Chọn địa điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước huyện thanh ba, tỉnh phú thọ​ (Trang 44)

6. Kết cấu của đề tài

2.2. Chọn địa điểm nghiên cứu

Được thành lập từ năm 1996, Kho bạc Nhà nước huyện Thanh Ba đã vượt qua nhiều khó khăn, từng bước ổn định và phát triển, cùng với toàn ngành Tài chính đạt được nhiều kết quả trong xây dựng chính sách, quản lý quá trình phân phối nguồn lực của đất nước, góp phần tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Thời gian qua, KBNN huyện Thanh Ba đã làm tốt chức năng, nhiệm vụ được giao là quản lý quỹ NSNN với hai chức năng chủ yếu là quản lý thu và quản lý chi NSNN. Đối với công tác quản lý chi NSNN, chi thường xuyên luôn chiếm khoảng 80% trong tổng chi NSNN tại Kho bạc. Với khối lượng chi lớn như vậy, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động kiểm soát chi thường xuyên tại KBNN huyện Thanh Ba còn tồn tại một số hạn chế như việc lập, chấp hành và quyết toán ngân sách địa phương đôi khi chưa đúng theo các trình tự quy định của Nhà nước; còn tồn tại khoản chi thường xuyên chưa đúng với chế độ, tiêu chuẩn, định mức quy định; chưa tạo được sự chủ động cho các đơn vị sử dụng NSNN mặc dù đã có cơ chế khoán chi, tự chủ, tự chịu trách nhiệm sử dụng biên chế và kinh phí hoạt động; một số các chế độ tiêu chuẩn định mức chi tiêu của nhà nước chưa phù hợp so với thực tế gây ảnh hưởng đến công tác lập phương án tự chủ, tự chịu trách nhiệm về quản lý tài chính của các đơn vị; đội ngũ cán bộ kiểm soát, thanh toán chi thường xuyên còn hạn chế về chuyên môn. Xuất phát từ các lý do trên cùng với việc tác giả đang công tác tại Kho bạc Nhà nước huyện Thanh Ba nên tác giả lựa chọn Kho bạc Nhà nước huyện Thanh Ba làm địa điểm nghiên cứu của luận văn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước huyện thanh ba, tỉnh phú thọ​ (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)