Giới thiệu chung về huyện Mường Ảng tỉnh Điện Biên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dự án đầu tư xây dựng tại ban quản lý dự án các công trình huyện mường ảng, tỉnh điện biên (Trang 44 - 49)

5. Cấu trúc của luận văn

3.1.1. Giới thiệu chung về huyện Mường Ảng tỉnh Điện Biên

3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

a. Điều kiện tự nhiên

Huyện Mường Ảng có địa hình phức tạp, được hình thành bởi các dãy núi cao, sườn dốc với phần lớn là núi đá vôi, rải rác khắp địa bàn huyện, nằm xen với các dãy núi đá vôi này là những thung lũng hẹp, khá bằng phẳng. Nằm ở phía Đông tỉnh Điện Biên, trung tâm huyện là thị trấn Mường Ảng có vị trí địa lý 210 30' vĩ độ Bắc; 1030 15' Kinh Đông.Phía Bắc giáp huyện Tuần Giáo - Mường Chà tỉnh Điện Biên; Phía Nam giáp tỉnh Sơn La và huyện Điện Biên Đông tỉnh Điện Biên; Phía Đông giáp huyện Tuần Giáo tỉnh Điện Biên, và phía Tây giáp huyện Điện Biên tỉnh Điện Biên.

Tổng diện tích tự nhiên của huyện Mường Ảng là 44.341,44 ha. Trong đó, diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 27.555,77 ha (chiếm 62,14% tổng diện tích), đất lâm nghiệp là 11.795,14 ha (chiếm 26,60%), đất chuyên dùng là 628,44 (chiếm 1,42%), còn lại là đất ở (Cục Thống kê tỉnh Điện Biên, 2019). Nhìn chung, đất nông nghiệp của Mường Ảng khá phong phú về chủng loại, thích hợp với nhiều loại cây trồng khác nhau, đặc biệt là các loại cây công nghiệp và cây lâm nghiệp.

Đặc điểm khí hậu

Khí hậu Mường Ảng mang đầy đủ những đặc điểm cơ bản của khí hậu vùng núi Tây Bắc Việt Nam, đó là khí hậu nhiệt đới núi cao, có hai mùa rõ rệt:Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau; Mùa mưa kéo dài từ

tháng 4 tới tháng 10. Nhiệt độ trung bình của Mường Ảng đạt khoảng 21 - 23oC với độ ẩm tương đối trung bình hàng năm đạt khoảng 86 - 90%.

Điều kiện khí hậu ở đây thích hợp với nhiều loại cây trồng vật nuôi, đây là một trong những điều kiện thuận lợi để huyện có thể đẩy mạnh phát triển sản xuất đa dạng các loại các loại sản phẩm hàng hoá.

Đặc điểm về thuỷ văn

Mường Ảng có hệ thống sông và suối tương đối ít và khá đơn giản. Trên toàn huyện không có sông lớn. Hệ thống suối của Mường Ảng chủ yếu bao gồm 04 con suối chính đó là: Suối Nậm Lạn, Nậm Lịch, Nậm Cô và Nậm Ẳng.Hệ thống suối của Mường Ảng có đặc điểm đều bắt nguồn từ các đỉnh núi cao, có độ dốc lớn, do vậy về mùa mưa thường dễ gây lũ đột ngột.

b. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên  Tài nguyên khoáng sản

Nhìn chung Mường Ảng là huyện có ít tài nguyên khoáng sản, chỉ có một số loại như cát (Búng Lao), mỏ đá (TT Mường Ảng, Ẳng Nưa), đất sét. Vì vậy, Mường Ảng ít có cơ hội để phát triển mạnh các ngành công nghiệp khai khoáng và công nghiệp sử dụng tài nguyên khoáng sản trên địa bàn.

Tài nguyên du lịch

Là một huyện miền núi, có khí hậu mát mẻ, lại có vị trí nằm trên trục đường quốc lộ 279 nối liền giữa hai đô thị lớn của tỉnh Điện Biên đó là Thành phố Điện Biên Phủ và thị trấn Tuần Giáo nên Mường Ảng có điều kiện phù hợp để xây dựng các điểm nghỉ dừng chân của du khách trong các tua du lịch đường dài nằm trên tuyến du lịch đi qua huyện. Với vẻ đẹp tự nhiên và đặc trưng văn hóa dân tộc riêng có của Mường Ảng, đây chính là nguồn tài nguyên du lịch nhân văn hấp dẫn thu hút khách du lịch trong thời gian tới.

Tài nguyên rừng và đất rừng

Tính đến hết năm 2019, diện tích đất lâm nghiệp của Mường Ảng là 11.795, 14 héc-ta, chiếm 26,60% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện.

Trong thời gian qua việc phát triển tài nguyên rừng của huyện đạt tỷ lệ chưa cao, hầu hết diện tích đất có rừng hiện nay đều là rừng phòng hộ (diện tích cây phân tán chiếm tỷ lệ không đáng kể). Phần lớn rừng ở Mường Ảng hiện nay có chất lượng và trữ lượng không cao, chỉ có tác dụng phòng hộ và cung cấp chất đốt, các loại gỗ quý như: lát, lim, nghiến, pơ mu, thông... hiện còn không nhiều. Các loại động vật quý hiếm đã bị suy giảm tới mức báo động. Tiềm năng về đất để duy trì và phát triển rừng của Mường Ảng là không lớn, do vậy trong thời gian tới cần đẩy mạnh việc khoanh nuôi, bảo vệ, tu bổ diện tích rừng để từng bước nâng cao hiệu quả sử dụng đất và tăng nhanh tỷ lệ che phủ của rừng nhằm thực hiện tốt chức năng phòng hộ và phục vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện.

3.1.1.2. Điều kiện kinh tế và xã hội

a. Dân số và lao động  Dân số

Dân số trung bình của huyện năm 2019 là 48.709 người, trong đó dân số nông thôn là 43.318 người, chiếm 88,93% tổng dân số của huyện. Dân số sinh sống tại khu vực thành thị chỉ có 5.391 người, chiếm tỷ lệ 11,07%. Mật độ dân số trung bình đạt 109,85 người/km2. Dân số phân bố không đều ở các xã trong huyện, phần lớn dân số tập trung đông ở các xã nằm ven trục quốc lộ 279 và các tuyến đường liên xã như: Búng Lao, Ẳng Tở, Ẳng Nưa, Ẳng Cang, Thị trấn Mường Ẳng. Là huyện mới thành lập nên số lượng dân cư ở các vùng chưa được ổn định, đặc biệt ở khu vực thị trấn Mường Ảng. Hiện nay tỷ lệ dân số thành thị của huyện chiếm một tỷ lệ thấp (gần 10%) so với tổng số dân của toàn huyện. Đây là chỉ tiêu phản ánh trình độ đô thị hoá của huyện còn khiêm tốn trong thời gian qua.

Lao động

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Chi cục Thống kê huyện Mường Ảng, tính đến hết năm 2019, tổng số lao động đang làm việc trên địa bàn huyện

Mường Ảng có 26.991 người trong độ tuổi lao động, chiếm 55,41% tổng dân số của huyện. Cũng như các huyện miền núi khác, lao động của Mường Ảng phân bố không đều trong các ngành kinh tế, phần lớn số lao động này tập trung chủ yếu vào hoạt động sản xuất của ngành nông nghiệp (chiếm tới 83%), lao động của ngành công nghiệp và dịch vụ chỉ chiếm 17% tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế.

Bảng 3.1. Dân số và lao động huyện Mường Ảng

Đơn vị: Người Chỉ tiêu 2008 2010 2015 2019 1. Dân số trung bình 38.951 40.500 43.006 48.709 - Thành thị 3.846 5.400 9.300 5.391 - Nông thôn 35.105 35.100 35.000 43.318 2. Tỷ lệ tăng tự nhiên (%) 1,79 1,78 1,70 096 3. Tổng số lao động 21.266 23.200 24.100 26.991

(Nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh Điện Biên)

Về chất lượng lao động: nhìn chung trong những năm gần đây chất lượng lao động ở Điện Biên nói chung và ở Mường Ảng nói riêng đã dần được cải thiện. Tỷ lệ lao động không biết chữ và chưa tốt nghiệp tiểu học cùng trung học cơ sở đã giảm dần, số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật tăng nhanh trong các ngành kinh tế, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp - xây dựng, và dịch vụ - thương mại. Tuy nhiên so với các địa phương khác thì chất lượng nguồn lao động của huyện vẫn còn thấp, tỷ lệ lao động qua đào tạo đến nay chỉ chiếm khoảng 20 - 21% tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế. Phần lớn lao động qua đào tạo đều là cán bộ, công chức làm việc trong các lĩnh vực quản lý nhà nước, các đơn vị sự nghiệp... tập trung ở thị trấn Thị trấn Mường Ẳng. Tại các khu vực khác, số lao động có kỹ thuật hầu như không

đáng kể. Công tác đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật của từng ngành còn hạn chế, do huyện mới được thành lập cho nên việc đào tạo mới chỉ bắt đầu và tập trung chủ yếu vào việc nâng cao kiến thức cho đội ngũ cán bộ hiện có thông qua các hình thức đào tạo tại chỗ và thông qua các lớp tập huấn ngắn hạn.

Nhìn chung nguồn nhân lực của Mường Ảng hiện còn bất cập cả về số lượng cũng như chất lượng và cơ cấu. Với tình trạng nguồn nhân lực như hiện nay, lao động của Mường Ảng còn phải nhiều nỗ lực nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của huyện.

b. Tình hình phát triển kinh tế

Tình hình kinh tế của huyện Mường Ảng đã có sự thay đổi tích cực trong những năm gần đây. Cơ cấu kinh tế đang chuyển đổi theo hướng phù hợp, chú trọng phát triển các thành phần kinh tế. Trong năm 2018, tổng sản lượng lương thực cây có hạt trên đại bàn huyện đạt 18.523 tấn, với mức lương thực bình quân đầu người đạt 391kg/người/năm. Đến năm 2019 do ảnh hưởng của thời tiết nên sản lượng lương thực chỉ đạt 17.746 tấn, bằng 95,5% so với kế hoạch đề ra. Đối với hoạt động chăn nuôi gia súc gia cầm, huyện cũng tích cực và chủ động triển khai hỗ trợ giống vật nuôi cho các hộ theo quy định. Đối với lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, huyện phát triển các hoạt động phát triển các ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, đảm bảo phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trên địa bàn.

Bên cạnh đó, huyện Mường Ảng luôn kịp thời và chủ động tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án của các chủ đầu tư, liên tục mời gọi các nhà đầu tư đến tìm hiểu đầu tư và sản xuất kinh doanh trên địa bàn, kêu gọi các doanh nghiệp ngoài địa bàn mở chi nhánh hoạt động độc lập tại huyện. Quan tâm tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế đăng ký kinh doanh và phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh.

Bảng 3.2. Tình hình phát triển kinh tế huyện Mường Ảng năm 2019 Chỉ tiêu Thực hiện Mức độ đạt được so

với kế hoạch giao

1. Tổng sản lượng lương thực (tấn) 17.743 95,5%

2. Tổng thu ngân sách trên địa bàn (tỷ đồng) 31,0 78% 3. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ

tiêu dùng (tỷ đồng) 692 93,9%

4. Tổng đàn gia súc (con) 44.417 73,9%

5. Tổng diện tích cà phê (ha) 2.939 86,8%

6. Chất lượng phổ cập giáo dục:

- Huy động học sinh ra lớp (học sinh) 15.492 102,7%

- Số trường chuẩn trên địa bàn 28 100%

7. Độ che phủ rừng (%) 30,18 100%

8. Các xã duy trì và củng cố các tiêu chí nông thôn mới. Xã Búng Lao đạt 17/19 tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới, số tiêu chí bình quân đạt 9,7 tiêu chí/xã, đạt 100% kế hoạch giao.

9. Tỷ lệ hộ nghèo ước giảm 5,0%, đạt 120% so với kế hoạch. Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, lao động và việc làm, triển khai có hiệu quả chính sách hỗ trợ trực tiếp để xóa đói giảm nghèo.

(Nguồn: UBND huyện Mường Ảng, 20191)

Nhìn chung, với những nỗ lực thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, huyện Mường Ảng đang dần từng bước khắc phục và vượt qua những khó khăn của một huyện miền núi tỉnh Điện Biên để từng bước phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dự án đầu tư xây dựng tại ban quản lý dự án các công trình huyện mường ảng, tỉnh điện biên (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)