Phương pháp tổ chức thanh tra, kiểm tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động thanh tra, kiểm tra tại kho bạc nhà nước thái nguyên (Trang 80 - 82)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.4. Phương pháp tổ chức thanh tra, kiểm tra

Việc đa dạng hoá các phương thức TTKT đã được KBNN Thái Nguyên thực hiện trong các năm gần đây với các hình thức thanh tra như TTKT thường xuyên, TTKT đột xuất.

- Phương thức TTKT thường xuyên: Là loại hình TTKT được tiến hành theo kế hoạch đã định, hàng năm phải xây dựng kế hoạch TTKT trình lãnh đạo phê duyệt. Đây là phương thức TTKT chủ yếu được sử dụng trong hoạt động TTKT của KBNN Thái Nguyên. Phương thức TTKT này được tuân theo một quy trình chặt chẽ gồm chuẩn bị, tiến hành và kết thúc TTKT; trong đó mỗi bước quy định chi tiết trình tự các công việc để triển khai thực hiện.

Đây là phương thức TTKT truyền thống, được KBNN Thái Nguyên tiến hành từ trước tới nay, tại các đơn vị KBNN cơ sở, với mục đích: phát hiện, ngăn chặn, chấn chỉnh kịp thời những tồn tại, sai phạm diễn ra trong quá trình thực hiện nghiệp vụ Kho bạc của từng cá nhân, đơn vị cấp dưới. Thông qua TTKT đánh giá được những mặt làm được, làm tốt của đơn vị để phát huy, đồng thời phát hiện kịp thời những sơ hở, bất hợp lý của chính sách, chế độ đã ban hành từ đó kiến nghị, đề xuất các biện pháp bổ sung, sửa đổi kịp thời và dần hoàn thiện.

Việc tổ chức TTKT tiến hành thường xuyên trong hệ thống KBNN. Đối với các đơn vị KBNN huyện; Mỗi đợt TTKT thường xuyên được tiến hành tối đa 5 ngày. Nội dung thanh tra tiến hành dàn trải trên nhiều lĩnh vực hoạt động nghiệp vụ như: công tác quản lý thu chi quỹ NSNN, công tác kiểm soát chi thanh toán vốn đầu tư XDCB, chương trình mục tiêu, công tác huy động vốn, công tác quản lý vốn, công tác an toàn kho quỹ; công tác tài chính nội bộ... Trong giai đoạn hiện nay việc TTKT thường xuyên đã được KBNN Thái Nguyên tập trung vào tổ chức kiểm tra theo từng chuyên đề, từng lĩnh vực hoạt động nghiệp vụ, qua các đợt kiểm tra tổng hợp, đánh giá từng lĩnh vực hoạt động, những mặt làm được, làm tốt của các đơn vị, chấn chỉnh kịp thời các sai sót, phát hiện những sơ hở, chưa phù hợp trong chính sách chế độ, báo cáo Lãnh đạo, tham gia đề xuất với các đơn vị, cơ quan chức năng để bổ sung, sửa đổi.

- TTKT đột xuất: TTKT đột xuất được tiến hành khi phát hiện KBNN các huyện, công chức công chức có dấu hiệu vi phạm, hoặc theo yêu cầu của việc giải quyết KNTC theo quy định. Phương thức TTKT này vẫn được tuân theo một quy trình gồm chuẩn bị, tiến hành và kết thúc TTKT; tuy nhiên quy trình TTKT không chặt chẽ như TTKT thường xuyên.

KBNN Thái Nguyên đã nỗ lực tăng số lượng các cuộc TTKT trong 5 năm gần đây, theo cả hai hình thức TTKT thường xuyên và TTKT đột xuất. Hàng năm, KBNN Thái Nguyên tổ chức trung bình 60 cuộc TTKT thường xuyên và 5 cuộc TTKT đột xuất. Tuy nhiên, số lượng các cuộc TTKT thường xuyên cao hơn nhiều lần hoạt động TTKT đột xuất. Điều này hoàn toàn phù hợp với đặc điểm của hai loại hình TTKT này do TTKT thường xuyên là hoạt động mang tính thường xuyên, liên tục theo yêu cầu quản lý trong khi đó TTKT đột xuất thanh tra không theo kế hoạch từ trước, mà được thực hiện theo yêu cầu của giám đốc KBNN do nghi ngờ sai phạm hoặc nhằm mục đích giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo.

(Đơn vị: số đợt TTKT)

Hình 3.7: Kết quả hoạt động TTKT theo phương thức tại KBNN Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động thanh tra, kiểm tra tại kho bạc nhà nước thái nguyên (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)