Trên góc độ của nền kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 37 - 38)

5. Bố cục của luận văn

1.4.1. Trên góc độ của nền kinh tế

Bắt nguồn từ bản chất và chức năng của Ngân hàng là mô ̣t tổ chức trung gian tài chính chuyên huy đô ̣ng vố n nhàn rỗi trong nền kinh tế để cho các tổ chứ c, các doanh nghiệp và cá nhân có nhu cầu vay la ̣i. Do đó, thực chất quyền sở hữu những khoản cho vay vẫn là quyền sở hữu của những người gửi tiền vào Ngân hàng. Bởi vậy, khi rủi ro tín dụng xảy ra thì không những Ngân hàng chi ̣u thiệt mà quyền lợi của người gửi tiền cũng bi ̣ ảnh hưởng.

Hoạt động Ngân hàng liên quan đến hoạt động doanh nghiệp, các ngành và các cá nhân, vì vậy khi một Ngân hàng gặp phải rủi ro tín dụng hay bị phá sản thì người gử i tiền ở các Ngân hàng hoang mang lo sợ và kéo nhau ồ ạt đến rút tiền ở các Ngân hàng, làm cho toàn bộ hệ thống Ngân hàng gặp khó khăn. Ngân hàng gă ̣p phải rủi ro hay phá sản sẽ ảnh hưởng đến tình hình sản suất kinh doanh của doanh nghiệp, không có tiền trả lương dẫn đến đời sống công nhân gặp khó khăn. Hơn nữa, sự hoảng loạn của các Ngân hàng ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ nền kinh tế. Nó làm cho nền kinh tế bị suy thoái, giá cả tăng, sức mua giảm, thất nghiệp tăng, xã hội mất ổn định. Ngoài ra, rủi ro tín dụng cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới vì ngày nay nền kinh tế mỗi quốc gia đều phụ thuộc vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Kinh nghiệm cho ta thấy cuộc khủng hoảng tài chính châu Á (1997) và mới đây là cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ đã làm rung chuyển toàn cầu. Mặt khác, mối liên hệ về tiền tệ, đầu tư giữa các nước phát triển rất nhanh nên rủi ro tín dụng tại một nước ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế các nước có liên quan.

Rủi ro tín dụng xảy ra đồng nghĩa với khoản đầu tư của người vay tiền không có hiệu quả tức là không có lợi ích đầu tư của người vay tiền đối với Ngân hàng và xã hội. Hoạt động Ngân hàng là một lĩnh vực hết sức nhạy cảm và có tính xã hội hoá cao, có nhiều mối quan hệ phức tạp với nhiều chủ thể. Khi một Ngân hàng bị thua lỗ, phá sản sẽ gây tâm lý hoang mang lan rộng nhanh chóng khiến nhiều người khách hàng gửi tiền có thể rút tiền hàng loạt

đổ vỡ hàng loạt của các Ngân hàng. Theo thời gian nếu có khôi phục được cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc huy động vốn. Ở nước ta hiện nay, nếu một NHTM gặp khó khăn tài chính do rủi ro tín dụng xảy ra ngoài mong đợi, Ngân hàng có thể nhận được sự hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước. Lúc này Ngân sách Nhà nước phải tăng chi cho khoản mục này và cắt giảm chi tiêu cho các khoản mục khác, sẽ làm ảnh hưởng tới mục tiêu ổn định và phát triển kinh tế - xã hội.

Bên cạnh đó, đặc điểm hoạt động của hệ thống NHTM là huy động vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế để cấp tín dụng cho các tổ chức, các doanh nghiệp và cá nhân có nhu cầu về vốn. Khi RRTD xảy ra, không những Ngân hàng chịu thiệt hại mà quyền lợi của người gửi tiền cũng bị ảnh hưởng.

Khi một Ngân hàng gặp phải RRTD hay bị phá sản, vì tâm lý lo sợ nên để bảo toàn tài sản của mình, người gửi tiền ồ ạt đến rút tiền ở các Ngân hàng khác, làm cho hệ thống Ngân hàng gặp khó khăn trong vấn đề chi trả và có nguy cơ mất khả năng thanh toán, dẫn đến bị phá sản và nền kinh tế bị tê liệt.

RRTD có thể xảy ra với nhiều mức độ khác nhau, Ngân hàng gặp phải rủi ro về lợi nhuận khi không thu hồi được lãi cho vay, Ngân hàng bị mất vốn khi khách hàng không có khả năng chi trả. Nếu tình trạng này kéo dài mà không khắc phục được, Ngân hàng sẽ bị phá sản, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống Ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung. Do đó, yêu cầu đặt ra cho các nhà quản trị Ngân hàng là phải thận trọng và có những biện pháp thích hợp nhằm giảm thiểu rủi ro trong quá trình cho vay.

Tóm lại, quản trị rủi ro tín dụng giúp Ngân hàng vững vàng trong xử lý mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và lợi nhuận, qua đó tránh được thiệt hại và đem lại lợi ích cho bản thân và mọi đối tượng khác có liên quan đến hoạt động tín dụng. Giúp làm giảm tổn thất cho bản thân Ngân hàng và nền kinh tế, lành mạnh hoá hệ thống tài chính, tăng cường cạnh tranh, giúp tăng trưởng kinh tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)