VI. THƢƠNG MẠI, DỊCH VỤ 1 Kết quả đạt đƣợc
1.1. Sản xuất phát triển, đời sống các tầng lớp dân cư nhìn chung được cải thiện, sức mua của thị trường trong nước tăng đã làm
chung được cải thiện, sức mua của thị trường trong nước tăng đã làm cho giá trị lưu chuyển hàng hóa và dịch vụ tăng lên đáng kể là cơ sở để cho khu vực dịch vụ phát triển trong những năm qua và phát triển nhanh hơn trong những năm tới
Các hoạt động thương mại ngày càng phù hợp với cơ chế thị trường nên thị trường cung - cầu hàng hóa trên địa bàn ngày càng phát triển, lưu thông hàng hóa thông suốt, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng đa dạng và không ngừng tăng lên của sản xuất và đời sống. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế tính chung 30 năm (1991-2020) ước đạt 418.576,4 tỷ đồng, trong đó bán lẻ hàng hóa chiếm 84,11% tổng số; dịch vụ lưu trú, ăn uống chiếm 11,17% tổng số; du lịch và dịch vụ khác chiếm 4,72% tổng số. Tốc độ tăng trưởng bình quân tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giai đoạn 1991-2020 ước đạt 19,06%/năm, trong đó: giai đoạn 10 năm 2006-2015 duy trì mức tăng cao với mức tăng bình quân hàng năm đạt 27,4%/năm, trong đó giai đoạn 2006-2010 tăng trưởng 34,09%/năm và giai đoạn 2011-2015 tăng trưởng 21,6%.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2020 ước đạt 48.557,76 tỷ đồng, tăng 52,8 lần so với năm 1995, tăng 13,4 lần so với năm 2005 và tăng 0,3 lần so với năm 2015. Nhìn chung, tất cả các thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động bán lẻ hàng hóa và cung cấp dịch vụ đều có chỉ số tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước. Bên cạnh thành phần kinh tế Nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thì thành phần kinh tế tư nhân và thành phần
kinh tế cá thể vẫn giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động bán lẻ hàng hóa trên địa bàn. Trong đó hoạt động năng động và chiếm tỷ trọng lớn nhất vẫn là thành phần kinh tế cá thể, do mạng lưới cung cấp hàng hóa rộng, khả năng tiếp cận, khai thác nắm bắt nhu cầu của thị trường nhạy bén, sản phẩm hàng hóa đa dạng, chất lượng hàng hóa cũng như chất lượng phục vụ khách hàng ngày càng được nâng cao nên đã chiếm lĩnh được thị trường bán lẻ hàng hóa.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế qua các năm
Tổng số (Tỷ đồng) Tỷ trọng chiếm trong tổng số (%) Bán lẻ Dịch vụ lưu trú, ăn uống Du lịch và dịch vụ khác Tính chung 30 năm (1991-2020) 418.576,40 84,11 11,17 4,72 1991 92,42 78,77 7,56 13,68 1995 902,05 79,00 15,76 5,24 2000 1.538,16 86,20 11,28 2,52 2005 3.376,84 88,32 9,32 2,36 2010 14.639,35 85,72 10,71 3,57 2015 38.064,10 81,96 12,64 5,40 2020 48.557,75 85,59 9,84 4,57
Phương thức kinh doanh thương mại, dịch vụ và hình thức bán hàng trong những năm vừa qua cũng phát triển đa dạng và phong phú hơn. Bên cạnh hệ thống chợ truyền thống thì đã có sự tham gia của các siêu thị như Coopmark, Vin mark. Nhiều cửa hàng không phải siêu thị nhưng cũng đã áp dụng phương thức bán hàng tự chọn, thuận lợi cho người mua hàng. Việc tổ chức các Hội chợ thương mại, các đợt khuyến mại được tiến hành thường xuyên hơn. Đáng chú ý là các doanh nghiệp đã chú trọng hơn đến thị trường tiêu dùng trong nước nói chung và thị trường nông thôn nói riêng; đồng thời người tiêu dùng đã quan tâm lựa chọn hàng thương hiệu Việt nhiều hơn theo tinh thần “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” cũng là những yếu tố tích cực làm cho thị trường cung - cầu hàng hóa ngày càng sôi động hơn.