Nguồn vốn con người của các hộ dân tộc H’Mông điều tra huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sinh kế bền vững cho hộ dân tộc hmông huyện võ nhai tỉnh thái nguyên (Trang 62 - 64)

Chương 3 DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐẠT ĐƯỢC

3.3. Thực trạng các nguồn lực sinh kế cho hộ dân tộc H’Mông huyện Võ

3.3.2. Nguồn vốn con người của các hộ dân tộc H’Mông điều tra huyện

Võ Nhai

+ Về nhân lực lao động

Trong bảng 3.4 đã thể hiện tỷ lệ người trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ khá lớn 44,88%, người dưới tuổi lao động là 29,06% và trên tuổi lao động là 26,06%. Tỷ lệ này chỉ ra nguồn nhân lực trong độ tuổi lao động khá dồi dào, có khả năng gánh vác nuôi dưỡng những đối tượng phụ thuộc, nguồn lực này cũng là một nguồn lực quan trọng để thúc đẩy cho nền kinh tế tại địa phương tạo điều kiện sinh kế thuận lợi.

Bảng 3.4. Độ tuổi lao động của các hộ điều tra

Tuổi lao động Số lượng

(người) Tỷ lệ (%)

Dưới tuổi lao động 213 29,06

Trong tuổi lao động (nam: 15-60, nữ: 15-55) 329 44,88

Trên tuổi lao động 191 26,06

Tổng 733 100,00

Nguồn: Số liệu tác giả điều tra

Các hộ dân tộc H’Mông không thiếu lao động, phần lớn các hộ đều có từ 2-4 lao động trở lên, thời gian làm việc trong vòng một tháng cũng không nhiều, chủ yếu tập trung nhiều vào mùa vụ, còn lại thì người dân tộc H’Mông lại đi làm những công việc khác như làm thuê, làm đất…Như vậy ta có thể thấy rằng ngoài thời điểm mùa vụ trong năm thì ở địa phương vẫn còn thừa lao động. Và đây là một yếu tố rất thuận lợi cho việc phát triển các ngành nghề khác trong địa phương như chăn nuôi, hoặc các ngành nghề có nhu cầu sử dụng nhiều lao động. Đa số lao động tại địa phương là lao động trẻ, có sức khỏe, có khả năng tiếp thu kiến thức tốt để áp dụng được vào sản xuất tạo nhiều hướng sinh kế mới cho hộ dân tộc H’Mông.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

51

+ Về Tình trạng sức khỏe và Bảo hiểm y tế

Bảng 3.5. Tình trạng sức khỏe và Bảo hiểm y tế

Sức khỏe Đơn vị tính Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Tình trạng sức khỏe Bình thường người 614 83,77 Thương tật người 29 3,96 Bệnh mãn tính người 48 6,55 Tình trạng khác người 42 5,73 Tổng người 733 100,00 Bảo hiểm y tế Có người 721 98,36 Không người 12 1,64 Tổng người 733 100,00 Tần suất khám sức khỏe Thường khám bằng BHYT hộ 103 68,67 Ít khi khám bằng BHYT 11 7,33 Chỉ khi bệnh nặng 12 8,00 Chưa từng khám bệnh 24 16,00 Tổng 150 100,00

Nguồn: Số liệu tác giả điều tra

Về phương diện sức khỏe thì từ bảng 3.5 thấy được phần lớn người dân đều có sức khỏe khá tốt chiếm tỷ lệ 83,77 %, tỷ lệ người dân có được bao hiểm y tế ở mức cao 98,36 %. Tỷ lệ người dân đi khám bệnh bằng BHYT đạt mức 68,67 %, tỷ lệ này khá cao. Các hộ đều có BHYT miễn phí cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, mới thoát nghèo.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

52

Về sức khỏe thì đại đa số người dân cho biết họ đều khỏe mạnh và được cấp BHYT và chăm sóc sức khỏe theo các chính sách hỗ trợ người dân tộc của Nhà nước ở mức cao. Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật, bảo hiểm y tế đối với người dân nói chung và đối với hộ dân tộc H’Mông chưa thật sự đạt hiệu quả như mong đợi do đa phần đồng bào người H’Mông sinh sống ở vùng sâu, vùng xa nên việc tiếp cận, tuyên truyền cũng còn gặp nhiều trở ngại. Do đó địa phương cần có những biện pháp khắc phục những hạn chế trên để nâng cao sức khỏe cho đồng bào người H’Mông

Như vậy, nguồn vốn con người của đồng bào dân tộc H’Mông đông về số lượng, sức khỏe tốt, ít ốm đau bệnh tật, số người trong độ tuổi lao động cao, tuy nhiên trình độ lại thấp do đó dẫn đến chất lượng lao động cũng thấp đó chính là những cản trở lớn nhất của người H’Mông để cải thiện sinh kế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sinh kế bền vững cho hộ dân tộc hmông huyện võ nhai tỉnh thái nguyên (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)