Bài học kinh nghiệm rút ra cho phát triển HTX chè

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu mô hình tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của hợp tác xã chè thịnh an tại thị trấn sông cầu, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên​ (Trang 51 - 52)

- Thứ nhất, HTX chè giúp các hộ nông dân cải thiện điều kiện sống và

phát triển sản xuất, mang đến nhiều điều lợi cho nông dân như:

+ Mua giúp các đầu vào cho nông dân với giá phải chăng, tiện lợi và đảm bảo chất lượng như: Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, các máy móc, công cụ lao động.

+ Giúp nông dân tiêu thụ chè dễ dàng, giá cả hợp lý, nâng cao uy tín sản phẩm chè tại địa phương tạo thế cạnh tranh tốt trên thị trường.

+ Liên kết nông dân sử dụng hết công suất máy móc, chi phí sản xuất thấp. + Đào tạo năng lực tự quản lý, năng lực áp dụng kỹ thuật tiên tiến cho nông dân.

- Thứ hai, Để HTX chè phát triển rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước về các

mặt: Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn nhất là đường giao thông, điện, nước; tuyên truyền, khuyến khích, quảng bá cho các HTX.

- Thứ ba, để HTX chè có thể tiêu thụ được sản phẩm cho hộ nông dân với

+ Ban quản lý HTX phải có tâm huyết với nghề, với mục tiêu giúp các xã viên cùng làm giàu hơn là dùng HTX để làm giàu cho cá nhân mình hay để tích luỹ lợi nhuận cho HTX.

+ Các xã viên hiểu được HTX chính là tổ chức của họ, do họ tự lập nên và đang giúp họ giải quyết đầu ra sản phẩm nhằm phát triển sản xuất ổn định.

+ Chính quyền địa phương không được can thiệp vào công việc của HTX nhưng phải tạo điều kiện cho các mục tiêu xã hội của HTX có thể thực hiện dễ dàng nhất.

- Thứ tư, HTX chè chỉ nên tập trung ở các khâu cung ứng các đầu vào

và chế biến, tiêu thụ các sản phẩm chè đầu ra cho các xã viên HTX.

- Thứ năm, để phát triển HTX chè bền vững cần đặc biệt chú ý vấn đề

giáo dục đào tạo nhân lực cho HTX. Chú trọng đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, cán bộ tư vấn cho HTX là những cán bộ trẻ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu mô hình tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của hợp tác xã chè thịnh an tại thị trấn sông cầu, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên​ (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)