* Giải pháp về phương thức tổ chức và công tác cán bộ
- Việc bố trí và sắp xếp công tác cho cán bộ còn tự phát trên cơ sở giao từng việc như thế người lao động không thể phát huy sự năng động trong công tác.
- Từ đó cho thấy HTX Thịnh An cần phải:
• Đẩy mạnh việc củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của HTX. • Chủ động định hướng và liên kết các hộ nông dân với nhau trong sản xuất kinh doanh.
• Đổi mới phương thức hoạt động, sản xuất theo quy trình chuyên canh, mở rộng dịch vụ ngành nghền hằm thu hút các nguồn vốn đầu tư và vốn góp của xã viên ngày càng tăng, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, xóa đói, giảm nghèo, khắc phục dần tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, phân tán.
• Bộ máy quản lý gọn nhẹ, tạo được sự tín nhiệm của xã viên và người lao động.
• Tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, xã viên tham gia tìm hiểu luật HTX, học hỏi trao đổi kinh nghiệm bằng nhiều hình thức: cung cấp tài liệu tập huấn, truyền thanh, lập quỹ đào tạo khi cần thiết trích cho cán bộ đi học, tập huấn,...
• Nâng cao ý thức tự học hỏi, trau dồi kiến thức của mỗi cán bộ, xã viên hợp tác xã, các thành viên giúp nhau tìm hiểu luật.
• HTX thường xuyên kiểm tra việc thực hiện theo luật của các cán bộ quản lý, các cán bộ kiểm tra lẫn nhau, khắc phục những sai phạm khi áp dụng luật đồng thời khen thưởng kịp thời những ai làm tốt, năng động sáng tạo trong công việc.
* Giải pháp về cơ chế chính sách
- Chính sách thuế
Thực hiện chính sách miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho các HTX vừa và nhỏ các HTX được ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, đối với phần thu nhập từ các hoạt động dịch vụ sản xuất kinh doanh của xã viên theo quy định của Luật thuế và các văn bản quy định khác của nhà nước. Đối với HTX nông nghiệp, ngoài được hưởng ưu đãi theo quy định còn được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với phần thu nhập tạo ra từ hoạt động dịch vụ phục vụ trực tiếp đời sống xã viên.
- Chính sách tín dụng
Đây là một yêu cầu rất bức thiết với các HTX nông nghiệp hiện nay. Các HTX chủ yếu là mới chuyển đổi nên có nhiều khó khăn về vốn. Nhà nước đã có chính sách khuyến khích nhiều hình thức góp vốn: bằng tiền, tài sản cố định, đất đai, máy móc, trâu bò và các yếu tố khác có thể quy về vốn của các thành viên để tăng thêm vốn kinh doanh cho HTX. Vì vậy, HTX nông nghiệp cần vận dụng, và thực hiện có hiệu quả phù hợp với từng điều kiện cụ thể của mỗi HTX.
Do HTX Thịnh An có quy mô nhỏ nên cần thiết nên thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển HTX, Quỹ tín dụng nhân dân nhằm hỗ trợ nguồn vốn cho các HTX vừa và nhỏ hoạt động, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các HTX được vay vốn trong các ngân hàng thương mại để đầu tư phát triển dịch vụ, sản xuất, kinh doanh. Đối với các HTX chè, chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn vay vốn các tổ chức tín dụng theo chính sách tín dụng nông nghiệp nông thôn của Nhà nước theo quy định. Cụ thể:
+ HTX có dự án đầu tư mới, đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển theo quy định của nhà nước.
+ Các HTX có nhu cầu vay vốn từ các tổ chức tín dụng để đầu tư mới, đầu tư nâng cấp, mở rộng năng lực sản xuất kinh doanh, dịch vụ phục vụ phát triển kinh tế và đời sống xã viên, thì các tổ chức tín dụng tạo điều kiện thuận lợi cho vay vốn và áp dụng hình thức bảo hiểm tiền vay phù hợp với các quy định của nhà nước.
- Xúc tiến thương mại
Có chính sách hỗ trợ kinh phí phù hợp theo quy định của chương trình xúc tiến thương mại đối với các nội dung:
+ Thông tin thương mại, tuyên truyền; tư vấn. + Tham gia hội chợ triển lãm hàng.
+ Quảng bá thương hiệu sản phẩm.
+ Đào tạo nâng cao năng lực và kỹ năng kinh doanh xuất khẩu. - Ứng dụng khoa học công nghệ
Tạo điều kiện cho HTX Thịnh An ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ về giống, công nghệ sinh học, bảo quản, chế biến chè. Hướng dẫn các cơ quan nghiên cứu khoa học liên kết với HTX để chuyển giao các thành tựu khoa học công nghệ, công nghệ mới thông qua hệ thống khuyến nông, khuyến công của tỉnh.
Tăng cường công tác tập huấn cho HTX và xã viên trong việc tiếp thu công nghệ mới thuộc các chương trình ứng dụng và chuyển giao khoa học và công nghệ phục vụ cho việc phát triển trồng chè chất lượng cao.
* Giải pháp thúc đẩy kinh tế hàng hoá phát triển
Khuyến khích phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa trước hết cần phát triển kinh tế hộ gia đình nông dân theo hướng sản xuất hàng hóa tạo điều kiện pháp lý để hộ nông dân có quyền tự chủ trong sản xuất.
Đối với hệ thống dịch vụ tài chính phục vụ nông nghiệp và nông thôn, cần tiếp tục cải thiện để tăng khả năng tiếp cận các nguồn vốn. Mở rộng các đối tượng cho vay vốn nhất là quan tâm ưu đãi hơn cho nông dân, nhất là nông dân trồng chè. Có cơ chế lãi suất và thời hạn vay hợp lý đối với các doanh nghiệp đầu tư vào trồng chè nhằm phát triển kinh tế xã hội và giải quyết việc làm cho người lao động trồng chè tại địa phương.
Phát triển mạng lưới các cơ sở thu mua, bảo quản, phân loại, sơ chế, đóng gói, thu gom chè từ các hộ sản xuất cung cấp cho HTX chè, cung ứng vật tư, trang thiết bị phục vụ sản xuất chè tiêu dùng.
* Giải pháp quản lý tài chính
Tài chính và các quỹ là điều kiện, cơ sở để HTX hoạt động, nếu không có nguồn này HTX sẽ không có vốn hoạt động. Vì vậy, HTX nông nghiệp hiện nay cần đặc biệt chú ý quản lý tốt nguồn này. Để công tác quản lý tài chính trong HTX đi vào nề nếp, tạo cơ sở để thực hiện tốt hơn chức năng, đồng thời giải quyết những vấn đề vướng mắc về quản lý tài chính: vốn, công nợ, tiền công cán bộ quản lý - xã viên và người lao động, quản lý tài sản của HTX… Đây là một yêu cầu cần thiết có tác động trực tiếp đến quá trình phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX. Xác định rõ tài sản của HTX gồm những gì; việc góp vốn, huy động vốn, thế chấp tài sản vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh như thế nào để từ đó có phương pháp quản lý.
Đối với quản lý doanh thu, chi phí, cần có phương pháp hạch toán rõ ràng doanh thu của HTX từ đầu; các chi phí hợp lý gồm chi phí trực tiếp, gián tiếp, giá thành sản phẩm, dịch vụ... Vấn đề phân phối lãi của HTX. Cần minh bạch, cụ thể đối với từng ngành kinh doanh.
Hạch toán kinh doanh giúp cho việc quản lý tài chính của HTX một cách có kế hoạch và tiết kiệm, chỉcó hạch toán kinh doanh mới có thể tính đúng, tính đủ các khoản thu chi, bảo toàn và phát triển vốn, không ngừng tăng
tích lũy để thực hiện tái sản xuất mở rộng, tăng thu nhập và cải thiện đời sống của mọi thành viên trong HTX.
* Giải pháp về đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ quản lý
Tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn đối với các chức danh Ban quản trị, Ban kiểm soát, Kế toán trưởng và cán bộ nghiệp vụ HTX. Tiếp tục có cơ chế chính sách hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn.
Tăng cường tổ chức tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ chuyên môn theo dõi phát triển kinh tế hợp tác, HTX ở các cấp, ngành địa phương.
Có cơ chế, chính sách hỗ trợ cho cán bộ, xã viên có đủ điều kiện đi học tại các trường đại học, cao đẳng và trung học nghề chính quy hoặc tại chức. Hỗ trợ kinh phí đào tạo tùy theo điều kiện kinh tế xã hội của địa phương và yêu cầu cán bộ xã viên đi học phải cam kết làm việc cho HTX ít nhất là 5 năm sau khi tốt nghiệp ra trường.
PHẦN 4
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. Kết luận
Thông qua việc tìm hiểu mô hình HTX chè Thịnh An tại thị trấn Sông Cầu, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên tôi đưa ra một số kết luận sau:
HTX chè Thịnh An được thành lập đã góp phần giúp các xã viên HTX và người dân trong khâu tiêu thụ sản phầm chè với giá cả hợp lý, nâng cao được uy tín cho chè của thị trấn Sông Cầu từ đó giúp tăng cường lợi thế cạnh tranh của sản phẩm chè của địa phương trên thị trường.
HTX chè Thịnh An mới hoạt động sản xuất nhưng đã có sự phát triển rõ rệt về cả số lượng và chất lượng so với phát triển kinh tế hộ, tổng sản lượng chè khô năm 2017 của HTX là 120 tạ. Lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh đạt khoảng 250 triệu đồng và có xu hướng tăng dần.
HTX thực hiện tương đối tốt về công tác tổ chức hoạt động sản xuất chế biến chè, cải tạo, chăm sóc nên mọi công việc cũng như mọi hoạt động tại HTX đều được đi vào nề nếp và đạt được hiệu quả cao trong quá sản xuất. Sự bố trí mọi công việc tại HTX được bố trí một cách khách quan và khoa học nhất.
Phát triển kinh tế HTX, còn gặp một số khó khăn và tồn tại cần giải quyêt như: Chưa kiểm soát được các bệnh làm chè mất năng xuất, trình độ của quản lý còn hạn chế, thị trường tiêu thụ chưa thực sự ổn định.
Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất tại HTX như:
Về cây giống: Có ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng của sản phẩm. Về trình độ người lao động: Thực hiện các biện pháp kỹ thuật khác nhau đưa đến kết quả và hiệu quả kinh tế khác nhau. Để thúc đẩy HTX chè Thịnh An phát triển trong những năm tới cần triển khai thực hiện các giải pháp về HTX chè nâng cao giá trị sản phẩm hạ chi phí đầu vào như: giống, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón và hỗ trợ vốn, đào tạo và nâng cao trình độ
quản lý. Đồng thời thực hiện tốt công tác thu gom chè, xử lý chất chất thải và đảm bảo vệ sinh an toàn VietGAp. Nhìn chung HTX chè Thịnh An đã và đang trở thành hình thức tổ chức sản xuất điển hình đối với khu vực nông thôn và địa phương, là loại hình sản xuất chế biến có hiệu quả phù hợp với tình hình kinh tế xã hội hiện nay.
Các giải pháp đưa ra nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX chè Thịnh An: Giải pháp về phương thức tổ chức và công tác cán bộ, giải pháp về cơ chế chính sách, giải pháp về thúc đẩy kinh tế hàng hóa phát triển, giải pháp quản lý tài chính và cuối cùng là giải pháp về đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ quản lý.
4.2. Kiến nghị
4.2.1. Kiến nghị với các cấp chính quyền
- Tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với các HTX nông nghiệp thông qua việc phối hợp các ngành kiểm tra, hướng dẫn, uốn nắn kịp thời các HTX hoạt động theo Luật.
- Chỉ đạo các ban ngành liên quan tuỳ theo chức năng nhiệm vụ của mình có những hoạt động cụ thể để hỗ trợ các HTX chè của địa phương. Bố trí cán bộ, chuyên viên chuyên trách về phát triển kinh tế hợp tác, HTX ở các địa phương.
- Thành lập “Quỹ hỗ trợ phát triển HTX tỉnh Thái Nguyên”, “Quỹ tín dụng nhân dân” nhằm giúp các HTX nông nghiệp nói chung và HTX chè nói riêng về vốn phát triển sản xuất kinh doanh dịch vụ...
- Thường xuyên tổ chức các diễn đàn lắng nghe các khó khăn vướng mắc của các HTX và bàn các giải pháp tháo gỡ.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ và người dân về thực hiện chủ trương, chính sách trong việc phát triển kinh tế tập thể.
- Chủ động, thực hiện triệt để các chính sách về phát triển kinh tế hợp tác, HTX đặc biệt chú trọng đối với các HTX nông nghiệp nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của HTX và xã viên, người lao động.
- Phát huy tiềm năng và thế mạnh của địa phương, thực hiện tốt việc lồng ghép các chương trình dự án nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao của khu vực kinh tế tập thể.
4.2.2. Đối với HTX
- Thúc đẩy việc phát triển các hợp tác xã và khuyến khích người dân tham gia vào HTX. Xây dựng và đăng ký thương hiệu, quảng bá thương hiệu trên các kênh thông tin. Có thể thành lập trang web riêng để cung cấp các thông tin sản phẩm, thiết lập hệ thống bán hàng qua mạng.
- Chỉ đạo, giải quyết rứt điểm những vướng mắc còn tồn đọng ở HTX nông nghiệp nhằm ổn định tình hình và từng bước củng cố HTX phát triển:
+ Giải quyết các vấn đề đầu vào như: Đất đai, vốn, lao động, công nghệ kĩ thuật sản xuất, vật tư, máy móc thiết bị sản xuất. Đảm bảo đầu vào ổn định.
+ Giải quyết các vấn đề đầu ra như: Thị trường,….
4.2.3. Đối với địa phương
Tạo diều kiện cho các thành viên tham gia HTX được giao lưu thăm quan và trao đổi kinh nghiệm với các HTX khác.
Nhanh chóng nâng cấp, sửa chữa và hoàn thiện cơ sở hạ tầng nông thôn với những thôn còn chưa hoàn thiện, tạo môi trường tốt cho các HTX làm ăn có hiệu quả.
Thực hiện triệt để các chủ trương, chính sách của nhà nước hướng dẫn chỉ đạo.
Tạo điều kiện thuận lợi cho các HTX vay vốn sản xuất, tránh gây cản trở để đồng vốn được huy động ngay vào sản xuất.
4.2.4. Đối với hộ nông dân
- Phải có những ý kiến đề xuất kịp thời những vấn đề cần thiết đối với chính quyền các cấp, phải có nghĩa vụ và trách nhiệm sản xuất theo đúng quy trình kỹ thuật thâm canh khoa học đã được cán bộ kỹ thuật khuyến nông hướng dẫn.
- Nên vận dụng các phương pháp sản xuất chè an toàn, chè hữu cơ, hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu, chỉ sử dụng khi nào có sâu bệnh xuất hiện.
- Mở rộng diện tích trồng mới, đưa các giống có phẩm chất tốt, năng xuất cao vào thay thế dần diện tích chè kém năng xuất. Tập trung thực hiện các biện pháp thâm canh, cải tạo phục hồi các nương chè để nâng cao năng suất, chất lượng chè búp khô.
- Tích cực tham gia tuyên truyền bà con trong và ngoài xã cùng nhau tham gia HTX, thi đua lao động sản xuất, xây dựng một nền nông nghiệp bền vững và lâu dài.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu Tiếng Việt
1. Luật hợp tác xã, Quốc hội ban hành số 23/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012.
2. Luật HTX chính sách ưu đãi phát triển HTX và những quyền lợi nghĩa vụ của xã viên năm 2013.
3. Luật HTX năm 2012, Nhà xuất bản Tư pháp.
4. Nhà xuất bản nông nghiệp, Cẩm nang bồi dưỡng nghiệp vụ dành cho chủ nhiệm và kế toán HTX.
II. Tài liệu Internet
5.“Bản chất hợp tác xã”, http://socodevi.com.vn
6.“Cẩm nang hợp tác xã nông nghiệp”, http://asiafoundation.org
7.“Phát triển các HTX nông nghiệp phải được coi là then chốt trong phát
triển kinh tế nông nghiệp”, http://socencoop.org.vn
8.“Hợp tác xã phải tiếp cận dần thông lệ quốc tế”, http://www.baomoi.com
9.“Phát triển hợp tác xã theo hướng hội nhập và phát triển",
http://baodientu.chinhphu.vn
10. “Phát triển hợp tác xã trong nông nghiệp, nông thôn và nông dân: Con