Quốc gia Hà Nội
Ban Quản lý các dự án – Đại học Quốc gia Hà Nội đƣợc Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội ký Quyết định thành lập số 2473/QĐ-TCCB ngày 22/7/2013 hoạt động theo cơ chế tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động thƣờng xuyên, có tƣ cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
Ban Quản lý các dự án – Đại học Quốc gia Hà Nội có chức năng chủ đầu tƣ đối với các dự án đƣợc Giám đốc ĐHQGHN giao theo quy định của ĐHQGHN và của pháp luật. và cung cấp các dịch vụ tƣ vấn phát triển, quản lý và đánh giá hiệu quả quản lý dự án đầu tƣ.
Cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý các dự án bao gồm các phòng ban: (i) Lãnh đạo Ban Quản lý các dự án, (ii) Phòng Hành chính - Tổng hợp, (iii) Phòng Kế hoạch - Tài chính, (iv) Phòng Phát triển và quản lý dự án, (v) Các Ban Điều hành dự án trực thuộc.
Quá trình xây dựng và phát triển của một đơn vị đƣợc thể hiện qua sự phát triển bền vững của tổ chức. Trong đó, môi trƣờng làm việc năng động đối với cán bộ, viên chức và nhân viên là một trong những yếu tố quan trọng cho sự phát triển của Ban Quản lý các dự án – Đại học Quốc gia Hà Nội. Một trong những lý do mà ngƣời lao động có thể an tâm khi làm việc tại Ban đó là:
Một là, có định hƣớng chiến lƣợc và mục tiêu phát triển cụ thể, khẳng định sứ
mạng của đơn vị.
Hai là, có sự phân công công việc rõ ràng đến từng phòng ban và cán bộ, viên
Ba là, đội ngũ cán bộ, viên chức, ngƣời lao động trẻ, năng động, khả năng
thích nghi và hòa nhập tốt. Tinh thần làm việc chuyên nghiệp, tính phối hợp và hỗ trợ đồng nghiệp cao.
Bốn là, trang thiết bị hỗ trợ cho làm việc đầy đủ, tiện nghi và đáp ứng tốt cho
yêu cầu của công việc.
Năm là, kích thích khả năng làm việc tận tụy, tinh thần xây dựng đóng góp các
ý kiến trong công việc, đƣa các sáng kiến của cấp dƣới.
Sáu là, kịp thời ghi nhận thành tích, đóng góp của cán bộ, viên chức,
ngƣời lao động.
Bảy là, chế độ lƣơng, thƣởng, phúc lợi và các chính sách đãi ngộ của Ban tốt.
1.3.2 Kinh nghiệm của Ban Quản lý các dự án Nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
Ban quản lý các dự án Nông nghiệp đƣợc thành lập theo Quyết định số 100/1999/QĐ-BNN-TCCB, ngày 03/7/1999 của Bộ trƣởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Sau 15 năm xây dựng và phát triển, đến nay Ban đã thực hiện, hoàn thành và bàn giao đƣa vào sử dụng 11 chƣơng trình, dự án với tổng số vốn khoảng 745 triệu USD. Các dự án hoàn thành đã đƣa rất nhiều các công trình, mô hình, đề tài vào cuộc sống, phát huy đƣợc hiệu quả và đảm bảo đƣợc các đầu ra theo thiết kế của các dự án. Hiện tại Ban quản lý các dự án Nông nghiệp đang đƣợc đƣợc Bộ giao làm chủ 8 dự án vốn vay, 03 dự án hỗ trợ kỹ thuật với tổng số vốn quản lý là 700 triệu USD, các dự án có mục tiêu về: Nâng cao khả năng cạnh tranh của các hộ chăn nuôi thông qua nâng cao năng xuất, chất lƣợng, an toàn thực phẩm và giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng trong chuỗi sản phẩm chăn nuôi theo hƣớng chăn nuôi sạch từ trang trại đến bàn ăn; tăng trƣởng bền vững ngành sản xuất rau, quả và chè trong khu vực nông nghiệp, góp phần: Tăng thu nhập và việc làm trong ngành nông nghiệp, việc nâng cao sức khoẻ và năng suất lao động do giảm thiểu ngộ độc thực phẩm và phát triển ngành khí sinh học phục vụ ngƣời dân; Phòng chống và nâng cao khả năng đối phó với các dịch cúm trong gia cầm; đầu tƣ cải tạo, nâng cấp, xây
mới các công trình về thủy lợi, giao thông trên địa bàn các tỉnh ba miền Bắc, Trung, Nam… Địa bàn triển khai của các dự án trong ban đƣợc trải dài từ bắc vào nam. Bên cạnh đó Ban cũng đang phối hợp cùng Bộ chuẩn bị 03 dự án mới và 02 khoản vay bổ sung cho các dự án đang thực hiện với số vốn khoảng 350 triệu USD.
Đến thời điểm hiện tại tổng số cán bộ toàn Ban là 198 ngƣời, trong đó viên chức 79 ngƣời, biệt phái 01 ngƣời, cán bộ và nhân viên hợp đồng 119 ngƣời. Trình độ chuyên môn gồm 1 Tiến sỹ, 32 Thạc sỹ, 143 Kỹ sƣ-Cử nhân, và 22 nhân viên (Nam 104/Nữ 94). Đảng bộ Ban quản lý các dự án Nông nghiệp đƣợc thành lập theo Quyết định số 162-QĐ/ĐU ngày 9/6/2011 của Đảng ủy Bộ Nông nghiệp và PTNT, gồm có 04 chi bộ, số đảng viên là 71 ngƣời; Tổng số đoàn viên công đoàn là 198 và có 98 đoàn viên thanh niên.
Cơ cấu tổ chức
1. Lãnh đạo Ban quản lý các dự án Nông nghiệp có Trƣởng ban và các Phó Trƣởng ban do Bộ trƣởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định.
Trƣởng ban lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành mọi hoạt động của Ban, chịu trách nhiệm trƣớc Bộ trƣởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và trƣớc pháp luật về hoạt động của Ban theo nhiệm vụ đƣợc giao.
Phó Trƣởng ban giúp Trƣởng ban theo dõi, chỉ đạo, thực hiện một số lĩnh vực công tác theo phân công của Trƣởng ban và chịu trách nhiệm trƣớc Trƣởng ban, trƣớc pháp luật về nhiệm vụ đƣợc phân công.
2. Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ: a) Phòng Tổ chức, Hành chính;
b) Phòng Kế hoạch, Kỹ thuật; c) Phòng Tài chính, Kế toán;
d) Phòng Quản lý Tƣ vấn và Xây dựng chƣơng trình, dự án.
Các Phòng có Trƣởng phòng, Phó Trƣởng phòng, các viên chức và các tổ công tác chuyên môn, nghiệp vụ do Trƣởng ban quyết định bổ nhiệm, tuyển dụng theo quy định của pháp luật và hƣớng dẫn của Bộ.
Cán bộ, viên chức, ngƣời lao động của Ban có kinh nghiệm thực tiễn, ham học hỏi tự nâng cao năng lực chuyên. Nhiều cán bộ, viên chức có khả năng nghiên cứu độc lập, tích cực tham gia các hội thảo khoa học chuyên ngành, tham gia tƣ vấn chính sách cho các cơ quan ban ngành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Hàng năm, Ban thực hiện đánh giá kết quả xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, viên chức nhằm đáp ứng tốt nhu cầu làm việc, nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực quản lý dự án.
Bên cạnh đó, các chế độ chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, viên chức, ngƣời lao động của Ban luôn đƣợc chú trọng:
Ban luôn tạo điều kiện để cán bộ, viên chức, ngƣời lao động phát huy tài năng, sức sáng tạo, khả năng cống hiến trong điều kiện cơ chế thị trƣờng hiện nay.
Xây dựng và thực hiện các chế độ trong tuyển dụng, môi trƣờng công tác và cung cấp đầy đủ các điều kiện để đảm bảo chất lƣợng, hiệu quả làm việc của đội ngũ cán bộ, viên chức, ngƣời lao động.
Chế độ lƣơng thƣởng và các khoản phúc lợi đƣợc thực hiện đầy đủ, đúng quy định và mang tính động viên, khuyến khích cao.
Đƣợc đảm bảo quyền lợi tham gia hoạt động học tập, đào tạo, bồi dƣỡng nghiên cứu cũng nhƣ các hoạt động kinh tế, xã hội; đƣợc hỗ trợ phƣơng tiện đi lại, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo đúng quy định của pháp luật và các chế độ đãi ngộ khác
Định kỳ hàng năm đƣợc học tập, bồi dƣỡng trong và ngoài nƣớc nhằm trang bị, cập nhật và nâng cao kiến thức, kỹ năng, thái độ làm việc để cán bộ, viên chức, ngƣời lao động thực hiện công việc đƣợc giao tốt hơn, hiệu quả hơn
Quy định về khen thƣởng, xử lý vi phạm, khiếu nại liên quan đến cán bộ, viên chức, ngƣời lao động đảm bảo sự công bằng, minh bạch.
1.3.3 Bài học rút ra đối với Ban Quản lý các dự án Bộ giáo dục và Đào tạo
Qua thực trạng và kinh nghiệm về quản lý cán bộ, viên chức và ngƣời lao động tại một số ban quản lý dự án trong ngành giáo dục, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho công tác quản lý cán bộ, viên chức và ngƣời lao động Ban Quản lý
các dự án Bộ giáo dục và Đào tạo nhƣ:
Một là, về đào tạo phát triển nguồn nhân lực: Dựa trên những mục tiêu và để
thực hiện mục tiêu của Ban thì đơn vị cần phải đào tạo và phát triển nguồn nhân lực giúp cho họ hoàn thành tốt nhất công việc đƣợc giao đồng thời nâng cao trình độ bản than. Vấn đề quan trọng là phải xác định các hình thức với các chƣơng trinh nội dung, phƣơng pháp đào tạo thích hợp với từng đối tƣợng đâò tạo của Ban.
Hai là, bố trí sắp xếp hợp lý và cách thức tổ chức lao động.
Ba là, xây dựng cơ chế khuyến khích, hỗ trợ đào tạo phát triển cán bộ, viên
chức và ngƣời lao động, đặc biệt là cơ chế, chính sách thu hút, khuyến khích nhân tài những ngƣời có chuyên môn kỹ thuật và tay nghề cao đến làm việc tại Ban.
CHƢƠNG 2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phƣơng pháp thu thập và xử lý thông tin
Trong quá trình thu thập tài liệu, tác giả đã tiến hành thu thập thông tin phục vụ cho nghiên cứu từ các văn bản báo cáo, thống kê, quy chế nội bộ tại đơn vị và các tài liệu tham khảo, văn bản pháp quy quy định về hoạt động đơn vị sự nghiệp:
Tài liệu nội bộ tại Ban Quản lý các dự án Bộ giáo dục và Đào tạo liên quan đến hoạt động quản lý nguồn nhân lực: Quy trình về tuyển dụng của Ban, các báo cáo tổng kết năm, quý, biên bản họp giao ban liên quan đến công tác quản lý nhận lực, các biên bản thống kê của Ban Quản lý các dự án Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Tài liệu tham khảo bên ngoài:
+ Nội dung lý luận về công tác quản lý NNL trong tài liệu, giáo trình về quản lý NNL.
+ Các quy định, yêu cầu về quản lý đội ngũ nhân lực Ban. + Tài liệu về Ban Quản lý các dự án Bộ giáo dục và Đào tạo.
+ Thông tin về lịch sử hình thành và phát triển của Ban Quản lý các dự án Bộ giáo dục và Đào tạo, mục tiêu hoạt động, cơ cấu tổ chức, tình hình nhân lực hiện tại. + Thông tin về chiến lƣợc phát triển của Ban Quản lý các dự án Bộ giáo dục và Đào tạo.
Kết quả thu thập thông tin từ nghiên cứu tài liệu, số liệu thống kế tồn tại dƣới hai dạng:
- Thông tin định tính. - Thông tin định lƣợng.
Các thông tin này cần đƣợc xử lý để xây dựng các luận cứ, phục vụ cho việc chứng minh. Có hai phƣơng hƣớng xử lý thông tin:
- Xử lý logic đối với thông tin định tính. Đây là việc đƣa ra những phán đoán về bản chất của sự kiện.
- Xử lý toán học đối với các thông tin định lƣợng. Đây là việc sử dụng phƣơng pháp thống kê toán để xác định xu hƣớng, diễn biến của tập hợp số liệu thu thập đƣợc.
2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu
2.2.1. Phương pháp phân tích – tổng hợp
Nghiên cứu đối tƣợng thƣờng bắt đầu từ phân tích các tài liệu để tìm ra cấu trúc, các xu hƣớng phát triển của đối tƣợng. Từ phân tích đối tƣợng, lại cần tổng hợp chúng lại để xây dựng thành một hệ thống khái niệm, phạm trù.
– Phƣơng pháp phân tích: là phƣơng pháp phân tích đối tƣợng thành những mặt, những bộ phận, những mối quan hệ theo lịch sử thời gian để nhận thức, phát hiện và khai thác các khía cạnh khác nhau của đối tƣợng từ đó chọn lọc những thông tin cần thiết phục cho đề tài nghiên cứu.
Phân tích thực hiện thông qua:
+ Phân tích nguồn tài liệu (tạp chí và báo cáo khoa học, tác phẩm khoa học, tài liệu lƣu trữ thông tin đại chúng). Mỗi nguồn có giá trị riêng biệt.
+ Phân tích tác giả (tác giả trong hay ngoài ngành, tác giả trong cuộc hay ngoài cuộc, tác giả trong nƣớc hay ngoài nƣớc, tác giả đƣơng thời hay quá cố). Mỗi tác giả có một cái nhìn riêng biệt trƣớc đối tƣợng.
+ Phân tích nội dung (theo cấu trúc logic của nội dung).
– Phƣơng pháp tổng hợp: là phƣơng pháp liên quan kết những mặt,những bộ phận, những mối quan hệ thông tin đã thu thập đƣợc thành một chỉnh thể để tạo ra một hệ thống mới đầy đủ và sâu sắc về chủ đề nghiên cứu.
Phân tích và tổng hợp là hai phƣơng pháp có quan hệ mật thiết với nhau tạo thành sự thống nhất không thể tách rời: phân tích đƣợc tiến hành theo phƣơng hƣớng tổng hợp, còn tổng hợp đƣợc thực hiện dựa trên kết quả của phân tích. Phƣơng pháp phân tích – tổng hợp đƣợc sử dụng trong toàn bộ luận văn. Tuy nhiên, phƣơng pháp này đƣợc sử dụng chủ yếu trong chƣơng 1 và đặc biệt trong chƣơng 3 – Phân tích và đánh giá thực trang Quản lý nhân lực tại Ban Quản lý các dự án Bộ giáo dục và đào tạo.
2.2.2. Phương pháp so sánh
So sánh là phƣơng pháp đƣợc sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định xu hƣớng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích. Vì vậy để tiến hành so sánh phải
giải quyết những vấn đề cơ bản, cần phải đảm bảo các điều kiện đồng bộ để có thể so sánh đƣợc các chỉ tiêu nhân lực. Nhƣ sự thống nhất về không gian, thời gian, nội dung, tính chất và đơn vị tính toán. Đồng thời theo mục đích phân tích mà xác định gốc so sánh.
Học viên sử dụng phƣơng pháp so sánh để phân tích các số liệu về thực trạng nhân lực tại Ban Quản lý các dự án Bộ Giáo dục và Đào tạo, so sánh về quy mô, chất lƣợng, cơ cấu,…
CHƢƠNG 3
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÂN LỰC TẠI BAN QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
3.1. Khái quát về Ban Quản lý các dự án Bộ Giáo dục và Đào tạo
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ban Quản lý các dự án
Ban Quản lý các dự án đƣợc thành lập theo Quyết định số 2969/QĐ-BGDĐT ngày 24/8/2016 của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo với chức năng chủ yếu là chủ đầu tƣ, quản lý đối với các dự án đƣợc Bộ Giáo dục và Đào tạo giao theo quy định của pháp luật.
Ban Quản lý các dự án Bộ Giáo dục và Đào tạo là đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo một phần về kinh phí hoạt động, thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, chịu sự quản lý, điều hành trực tiếp, toàn diện của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có tƣ cách pháp nhân, có con dấu, đƣợc mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nƣớc và ngân hàng thƣơng mại, hoạt động theo quy định của pháp luật.
- Tên giao dịch bằng Tiếng Việt: Ban Quản lý các dự án Bộ Giáo dục và Đào tạo (viết tắt Ban QLCDA).
- Tên giao dịch bằng tiếng anh: Minisrty of Education and Training – Projects Management Board (viết tắt MOET-PMB).
- Trụ sở: Số 35, Đại Cồ Việt, Hai Bà Trƣng, Hà Nội.
3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Ban Quản lý các dự án Bộ Giáo dục và Đào tạo Đào tạo
Quyết định số 5688/QĐ-BGDĐT ngày 29/11/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định đơn vị là tạo là đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo một phần về kinh phí hoạt động, thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo với chức năng, nhiệm vụ cụ thể nhƣ sau:
Chức năng:
1/ Chủ trì đề xuất, xây dựng, phát triển các chƣơng trình, đề án, dự án nhằm thực hiện nhiệm vụ của ngành.
2/ Thực hiện chức năng chủ đầu tƣ, chủ dự án sử dụng vốn ngân sách, vốn nhà nƣớc ngoài ngân sách (sau đây gọi chung là chủ đầu tƣ), quản lý trực tiếp các
chƣơng trình, đề án, dự án, cấu phần dự án do Bộ GDĐT giao theo thẩm quyền.