Chức năng, nhiệm vụ của Ban Quản lý các dự án Bộ Giáo dục và Đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại ban quản lý các dự án bộ giáo dục và đào tạo​ (Trang 44 - 46)

3.1. Khái quát về Ban Quản lý các dự án Bộ Giáo dục và Đào tạo

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ban Quản lý các dự án

Ban Quản lý các dự án đƣợc thành lập theo Quyết định số 2969/QĐ-BGDĐT ngày 24/8/2016 của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo với chức năng chủ yếu là chủ đầu tƣ, quản lý đối với các dự án đƣợc Bộ Giáo dục và Đào tạo giao theo quy định của pháp luật.

Ban Quản lý các dự án Bộ Giáo dục và Đào tạo là đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo một phần về kinh phí hoạt động, thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, chịu sự quản lý, điều hành trực tiếp, toàn diện của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có tƣ cách pháp nhân, có con dấu, đƣợc mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nƣớc và ngân hàng thƣơng mại, hoạt động theo quy định của pháp luật.

- Tên giao dịch bằng Tiếng Việt: Ban Quản lý các dự án Bộ Giáo dục và Đào tạo (viết tắt Ban QLCDA).

- Tên giao dịch bằng tiếng anh: Minisrty of Education and Training – Projects Management Board (viết tắt MOET-PMB).

- Trụ sở: Số 35, Đại Cồ Việt, Hai Bà Trƣng, Hà Nội.

3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Ban Quản lý các dự án Bộ Giáo dục và Đào tạo Đào tạo

Quyết định số 5688/QĐ-BGDĐT ngày 29/11/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định đơn vị là tạo là đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo một phần về kinh phí hoạt động, thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo với chức năng, nhiệm vụ cụ thể nhƣ sau:

Chức năng:

1/ Chủ trì đề xuất, xây dựng, phát triển các chƣơng trình, đề án, dự án nhằm thực hiện nhiệm vụ của ngành.

2/ Thực hiện chức năng chủ đầu tƣ, chủ dự án sử dụng vốn ngân sách, vốn nhà nƣớc ngoài ngân sách (sau đây gọi chung là chủ đầu tƣ), quản lý trực tiếp các

chƣơng trình, đề án, dự án, cấu phần dự án do Bộ GDĐT giao theo thẩm quyền. 3/ Thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ đầu tƣ theo quy định tại điều 68, điều 69 Luật xây dựng số 50/2014/QH13 và quy định của pháp luật có liên quan.

4/ Chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan giúp Bộ GDĐT về chuyên môn kiểm tra, giám sát, đánh giá các chƣơng trình, đề án, dự án mà Ban QLCDA không chủ trì hoặc không là chủ đầu tƣ.

5/ Cung cấp các dịch vụ về quản lý dự án.

Nhiệm vụ:

1/ Đối với các chƣơng trình, đề án, dự án đƣợc Bộ giao làm chủ trì hoặc trực tiếp làm Chủ đầu tƣ:

a. Công tác chuẩn bị xây dựng chƣơng trình, đề án, dự án:

- Chủ trì, phối hợp với các Vụ, Cục có liên quan, các đơn vị thụ hƣởng đề xuất về chƣơng trình, đề án, dự án phù hợp với chiến lƣợc phát triển và nhiệm vụ trọng tâm của ngành, thực hiện các thủ tục liên quan chƣơng trình, đề án, dự án; nghiên cứu, khảo sát các công việc liên quan đến vị trí, địa điểm thực hiện chƣơng trình, đề án, dự án đƣợc Bộ giao.

b. Công tác thực hiện chƣơng trình, đề án, dự án:

- Tiếp nhận, giải ngân vốn theo tiến độ thực hiện chƣơng trình, đề án, dự án; thực hiện chế độ quản lý tài chính, tài sản của Ban QLCDA theo quy định.

- Lập kế hoạch thực hiện chƣơng trình, đề án, dự án

- Thực hiện hoặc tổ chức khảo sát, thiết kế xây dựng và trình thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng (theo phân cấp). Tổ chức lựa chọn nhà thầu theo quy định, ký kết hợp đồng kinh tế với nhà thầu trúng thầu.

- Tiến hành giải ngân, thanh toán, quyết toán, thanh lý hợp đồng đã ký kết và các công việc cần thiết khác.

c. Công tác kết thúc, bàn giao, đánh giá chƣơng trình, đề án, dự án:

- Tổ chức nghiệm thu, bàn giao kết quả đầu ra/công trình của chƣơng trình, quản lý, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện chƣơng trình đề án, dự án và hoàn tất công tác kiểm toán, bàn giao tài sản, quyết toán.

d. Công tác giám sát, đánh giá và báo cáo: Thực hiện giám sát, đánh giá, báo cáo đầu tƣ và tình hình thực hiện kết quả đấu thầu theo quy định của pháp luật;

2/ Đối với các chƣơng trình, đề án, dự án không phải là chủ trì hoặc không phải là chủ đầu tƣ: Ban QLCDA có trách nhiệm tổng hợp kết quả thẩm định và trình đến ngƣời quyết định đầu tƣ để xem xét, quyết định đầu tƣ xây dựng.

3/ Chủ động và phối hợp với các Vụ, Cục và các cơ quan chuyên môn khác làm việc với các Bộ, Ban, Ngành trung ƣơng, các đối tác trong nƣớc, nƣớc ngoài và các nhà tài trợ khác để tìm kiếm các nguồn vốn nhằm thực hiện nhiệm vụ của ngành.

4/ Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ giao và các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại ban quản lý các dự án bộ giáo dục và đào tạo​ (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)