Phương pháp xử lý tư liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại công ty TNHH phát triển xây dựng và thương mại (DCC)​ (Trang 56 - 60)

2.2.1. Phương pháp thống kê, mô tả

bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau. Thống kê mô tả cung cấp những tóm tắt đơn giản về mẫu và các thước đo. Cùng với phân tích đồ họa đơn giản, chúng tạo ra nền tảng của mọi phân tích định lượng về số liệu.

Trên cơ sở thông tin, tư liệu đã thu thập, tác giả đã sử dụng phương pháp thống kê, mô tả để làm nổi bật những vấn đề, hiện lượng, số liệu mà tác giả quan tâm; làm cơ sở cho việc tổng hợp, phân tích các vấn đề cần nghiên cứu.

Thống kê mô tả nghiên cứu các đối tượng là các hiện tượng, dữ liệu số lớn. Những hiện tượng, vấn đề này thường rất phức tạp, bao gồm nhiều đơn vị, phần tử khác nhau; mặt khác lại có sự biến động không ngừng theo không gian và thời gian. Do vây, yêu cầu đặt ra đó là cần có những phương pháp điều tra thống kê nào cho phù hợp với từng điều kiện hoàn cảnh, môi trường bên trong, bên ngoài, nhằm thu được thông tin, số liệu một cách chính xác, khách quan và kịp thời nhất.

Phương pháp thống kê, mô tả được sử dụng phổ biến ở Chương 3 để mô tả thực trạng nhân lực và quản lý nhân lực tại Công ty DCC, đảm bảo tính thuyết phục của Luận văn. Bằng phương pháp thống kê mô tả, tác giả hệ thống hóa, tổng hợp số liệu, sơ đồ hóa về số lượng, chất lượng nhân lực và các hoạt động quản lý nhân lực nhằm diễn giải chi tiết thực trạng nhân lực và quản lý nhân lực tại Công ty DCC.

Luận văn được minh họa sống động bằng các bảng biểu, số liệu cụ thể, được trình bày một cách khoa học theo từng tiêu chí; thể hiện được quy mô, cũng như chất lượng nhân lực hiện có của Công ty. Tác giả cũng đã diễn giải bằng lời các số liệu thể hiện các kết quả thực hiện các nội dung quản lý nhân lực. Từ đó, giúp cho người đọc dễ dàng theo dõi, nắm bắt được thực trạng nhân lực và quản lý nhân lực của Công ty; qua đó, có nhìn nhận một cách tổng quát nhất về tình hình thực tế và đội ngũ nhân lực ở Công ty DCC.

2.2.2 Phương pháp so sánh đối chiếu

Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Sử dụng phương pháp so sánh nhằm phát hiện ra điểm tương đồng và khác biệt giữa các đối tượng cần nghiên cứu; sự tăng hay giảm số liệu trong các năm của đối tượng, vấn đề cần nghiên cứu; để từ đó phân tích, đánh giá rõ hơn về bản chất của đối tượng nghiên cứu. Phương pháp so sánh còn xác định rõ xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu, mục tiêu phân tích trong cùng một điều kiện, môi trường. Phương pháp này được sử dụng trên cơ sở 3 nguyên tắc: Lựa chọn tiêu chuẩn so sánh, điều kiện so sánh và kỹ thuật so sánh. Trong đó, tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu của một kỳ (quý, năm) được lựa chọn làm căn cứ so sánh, được gọi là gốc so sánh; các gốc so sánh có thể là số liệu năm trước, các mục tiêu dự kiến, các chỉ tiêu trung bình của ngành, khu vực kinh doanh… Điều kiện tiên quyết để so sánh là các chỉ tiêu được sử dụng phải đồng nhất cả về thời gian & không gian.

Luận văn nghiên cứu có sử dụng phương pháp so sánh tập trung chủ yếu ở chương 3 nhằm phân tích, làm rõ thực trạng quản lý nhân lực tại Công ty DCC thông qua việc so sánh, đối chiếu các số liệu về nhân lực (tuyển dụng, bố trí, sử dụng, trình độ học vấn...), hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty qua các năm 2015-2019. Trên cơ sở đó, tác giả có thể đánh giá được những ưu điểm, hạn chế trong công tác quản lý nhân lực tại Công ty DCC thời gian qua, làm cơ sở đề ra các giải pháp hoàn thiện trong chương 4.

2.2.3 Phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu

Tổng hợp là quá trình hỗ trợ cho việc phân tích để tìm ra cái chung, cái khái quát. Từ những kết quả nghiên cứu cụ thể từng mặt, phải tiến hành tổng hợp lại để có những nhận thức đầy đủ, chi tiết, đúng đắn về cái chung; qua đó, tìm ra được bản chất, quy luật vận động của đối tượng nghiên cứu.

Với đối tượng nghiên cứu là thực trạng QLNL tại Công ty DCC, để phân tích rõ vấn đề cần nghiên cứu, tác giả đã chia nội dung nghiên cứu thành những vấn đề cụ thể để tìm hiểu kỹ từng nội dung, nắm bắt rõ bản chất, ưu điểm, tồn tại của chúng. Sau đó, tác giả khái quát tổng thể lại để có nhận thức đầy đủ, toàn diện nhất về đối tượng nghiên cứu. Khi xem xét các hiện tượng, sự việc của nội dung quản lý phải đặt nó trong mối quan hệ duy vật biện chứng, có sự tác động, ảnh hưởng đến các nội dung, yếu tố liên quan đến quản lý như Pháp luật của Nhà nước về quản lý, điều kiện, môi trường việc làm, các yếu tố tác động đến công tác QLNL...

Phương pháp tổng hợp số liệu phân tích được sử dụng xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu luận văn, và được sử dụng nhiều trong các Chương 1, 4 và 4 của luận văn.

2.2.4. Phương pháp điều tra xã hội học

Điều tra xã hội học là phương pháp khoa học được sử dụng ngày càng rộng rãi, phổ biến, linh hoạt trong xã hội, đặc biệt trong nghiên cứu lý luận với nhiều đối tượng, phạm vi nghiên cứu khác nhau; nhằm thu thập thông tin xã hội, phục vụ một chủ đề, vấn đề xã hội được nghiên cứu, học tập. Kết quả điều tra xã hội học thường được thể hiện bằng số liệu thống kê, trong đó toán học tham gia vào công việc của xã hội học nhằm lượng hóa các nhân tố xã hội mang tính chất định tính và vốn phức tạp. Các số liệu này giúp nhà nghiên cứu có căn cứ để phán đoán.

Trong luận văn, tác giả sử dụng kết quả điều tra xã hội học của Công ty ở Chương 3 về việc khảo sát, điều tra thái độ, mức độ hài lòng của người lao động tại Công ty DCC đối với công việc được giao và công tác QLNL trên tất cả các nội dung (bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển và chính sách đãi ngộ nhân lực...). Qua đó, tác giả có cơ sở đánh giá về mức độ hài lòng, gắn bó, muốn cống hiến của người lao động đối với doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại công ty TNHH phát triển xây dựng và thương mại (DCC)​ (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)