5. Kết cấu của luận văn
2.2. Phƣơng pháp xử lý tài liệu, số liệu
2.2.1. Phương pháp thống kê mô tả
Trong luận văn, phƣơng pháp thống kê mô tả đƣợc sử dụng để làm cơ sở phân tích thực trạng công tác quản lý nhân lực tại KBNN Vĩnh Phúc, nhằm phản ánh chính xác và chân thực đối tƣợng nghiên cứu. Các số liệu, thông tin thu thập đƣợc liên quan đến thực trạng quản lý nhân lực của KBNN Vĩnh Phúc đƣợc hệ thống hóa bằng các bảng biểu thống kê, các chỉ tiêu tổng hợp về số tuyệt đối, tƣơng đối, số bình quân phản ánh quy mô, cơ cấu, trình độ của nhân lực, kết quả đào tạo nhân lực… của KBNN Vĩnh Phúc. Trên cơ sở đó có những nhận xét đánh giá về công tác quản lý nhân lực tại KBNN Vĩnh Phúc trong thời gian qua, có hƣớng khắc phục những hạn chế và đề xuất các
giải pháp cần thiết nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhân lực tại KBNN Vĩnh Phúc trong thời gian tới.
2.2.2. Phương pháp phân tích - tổng hợp
Phƣơng pháp phân tích là việc phân chia cái toàn thể của đối tƣợng nghiên cứu thành những bộ phận, những vấn đề nhỏ, đơn giản hơn để nghiên cứu, phát hiện ra thuộc tính, bản chất của từng yếu tố. Trên cơ sở đó giúp ta hiểu rõ hơn bản chất của đối tƣợng cần nghên cứu.
Phƣơng pháp tổng hợp là quy trình ngƣợc với phân tích, hỗ trợ cho phân tích để tìm đƣợc cái chung khái quát của đối tƣợng nghiên cứu. Từ những kết quả nghiên cứu từng bộ phận, vấn đề nhỏ của đối tƣợng phải tổng hợp thành cái chung khái quát để nhận thức đầy đủ về bản chất vấn đề.
Tổng hợp và phân tích là hai phƣơng pháp gắn bó chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau trong nghiên cứu.
Ở Chƣơng 1, luận văn sử dụng phƣơng pháp phân tích để làm rõ nội dung của mỗi công trình nghiên cứu có liên quan tới đề tài. Bằng phƣơng pháp tổng hợp, luận văn đƣa ra những nhận xét chung về những kết quả chủ yếu và khoảng trống nghiên cứu của các công trình nghiên cứu đã đƣơc tổng quan.
Về lý luận, thông qua việc phân tích những vấn đề lý luận chung về quản lý nhân lực trong các tổ chức công và tổng hợp lại thì đó chính là khung phân tích của luận văn.
Về kinh nghiệm thực tiễn, thông qua phân tích kinh nghiệm về quản lý nhân lực của một số đơn vị tổ chức công, luận văn dùng phƣơng pháp tổng hợp để rút ra những bài học kinh nghiệm cho công tác quản lý nhân lực tại Kho bạc Nhà nƣớc Vĩnh Phúc.
Ở Chƣơng 3, trên cơ sở phân tích thực trạng công tác quản lý nhân lực tại Kho bạc Nhà nƣớc Vĩnh Phúc theo các nội dung của công tác này, luận văn sử dụng phƣơng pháp tổng hợp để đƣa ra những nhận xét đánh giá chung
về công tác quản lý nhân lực tại Kho bạc Nhà nƣớc Vĩnh Phúc giai đoạn 2014 - 2019.
Ở Chƣơng 4, trên cơ sở phân tích cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn (chƣơng 1) phân tích, đánh giá thực trạng (chƣơng 3), tác giả sử dụng phƣơng pháp tổng hợp để đƣa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhân lực tại Kho bạc Nhà nƣớc Vĩnh Phúc.
2.2.3. Phương pháp so sánh
So sánh là phƣơng pháp đƣợc sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định xu hƣớng mức độ biến động các chỉ tiêu có tính chất nhƣ nhau.
Phƣơng pháp so sánh đƣợc sử dụng trong luận văn để đánh giá chất lƣợng đội ngũ công chức làm việc tại KBNN Vĩnh Phúc trong giai đoạn từ 2014 đến năm 2019. Các chỉ tiêu đƣợc đƣa vào nghiên cứu trong luận văn bao gồm: số lƣợng công chức, cơ cấu nhân lực; kết quả đào tạo, bồi dƣỡng và một số chỉ tiêu so sánh khác... So sánh các thời điểm khác nhau để chỉ ra các mặt ổn đinh hay không ổn định, phát triển hay không phát triển, hiệu quả hay không hiệu quả trong hoạt động quản lý nhân lực tại KBNN Vĩnh Phúc để tìm ra giải pháp tối ƣu.
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÂN LỰC TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC VĨNH PHÚC
3.1. Khái quát về Kho bạc Nhà nƣớc Vĩnh Phúc
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Kho bạc Nhà nước Vĩnh Phúc
Tiền thân của KBNN Vĩnh Phúc là KBNN Vĩnh Phú đƣợc tách ra thành KBNN Vĩnh Phúc và KBNN Phú Thọ, trên cơ sở tái lập tỉnh Vĩnh Phúc năm 1997.
Ngày 15-11-1996, tại kỳ hợp thứ 10 Quốc hội khoá IX đã ra nghị quyết tách tỉnh Vĩnh Phú thành 2 tỉnh: Vĩnh Phúc và Phú Thọ. Sau khi đƣợc tái lập, Vĩnh Phúc vẫn là một tỉnh thuần nông, xuất phát điểm của nền kinh tế thấp, công nghiệp kém phát triển, thu nhập bình quân đầu ngƣời bằng 48% so với mức bình quân chung của cả nƣớc. Sau 13 năm tái lập, Vĩnh Phúc nằm trong vùng trọng điểm kinh tế, tự cân đối đƣợc NSNN và có đóng góp với NSTW; là một trong 5 tỉnh có số thu Ngân sách nội địa lớn nhất cả nƣớc và là một trong 7 tỉnh, thành phố có giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất; tăng trƣởng kinh tế luôn đạt và giữ tốc độ trên 18% năm. Năm 2009, là năm đầu tiên thu NSNN vƣợt qua mốc 10.000 tỷ đồng, nâng mức thu nhập bình quân đầu ngƣời lên 1.450 USD/năm, gấp hơn 10 lần so với khi tái lập tỉnh. Những thành tựu đạt đƣợc nêu trên ngày càng khẳng định vai trò, vị thế của tỉnh Vĩnh Phúc trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Qua nhiều lần điều chỉnh địa giới hành chính, hiện nay Vĩnh Phúc có 8 đơn vị hành chính cấp huyện, trong đó có 2 thành phố.
Cùng với việc tái lập tỉnh Vĩnh Phúc, ngày 14 tháng 12 năm 1996 Kho bạc Nhà nƣớc Vĩnh Phúc đƣợc thành lập theo Quyết định số 1138 TC/QĐ- TCCB của Bộ trƣởng Bộ Tài chính và đi vào hoạt động chính thức từ ngày 01/01/1997. Khi mới thành lập, Kho bạc Nhà nƣớc Vĩnh Phúc chỉ có 112 cán bộ công chức với 5 phòng nghiệp vụ và 5 Kho bạc Nhà nƣớc huyện trực
thuộc. KBNN thị xã Vĩnh Yên đƣợc sử dụng làm trụ sở KBNN tỉnh, Phòng Thanh tra phải làm việc tạm tại khu tập thể của KBNN Vĩnh Yên (cũ). Năm 1998, trụ sở KBNN tỉnh đƣợc sửa chữa, cải tạo, nâng cấp lên 5 tầng, trở thành trụ sở giao dịch chính của KBNN Vĩnh Phúc tại số 4 đƣờng Kim Ngọc, phƣờng Ngô Quyền, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Hiện nay nhân lực của KBNN Vĩnh Phúc là 165 ngƣời; cơ cấu tổ chức gồm: Văn phòng KBNN Vĩnh Phúc gồm 5 phòng ban: Phòng Kiểm soát chi ngân sách nhà nƣớc; Phòng Kế toán nhà nƣớc; Phòng Thanh tra - kiểm tra; Phòng Tài vụ - Quản trị; Văn Phòng và 8 kho bạc cấp thành phố, huyện; Cơ sở vật chất: Các cơ sở hiện tại đều đã đƣợc xây dựng, cải thiện mới từ 3 năm trở lại đây, riêng Văn phòng KBNN Vĩnh Phúc hiện tại đang đƣợc xây dựng tu sửa lại và tạm thời chuyển về trụ sở tạm tại số 8a - đƣờng Lý Thái Tổ - Phƣờng Đống Đa - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.
Kết quả hoạt động trong những năm gần đây của KBNN Vĩnh Phúc gắn liền với công tác thu, chi ngân sách và giải quyết thủ tục hành chính (hồ sơ). Số liệu đƣợc thống kê dƣới bảng sau:
Bảng 3.1. Kết quả hoạt động của KBNN Vĩnh Phúc giai đoạn 2014 - 2018
STT Các mặt hoạt động 2013 2014 2015 2016 2017 2018 1 Thu Ngân sách nhà nƣớc (Tỷ đồng) 19.200 21.078 24.294 32.352 28.582 32.350 2 Giải quyết thủ tục hành chính (hồ sơ) 316.534 340.557 340.557 417.526 497.955 520,121 3 Chỉ số cải cách hành chính (điểm) Chƣa chấm 85,73/100 87,40/100 88,14/100 88,34/100 89,10/100 Nguồn: Văn Phòng - KBNN Vĩnh Phúc
3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và của Kho bạc Nhà nước Vĩnh Phúc
Để phù hợp với các nhiệm vụ của KBNN trong từng giai đoạn, Chính phủ đã ban hành Quyết định 108/2009/QĐ-TTg ngày 26/8/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KBNN trực thuộc Bộ Tài chính. Quyết định số 1399/QĐ-BTC ngày 15 tháng 7 năm 2015 của Bộ trƣởng Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KBNN ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng.
Theo Quyết định số 1399/QĐ-BTC ngày 15 tháng 7 năm 2015 của Bộ trƣởng Bộ Tài chính thì
Chức năng
Là tổ chức trực thuộc KBNN, thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về quỹ NSNN, các quỹ tài chính nhà nƣớc và các quỹ khác của nhà nƣớc đƣợc giao theo quy định của pháp luật; thực hiện huy động vốn cho NSNN, cho đầu tƣ phát triển qua hình thức phát hành công trái, trái phiếu theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ và quyền hạn
Tập trung, phản ánh đầy đủ, kịp thời các khoản thu NSNN. Thực hiện số thu cho các cấp ngân sách theo quy định của cấp có thẩm quyền. Chi trả và kiểm soát chi NSNN cho từng đối tƣợng thụ hƣởng theo dự toán đã đƣợc duyệt. Khi phát hiện đơn vị hay tổ chức thụ hƣởng kinh phí NSNN có sự vi phạm chế độ quản lý tài chính nhà nƣớc, thì KBNN Vĩnh Phúc đƣợc tạm thời đình chỉ thanh toán và báo cáo với cấp có thẩm quyền để xử lý…
Để phù hợp với nhiệm vụ trên, KBNN Vĩnh Phúc đƣợc tổ chức theo nguyên tắc tập trung, thống nhất thành hệ thống dọc từ tỉnh đến huyện và bao gồm 2 cấp là cấp tỉnh và cấp huyện, thị xã.
3.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của KBNN Vĩnh Phúc
KBNN Vĩnh Phúc là đơn vị trực thuộc KBNN, đƣợc tổ chức theo hệ thống dọc gắn liền với hệ thống hành chính từ cấp tỉnh đến cấp huyện. Tổ chức bộ máy của KBNN Vĩnh Phúc bao gồm: Văn phòng KBNN Vĩnh Phúc và 8 KBNN thành phố, huyện … Bộ máy điều hành quản lý là ban lãnh đạo KBNN Vĩnh Phúc gồm Giám đốc và 2 Phó Giám đốc; tổ chức quản lý trực tiếp của KBNN Vĩnh Phúc là KBNN ở Trung ƣơng theo phân cấp quản lý của Bộ Tài chính. Trƣớc năm 2019, Văn Phòng KBNN có 7 phòng chức năng gồm: Văn Phòng; Phòng Kiểm soát chi ngân sách nhà nƣớc; Phòng Kế toán Nhà nƣớc; Phòng Tổ chức cán bộ; Phòng Tài vụ; Phòng Tin học; Phòng Thanh tra Kiểm tra. Từ năm 2019 trở đi Văn Phòng KBNN Vĩnh Phúc gồm 5 phòng: Văn Phòng; Phòng Kế toán nhà nƣớc; Phòng Tài vụ - Quản trị; Phòng Kiểm soát chi ngân sách nhà nƣớc; Phòng Thanh tra, kiểm tra.
KBNN Vĩnh Phúc có 8 KBNN cấp huyện trực thuộc: KBNN Phúc Yên; KBNN Bình Xuyên; KBNN Yên Lạc; KBNN Tam Dƣơng; KBNN Tam Đảo; KBNN Vĩnh Tƣờng; KBNN Lập Thạch; KBNN Sông Lô.
Ở mỗi KBNN cấp huyện có 2 tổ nghiệp vụ: Tổ kế toán - Kho quỹ; Tổ tổng hợp - Hành chính.
Hình 3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy KBNN Vĩnh Phúc
Nguồn: Văn Phòng - KBNN Vĩnh Phúc
3.1.4. Tổng quan về nhân lực tại Kho bạc Nhà nước Vĩnh Phúc
3.1.4.1. Số lượng nhân lực của Kho bạc Nhà nước Vĩnh Phúc
Căn cứ vào đặc điểm về môi trƣờng hoạt động (Vị trí địa lý, địa hình, Văn hóa, trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc); Số lƣợng đơn vị thuộc và trực thuộc KBNN Vĩnh Phúc; doanh số hoạt động
(Doanh số thu, chi NSNN; Doanh số thanh toán; doanh số thu chi tiền mặt) và định mức lao động cho mỗi đơn vị trực thuộc, trong giai đoạn từ 2014 đến 2019, tổng số biên chế đƣợc giao của KBNN Vĩnh Phúc là 170 ngƣời.
Số lƣợng lao động thực tế tính đến 31/12/2019 nhƣ sau:
Bảng 3.2. Số lƣợng đội ngũ công chức của KBNN Vĩnh Phúc ( 2014 - 2019) Đơn vị tính: người TT Chỉ tiêu Thời điểm 31/12/2014 31/12/2015 31/12/2016 31/12/2017 31/12/2018 31/12/2019 1 Biên chế đƣợc giao 170 170 170 170 170 170 2 Công chức 164 166 166 162 161 165 Nguồn Văn Phòng - KBNN Vĩnh Phúc
Bảng 3.2 cho thấy, số lƣợng nhân lực thực tế của KBNN Vĩnh Phúc luôn thấp hơn biên chế đƣợc duyệt nguyên nhân chính ở đây là: Việc tuyển dụng nhân lực của KBNN Vĩnh Phúc phải thực hiện theo Luật Cán bộ Công chức và do Kho bạc Nhà nƣớc (Trung ƣơng) tổ chức thi tuyển theo kế hoạch của Bộ Tài chính, hàng năm số lƣợng nhân lực tuyển dụng đƣợc từ thi tuyển công chức theo kế hoạch của Bộ Tài Chính luôn thấp hơn kế hoạch tuyển dụng do các ứng viên không đạt yêu cầu tuyển dụng.
Với số lƣợng công chức thƣờng xuyên thiếu so với biên chế đƣợc duyệt, đòi hỏi ngƣời quản lý phải có giải pháp nâng cao chất lƣợng công tác quản lý nhân lực, sắp xếp sử dụng lao động hợp lý, có hiệu quả, nâng cao năng xuất lao động để hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao
3.1.4.2. Cơ cấu nhân lực tại KBNN Vĩnh Phúc
Cơ cấu theo độ tuổi
Tính đến nay, KBNN Vĩnh Phúc đã thành lập đƣợc gần 23 năm nhƣng nhìn chung đội ngũ công chức tại KBNN Vĩnh Phúc tƣơng đối trẻ, điều đó đƣợc thể hiện thông qua bảng số liệu sau:
Bảng 3.3. Cơ cấu theo độ tuổi đội ngũ công chức KBNN Vĩnh Phúc giai đoạn 2014 - 2019 Đơn vị tính: Ngƣời Năm Tổng số Nhân lực Độ tuổi Dƣới 30 Từ 30 - 49 Từ 50 - 60 2014 164 22 124 18 2015 166 24 124 18 2016 166 24 124 18 2017 162 24 124 14 2018 161 24 123 14 2019 165 27 124 14 Nguồn: Văn Phòng- KBNN Vĩnh Phúc
Qua bảng số liệu, có thể thấy rằng cơ cấu độ tuổi của nhân lực KBNN Vĩnh Phúc hợp lý, đảm bảo việc kế cận giữa số lƣợng công chức cao tuổi với đội ngũ công chức trẻ. Đội ngũ công chức từ 50 tuổi trở lên chỉ chiếm từ 11% (năm 2014) đến 8,5% (năm 2019) trong tổng số công chức, đa số là công chức ở độ tuổi 30 đến 50 đây là một thế mạnh về nhân lực của KBNN Vĩnh Phúc.
Để phát huy đƣợc những ƣu thế của các công chức có độ tuổi 30 đến 50 (có sức khỏe, có kinh nghiệm làm việc, có kỹ năng làm việc đã đƣợc đào tào. Đào tạo lại, bỗi dƣỡng đầy đủ…) công tác quản lý nhân lực cần có những giải pháp sử dụng hiệu quả, đánh giá kết quả lao động chính xác, đã ngộ xứng đáng với thành tích đạt đƣợc để khuyến khích công chức lao động sáng tạo, say mê.
Cơ cấu theo giới tính
Cơ cấu theo giới tính của đội ngũ công chức KBNN Vĩnh Phúc thể hiện tính chất đặc thù công việc và đƣợc thể hiện thông qua bảng số liệu sau:
Bảng 3.4. Cơ cấu theo giới tính đội ngũ công chức KBNN Vĩnh Phúc giai đoạn 2014 - 2019 Đơn vị tính: Người Năm Tổng số CBCC Nam Nữ Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) 2014 164 74 45,0 90 55,0 2015 166 75 45,0 91 55,0 2016 166 75 45,0 91 55,0 2017 162 73 45,0 89 55,0 2018 161 73 45,3 88 54,0 2019 165 74 44,8 91 55,1 Nguồn: Văn Phòng - KBNN Vĩnh Phúc
Qua số liệu tại bảng 3.4 có thể thấy: số lƣợng công chức nữ nhiều hơn nam. Nữ luôn chiếm tỷ trọng 55 % phù hợp với chức năng quản lý quỹ NSNN của KBNN. Đặc điểm của lao động nữ là kiên trì, khéo léo nên rất phù hợp với các nghiệp vụ của KBNN nhƣ thực hiện các thủ tục hành chính trong lĩnh vực KBNN, có liên quan đến khách giao dịch là ngƣời dân và kế toán các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nƣớc. Tuy nhiên, đặc điểm của công chức nữ trong độ tuổi dƣới 40, đây là độ tuổi mà công chức nữ phải thực hiện thiên chức sinh con, nuôi con nhỏ nên có thời gian nghỉ việc hƣởng bảo hiểm xã hội. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến hiện tƣợng thiếu lao động tạm thời trong từng đơn vị thuộc và trực thuộc KBNN Vĩnh Phúc.
Cơ cấu nhân lực theo giới tính cũng đòi hỏi công tác quản lý nhân lực tại KBNN Vĩnh Phúc phải có những giải pháp để sử dụng lao động hợp lý, có
chính sách tạo điều kiện để công chức hợp công, làm thêm giờ đảm bảo hoàn