lớp thực nghiệm sau khi đƣợc học tập theo blended learning vẫn muốn tiếp tục đƣợc học tập theo mô hình này cho thấy tính hiệu quả của Blended learning.

Qua quá trình thực nghiệm chúng tôi có nhận xét sau:

Nội dung các chủ đề dạy học blended learning gần gũi với cuộc sống, hệ thống nhiệm vụ học tập chú trọng đến hoạt động tự học của HS. Khi thực hiện các hoạt động học GV trao toàn bộ quyền tự chủ cho HS, GV tham gia vào quá trình học tập với vai trò là ngƣời định hƣớng, cố vấn, hỗ trợ cho HS khi cần thiết. Kết thúc chủ đề HS không chỉ đạt nội dung kiến thức mà còn phát huy

tính tích cực, tìm tòi, biết trách nhiệm về việc học của bản thân trong bối cảnh hiện nay.

Tiểu kết chƣơng 3

Trong chƣơng này chúng tôi đã trình bày mục đích, phƣơng pháp và kết quả nghiên cứu thực nghiệm sƣ phạm để đánh giá tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp đề xuất nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh.

Tiến hành thực nghiệm sƣ phạm ở 4 lớp 10 với tổng số HS là 180 em (trong đó 90 em ở 2 lớp đối chứng và 90 em ở 2 lớp thực nghiệm).

Tiến hành kiểm tra 15 phút đối với bài Oxi – ozon và bài kiểm tra 45 phút đối với nội dung lƣu huỳnh và các hợp chất có chứa lƣu huỳnh ở các lớp thực nghiệm và đối chứng. Kết quả xử lý thống kê bài kiểm tra cho thấy có sự chênh lệch về kết quả học tập ở lớp thực nghiệm và đối chứng. Cụ thể lớp thực nghiệm cho kết quả học tập tốt hơn lớp đối chứng và sự chênh lệch này không phải ngẫu nhiên.

Tiến hành đánh giá và xử lý số liệu thống kê phiếu tự đánh giá HS và bảng kiểm quan sát dành cho GV về sự phát triển năng lực tự học. Kết quả cho thấy NLTH của HS đã đƣợc cải thiện sau thực nghiệm.

Kết quả sau khi xử lý số liệu thực nghiệm cho thấy việc dạy học blended learning đã phần nào giúp phát triển năng lực tự học cho HS. Tuy nhiên việc thực hiện chƣa đƣợc liên tục nên các kết quả nghiên cứu chƣa thể có hệ thống. Vì vậy để phát triển NLTH một cách có hiệu quả cần triển khai các biện pháp đã đề xuất một cách liên tục hơn.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Sau quá trình thực hiện đề tài, đối chiếu với giả thiết, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, luận văn đã đáp ứng đầy đủ nhiệm vụ nghiên cứu đề tài đề ra nhƣ sau:

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận: Định hƣớng đổi mới giáo dục hiện nay, tổng quan về năng lực, năng lực tự học, biểu hiện và các biện pháp phát triển năng lực tự học, blended learning và các mô hình dạy học, các nguyên tắc, quy trình thiết kế chủ đề dạy học blended learning, đề xuất mô hình và quy trình dạy học theo blended learning.

- Điều tra về thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập của học sinh trƣờng THCS-THPT Phạm Văn Đồng, THPT Cao Bá Quát, THPT Phúc Lợi, Hà Nội.

- Nghiên cứu nội dung chƣơng Oxi – lƣu huỳnh lớp 10 và thiết kế các chủ đề dạy học blended learning, xây dựng tài liệu học tập trên Google Site.

- Thiết kế 2 kế hoạch dạy học áp dụng blended learning để phát triển năng lực tự học.

- Nghiên cứu và hệ thống các biểu hiện của năng lực tự học để đề xuất các tiêu chí và xây dựng bộ công cụ đánh giá sự phát triển NLTH của HS ở trƣờng THPT.

- Tiến hành TNSP ở 4 lớp tại trƣờng THCS-THPT Phạm Văn Đồng, Hà Nội. Kết quả TNSP sau khi xử lý thống kê đã khẳng định sự đúng đắn của giả thuyết khoa học, tính khả thi của đề tài. Việc dạy học blended learning đã phát triển năng lực tự học cho học sinh, góp phần nâng cao chất lƣợng dạy và học hóa học ở trƣờng THPT trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua dạy học blended learning chương oxi lưu huỳnh hóa học 10​ (Trang 98 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)