1. Kết quả đạt đƣợc
1.1. Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tăng nhanh qua các năm. Đặc biệt, giai đoạn 2011-2015 tăng nhanh về quy mô đã góp phần tích Đặc biệt, giai đoạn 2011-2015 tăng nhanh về quy mô đã góp phần tích cực đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình dự án trọng điểm được triển khai trên địa bàn và là nhân tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Hà Tĩnh trong những năm qua
Môi trường đầu tư của tỉnh Hà Tĩnh những năm gần đây được đánh giá có nhiều tiến bộ. Điều này thể hiện rõ qua chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) hàng năm. Theo đó, năm 2006 PCI của Hà Tĩnh xếp thứ 60/63 tỉnh, thành phố thì đến năm 2019 đã vươn lên xếp thứ 27/63 tỉnh, thành phố. Tuy nhiên, chỉ số cạnh tranh của Hà Tĩnh còn chưa ổn định, có sự biến động qua từng năm, nhưng trong chỉ số PCI gồm 10 chỉ số thành phần phản ánh các lĩnh vực điều hành kinh tế thì Hà Tĩnh luôn có chỉ số gia nhập thị trường và chỉ số dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp với số điểm cao. Với mục tiêu tập trung vốn cho sản xuất, ưu tiên đầu tư các công trình hạ tầng có tính quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn. Coi phát triển doanh nghiệp và hợp tác xã là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, là khâu đột phá để phát triển kinh tế - xã hội. Tiếp tục đầu tư cho doanh nghiệp và đa dạng thành phần, loại hình, đa dạng hình thức sở hữu trong phát triển doanh nghiệp ngoài quốc doanh, nhằm huy động và phát huy nguồn lực đầu tư toàn xã hội. Vai trò của vốn đầu tư đối với tăng trưởng kinh tế là rất quan trọng, đối với tăng trưởng kinh tế của tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian vừa qua chủ yếu là dựa vào vốn đầu tư, thể hiện là tỷ trọng đầu tư/GRDP ở mức cao, đóng góp của nguồn lực đầu vào là vốn vào tăng trưởng là rất lớn.
Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội có xu hướng tăng nhanh qua các năm. Tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư phát triển bình quân hàng năm trong 30 năm (1991-2020) ước đạt 43,7%/năm, trong đó: khu vực vốn Nhà nước tăng bình quân hàng năm 34,9%/năm; khu vực vốn ngoài Nhà nước tăng bình quân hàng năm 20,2%/năm và khu vực vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng bình quân hàng năm 22,6%/năm. Giai đoạn 2010-
2015, vốn đầu tư phát triển tăng cao nhất về tốc độ với mức tăng 47,1%/năm và lớn nhất về quy mô với tổng số vốn đầu tư là 285.134 tỷ đồng, chiếm 60,5% tổng vốn đầu tư trong vòng 30 năm qua. Trong đó, khu vực vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng cao với mức tăng bình quân hàng năm 138,2%/năm. Sở dĩ, giai đoạn này vốn đầu tư tăng mạnh là bởi trên địa bàn thực hiện nhiều dự án đầu tư lớn, trong đó phải kể đến là Dự án khu liên hợp gang thép và cảng nước sâu Sơn Dương Formosa Hà Tĩnh với mức đầu tư 12,8 tỷ USD. Sau khi các công trình dự án lớn hoàn thành trong giai đoạn này thì vốn đầu tư phát triển đã giảm mạnh trong giai đoạn 2016-2020, với mức giảm bình quân hàng năm là 22,5%/năm.
Vốn đầu tư phát triển qua các năm trong 30 năm (1991-2020)
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Tổng số
Chia ra Vốn
Nhà nước Vốn ngoài Nhà nước tiếp nước ngoài Vốn đầu tư trực
1991 17,4 17,4 - - 1995 104,9 104,9 - - 2000 469,2 469,2 - - 2005 2.207,8 1.148,1 1.058,7 1,0 2010 12.695,7 6.336,7 5.455,8 903,2 2015 87.432,1 7.251,1 10.861,9 69.319,1 2020 24.451,0 6.930,1 14.625,8 2.895,1
Ghi chú: Từ năm 1991-2000 là vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn
Giai đoạn từ 1991-2001, vốn đầu tư chỉ phản ánh phần vồn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn Nhà nước không bao gồm vốn đầu tư của khu vực ngoài Nhà nước. Vì vậy, cơ cấu vốn đầu tư của từng khu vực kinh tế tương ứng với từng giai đoạn có sự biến động lớn. Tỷ trọng vốn đầu tư phát triển khu vực kinh tế Nhà nước có xu hướng giảm từ 52% năm 2005 xuống 50% năm 2010, xuống còn 8,3% năm 2015 và ước năm 2020 chiếm 28,3%. Vốn đầu tư phát triển khu vực ngoài Nhà nước vẫn tăng về giá trị cũng như cơ cấu. Năm 2005 vốn đầu tư phát
triển khu vực ngoài Nhà nước chiếm 48%, năm 2010 là 43%, năm 2015 giảm xuống còn chiếm 12,4% và ước năm 2020 chiếm 59,8%. Khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng nhanh trong giai đoạn 2010- 2015 và hiện nay đang có xu thế giảm mạnh. Năm 2005 vốn đầu tư phát triển khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chỉ chiếm 0,04%, năm 2010 là 7,1%, năm 2015 tăng mạnh lên 79,3% và ước năm 2020 giảm xuống chỉ chiếm 11,8%. Trong những năm qua, khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần quan trọng để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội và nâng cao trình độ khoa học công nghệ, năng suất lao động, do đó thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tuy nhiên, để nền kinh tế tỉnh nhà không bị phụ thuộc nhiều vào nước ngoài cần huy động và phát huy tối đa nội lực trong nước và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn từ bên ngoài là rất cần thiết để nền kinh tế tỉnh Hà Tĩnh phát triển bền vững.
1.2. Hoạt động xây dựng phát triển với tốc độ cao, sôi động trong giai đoạn 2011-2015, nhất là các công trình trọng điểm, đóng trong giai đoạn 2011-2015, nhất là các công trình trọng điểm, đóng góp rất lớn vào sự tăng trưởng kinh tế cao trong những năm gần đây của tỉnh Hà Tĩnh
Xác định sản phẩm chính của ngành xây dựng là tạo nên giá trị tài sản cố định và tạo nên tăng trưởng kinh tế của địa phương. Do đó, tăng vốn đầu tư xây dựng cơ bản là yếu tố thúc đẩy tăng trưởng của ngành xây dựng và cũng đồng nghĩa với sự gia tăng tích luỹ tài sản cố định nên việc nâng cao hiệu quả trong hoạt động xây dựng cơ bản là điều rất quan trọng để nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế. Với việc trong những năm qua trên địa bàn Hà Tĩnh đã và đang triển khai nhiều công trình trọng điểm mang tầm quốc gia với số vốn đầu tư lớn thì cũng đồng nghĩa với việc phát triển mạnh mẽ của hoạt động xây dựng là tất yếu.
Tốc độ tăng trưởng bình quân GRDP của ngành xây dựng trong 30 năm (1991-2020) ước đạt 12,24%/năm. Giai đoạn 10 năm 2006-2015 duy trì đà tăng trưởng cao với mức tăng bình quân hàng năm là 26,93%/năm, trong đó: giai đoạn năm 2006-2010 tăng 22,03%/năm và giai đoạn 2011-2015 tăng 32,02%. Tuy nhiên, đến giai đoạn 2016-2020, khi các công trình dự án lớn đã hoàn thành mà nhất là Dự án khu liên
hợp gang thép và cảng Sơn Dương do Tập đoàn Formosa thực hiện tại khu kinh tế Vũng Áng thì tốc độ tăng trưởng ngành xây dựng giảm mạnh trong giai đoạn 2016-2020 với mức giảm bình quân 14,47%/năm.
2. Tồn tại, hạn chế
Đầu tư xây dựng là một trong những lĩnh vực tiến hành sôi động và đạt được những kết quả quan trọng trong những năm vừa qua, nhưng đồng thời cũng là lĩnh vực bộc lộ những tồn tại, hạn chế như sau:
(1) Trước khi có Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội thì đầu tư từ nguồn vốn ngân sách địa phương nhìn chung còn dàn trải, thiếu kế hoạch, quy hoạch làm cho nợ đọng vốn đầu tư về xây dựng cơ bản tăng mạnh (nhất là đối với các công trình dự án do xã, phường, thị trấn làm chủ đầu tư) gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp hoạt động trong ngành xây dựng do bị chủ đầu tư nợ đọng vốn và làm chậm nhịp độ phát triển của địa phương.
(2) Để khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư trên địa bàn, chúng ta đã thực hiện nhiều chính sách ưu đãi về sử dụng đất đai, được miễn giảm nhiều loại thuế, trong đó có thuế sử dụng tài nguyên, thuế xuất, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ, thuế doanh thu và thuế thu nhập, nhưng không ít nhà đầu tư sau khi được cấp giấy phép đầu tư đã không nghiêm chỉnh thực hiện những cam kết của họ về mức độ bỏ vốn, tỷ lệ đóng góp vốn và lộ trình thực hiện. Có những dự án chậm tiến độ hoặc không thể thực hiện đã gây khó khăn và làm ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh cũng như quy hoạch phát triển của ngành, của địa phương.
(3) Nhìn chung các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng của Hà Tĩnh vẫn còn gặp nhiều khó khăn, đó là: quy mô doanh nghiệp còn nhỏ, nguồn vốn tự có của các doanh nghiệp rất hạn chế, vốn sản xuất chủ yếu vẫn là vốn vay tín dụng; thiết bị máy móc công nghệ chưa được đầu tư đúng mức; sức cạnh tranh yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu của các công trình có quy mô lớn và hiện đại đang triển khai xây dựng trên địa bàn tỉnh.
(4) Những hạn chế và yếu kém trong đầu tư xây dựng nêu trên không những làm cho hiệu quả đầu tư thấp, thể hiện ở hệ số ICOR cao như đã phân tích ở phần trên, mà còn ảnh hưởng không nhỏ tới việc huy động và hiệu quả sử dụng nguồn lực khác như đất đai, tài nguyên khoáng sản, lực lượng lao động...