Bài học kinh nghiệm về QLTC rút ra cho BVĐK huyện Mê Linh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại bệnh viện đa khoa huyện mê linh, thành phố hà nội​ (Trang 49)

Từ việc nghiên cứu hoạt độngQLTC tại các bệnh viện trên, luận văn rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Bệnh viện đa khoa huyện Mê Linh, cụ thể như sau:

Thứ nhất, việc QLTC bệnh viện phải đảm bảo được tính hiệu quả và công bằng, đảm bảo được lợi ích cho người bệnh, đặc biệt là nhóm người có thu nhập thấp.

40

Thứ hai, cần tăng cường công tác phát triển các nguồn thu hợp pháp nhằm thực hiện lộ trình tự chủ theo quy định của nhà nước, đồng thời giám sát chặt chẽ các nguồn tài chính trong bệnh viện.

Thứ ba, cần phát triển song song nguồn nhân lực, đầu tư trang thiết bị với công tác tăng cường các nguồn thu cho bệnh viện, đồng thời xây dựng cơ chế tài chính hợp lý nhằm khuyến khích người lao động phát huy hết năng lực, công suất làm việc phục vụ cho nhu cầu phát triển chung của bệnh viện.

Thứ tư, thực hiện mục tiêu tự chủ tài chính bệnh viện nằm trong lộ trình thực hiện tự chủ chung của bệnh viện.

41

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu

Trong luận văn này, tất cả các nguồn thông tin, dữ liệu đều là dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các tài liệu tham khảo từ nhiều nguồn khác nhau. Điều này đã giúp tác giả có đủ các chiều thông tin để nắm được, đánh giá và đưa ra các giải pháp nghị quyết, quyết định, các báo cáo đánh giá hàng quí, hàng năm của Bệnh viện đa khoa huyện Mê Linh nhằm phục vụ cho công tác đánh giá việc QLTC tại Bệnh viện đa khoa huyện Mê Linh.

Phòng tài chính kế toán (TCKT), BVĐK huyện Mê Linh cung cấp dự toán thu chi ngân sách giai đoạn 2013-2018; Báo cáo quyết toán thu chi ngân sách giai đoạn 2013-2018; Các biên bản thanh tra, kiểm tra giai đoạn 2013-2018.

Phòng Kế hoạch tổng hợp và vật tư y tế cung cấp số liệu giường bệnh kế hoạch, giường bệnh thực kê, giường bệnh thực hiện, số lượt bệnh nhân đến khám bệnh, điều trị, các chỉ số chuyên môn cơ bản giai đoạn 2013-2018.

Phòng hành chính quản trị và tổ chức cán bộ cung cấp số liệu nhân sự, đào tạo... giai đoạn 2013-2018.

Ban thanh tra nhân dân cung cấp số liệu thanh tra giai đoạn 2013-2018. Các số liệu, tài liệu khác được tác giả thu thập từ các luận văn, luận án đã bảo vệ thành công, các tạp chí, các báo cáo khoa học tại các hội thảo khoa học, các nguồn Internet.

Qua các số liệu, tài liệu thu thập được tác giả sẽ sử dụng các phương pháp xử lý, phân tích số liệu và đưa ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác QLTC theo các nhóm tiêu chí đã trình bày trong Chương 1 của luận văn này.

42

2.2 Phương pháp xử lý thông tin

Các thông tin, số liệu khi thu thập được tiến hành chọn lọc, phân loại, tổng hợp và sắp xếp có hệ thống vào hệ thống các tiêu chí đánh giá cho phù hợp. Kết hợp với các công cụ, kỹ thuật tính toán trên chương trình công nghệ thông tin phù hợp (như excel, máy tính cá nhân,...) và phương pháp phân tích thống kê mô tả để đánh giá các chỉ tiêu, yếu tố của hoạt động quản lý là sử dụng nguồn tài chính tại các BVCL tuyến huyện. Kết hợp với phương pháp phân tích sử dụng bảng biểu, sơ đồ và đồ thị để phân tích các thông tin, số liệu làm rõ vấn đề luận văn nghiên cứu.

2.3 Phương pháp phân tích số liệu

2.3.1. Phương pháp thống kê -so sánh

Thống kê –so sánh là phương pháp liên quan đến việc thu thập, tóm tắt, tính toán trình bày số liệu và so sánh số liệu giữa các nội dung, các giai đoạn để thấy được các đặc trưng khác nhau, từ đó phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu, ở đây chính là việc QLTC tại BVĐK huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội.

Phương pháp thống kê – so sánh được sử dụng trong quá trình nghiên

cứu của luận văn để phân tích thực trạng QLTC tại BVĐK huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội phản ánh chân thực và chính xác đối tượng nghiên cứu. Các phương pháp này giúp cho việc tổng hợp tính toán tài liệu số liệu được chính xác, phân tích tài liệu được khoa học phù hợp khách quan phản ánh được đúng nội dung tác giả cần phân tích.

Tác giả đã biểu diễn dữ liệu bằng các đồ thị mô tả dữ liệu và biểu diễn dữ liệu bằng các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu. Thông qua bảng biểu và đồ thị, biểu đồ về QLTC tại BVĐK huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội.

Trong luận văn phương pháp thống kê – so sánh được dùng để mô tả thực trạng công tác QLTC tại BVĐK huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội

43

thông qua các hình vẽ, bảng biểu được người viết sử dụng để đánh giá những số liệu, các thông tin liên quan đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và QLTC của công ty để có những nhận xét, đánh giá về công tác QLTC của BVĐK huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội trong thời gian qua, có hướng khắc phục những hạn chế và đề xuất các giải pháp thiết thực cụ thể nhằm hoàn thiện công tác QLTC tại BVĐK huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội trong thời gian tới.

2.3.2. Phương pháp phân tích-tổng hợp

Phương pháp phân tích là việc phân chia cái toàn thể của đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những vấn đề nhỏ, đơn giản hơn để nghiên cứu, phát hiện ra thuộc tính, bản chất của từng yếu tố. Từ cơ sở phân tích đó giúp ta hiểu rõ hơn bản chất của đối tượng cần nghiên cứu.

Phương pháp tổng hợp là quy trình ngược với phân tích, hỗ trợ cho phân tích để tìm được cái chung khái quát của đối tượng nghiên cứu. Từ những kết quả nghiên cứu từng bộ phận, vấn đề nhỏ của đối tượng phải tổng hợp thành cái chung khái quát để nhận thức đầy đủ về bản chất của vấn đề.

Phân tích và tổng hợp là hai phương pháp gắn bó, bổ sung chặt chẽ với nhau với nhau trong nghiên cứu luận văn này được sử dụng.

Với đối tượng nghiên cứu là công tác QLTC tại BVĐK huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội, để phân tích rõ vấn đề, tác giả đã chia các nội dung nghiên cứu thành các vấn đề nhỏ để tìm hiểu kỹ từng nội dung, nắm rõ bản chất, ưu điểm, tồn tại của chúng. Sau đó lại khái quát tổng thể để có nhận thức đầy đủ và chung nhất về đối tượng quản lý. Khi xem xét các hiện tượng, sự việc của nội dung quản lý phải đặt nó trong mối quan hệ tác động, ảnh hưởng với các nội dung, yếu tố liên quan đến QLTC của công ty.

Bằng việc phân tích các nội dung chủ yếu của các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài, luận văn sử dụng phương pháp tổng hợp để rút ra những

44

kết quả của các công trình nghiên cứu và đưa ra được khoảng trống cần được nghiên cứu. Phương pháp này được sử dụng xuyên suốt trong tất cả các chương, từ Chương 1 đến Chương 4.

Tại Chương 1, luận văn phân tích các vấn đề lý luận về quản lý tài chính BVCL có thu. Còn tại Chương 3, luận văn đánh giá những kết quả đạt được và những vấn đề cần đặt ra tiếp tục nghiên cứu đối với đề tài. Cụ thể, trên cơ sở phân tích thực trạng QLTC tại BVĐK huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội theo các nội dung của công tác này, luận văn sử dụng phương pháp tổng hợp để đưa ra nhận xét chung về QLTC cả về kết quả và hạn chế.

Phương pháp phân tích – tổng hợp cũng được luận văn sử dụng ở Chương 4. Bằng phương pháp này, luận văn sẽ dựa trên cơ sở thực tiễn để đưa ra các giải pháp, phân tích khả năng khả thi của giải pháp, hoàn thiện QLTC tại BVĐK huyện Mê Linh trong thời gian tiếp theo.

45

Chương 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN MÊ LINH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

3.1. Khái quát về Bệnh viện đa khoa huyện Mê Linh

3.1.1.Khái quát lịch sử hình thành và phát triển

Bệnh viện đa khoa huyện Mê Linh được thành lập theo quyết định số 33/QĐ-SYT ngày 17/4/2008 của Sở Y tế Vĩnh Phúc và được xếp hạng là bệnh viện hạng III; Quyết định số 1385/QĐ-UBND ngày 17/10/2008 của UBND TP.Hà Nội về việc đổi tên Bệnh viện đa khoa huyện Mê Linh thuộc Sở Y tế Vĩnh Phúc thành Bệnh viện đa khoa huyện Mê Linh thuộc Sở Y tế Hà Nội thành phố Hà Nội và được công nhận xếp hạng II theo Quyết định số 4042/QĐ-UBND ngày 25/7/2016 của UBND Thành phố Hà Nội.

Từ tháng 8/2008 đến tháng 5/2017 Bệnh viện hoạt động tại cơ sở cũ tại xã Đại Thịnh – huyện Mê Linh – Tp.Hà Nội.

Từ tháng 6/2017, Bệnh viện Mê Linh được chuyển ra cơ sở mới tại xã Thạch Đà – huyện Mê Linh – Tp.Hà Nội. Với cơ sở hạ tầng có qui mô 200 giường bệnh, các trang thiết bị y tế được đầu tư đồng bộ.

Như vậy, so với các bệnh viện trên địa bàn Tp.Hà Nội, Bệnh viện Mê Linh là đơn vị mới thành lập, còn thiếu nhân lực và năng lực kinh nghiệm cũng còn nhiều hạn chế.

3.1.2 Chức năng nhiệm vụ

Bệnh viện đa khoa huyện Mê Linh là Bệnh viện đa khoa hạng II trực thuộc Sở Y tế Hà Nội.Bệnh viện thực hiện chức năng, nhiệm vụ cụ thể như sau: Cấp cứu – Khám bệnh – Chữa bệnh; Đào tạo cán bộ; Nghiên cứu khoa học về y học; Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật; Phòng bệnh; Hợp tác quốc tế; Quản lý kinh tế y tế.

46

3.1.3. Tổ chức bộ máy

Hiện tại Bệnh viện có 17 Khoa, Phòng bao gồm: 8 Khoa lâm sàng, 05 Khoa cận lâm sàng và 04 Phòng chức năng, bao gồm: Khoa Khám bệnh; Khoa Ngoại tổng hợp; Khoa Nội tổng hợp; Khoa Y học cổ truyền; Khoa Phụ sản; Khoa Nhi; Khoa liên chuyên khoa Tai mũi họng – Răng hàm mặt – Mắt; Khoa hồi sức tích cực và chống độc; Khoa Xét nghiệm; Khoa Chuẩn đoán hình ảnh; Khoa Dược; Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn; Khoa Dinh dưỡng tiết chế; Phòng Kế hoạch tổng hợp và vật tư y tế; Phòng TCKT; Phòng Hành chính quản trị và tổ chức cán bộ; Phòng Điều dưỡng.

Phòng TCKT được giao nhiệm vụ QLTC của bệnh viện. Tổ chức bộ máy kế toán và nhân lực kế toán bệnh viện

Hiện tại Bộ máy kế toán tài chính của bệnh viện gồm 11 người, trong đó có 01 Kế toán trưởng – kiêm trưởng phòng TCKT; 01 kế toán tổng hợp kiêm kế toán thanh toán; 01 kế toán Bảo hiểm y tế và các kế toán viên thực hiện các nhiệm vụ khác nhau được phân công cụ thể theo Đề án vị trí việc làm.

Bộ máy kế toán thực hiện nhiệm vụ dựa trên các Quy định của Nhà nước, Quy trình thanh toán, Quy chế chi tiêu nội bộ do bệnh viện ban hành. Các quy trình và quy chế này được điều chỉnh hàng năm hoặc khi có sự thay đổi về chính sách, chế độ do nhà nước ban hành.

47

Sơ đồ 3.1 Mô hình tổ chức bộ máy kế toán Bệnh viện

Đứng đầu bộ phận là kế toán trưởng, tiếp theo là kế toán tổng hợp, kế toán dược – vật tư y tế, kế toán tài sản – công cụ dụng cụ, kế toán thanh toán BHYT... với số lượng 11 người, thực hiện các chức năng nhiệm vụ cụ thể sau:

Kế toán trưởng:

Kế toán trưởng là người trực tiếp lập dự toán thu, chi ngân sách hàng năm. Dự toán thu, chi ngân sách được tính toán căn cứ theo định mức chi tiêu cho các hoạt động của bệnh viện được quy định tại Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị và các văn bản quy định của nhà nước.

Kế toán trưởng chịu trách nhiệm trước Giám đốc, Phòng Kế hoạch tài chính Sở Y tế về báo cáo tài chính và các hoạt động tài chính của Bệnh viện, triển khai, giám sát, kiểm tra tình hình thực hiện dự toán chi về các hạng mục (mua sắm, sửa chữa...), giúp giám đốc điều hành, quản lý hoạt động thu chi toàn viện thông qua các công việc, cụ thể:

+ Lập kế hoạch hoạt động của Phòng TCKT trình giám đốc phê duyệt. + Tham mưu cho giám đốc tổ chức công tác quản lý các nguồn tài chính của bệnh viện theo quy định.

+ Tham mưu xây dựng định mức chi tiêu cho các hoạt động của bệnh viện. Kế toán trưởng - Trưởng phòng TCKT Kế toán tổng hợp – Kế toán thanh toán (01 người) Kế toán Dược – VTYT (01 người) Kế toán tài sản – CCDC(0 1 người) Kế toán thanh toán BHYT(01 người) Kế toán thanh toán viện phí (05 người) Thủ quỹ download by : skknchat@gmail.com

48

+ Triển khai thực hiện các văn bản tài chính sau khi có sự chỉ đạo của giám đốc.

+ Hướng dẫn và thực hiện các nghiệp vụ kế toán. Tổ chức triển khai và quản lý công tác thu phí.

+ Lập các báo cáo theo quy định định kỳ hoặc đột xuất khi có yêu cầu của Giám đốc hoặc cơ quan chủ quản.

Kế toán tổng hợp – thanh toán:

Kế toán tổng hợp có nhiệm vụ tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày, hàng tháng vào hệ thống phần mềm kết toán, tính trích nộp các khoản thuế của cá nhân và đơn vị theo quy định, Theo dõi biên lai ấn chỉ, lập báo cáo với chi cục thuế hàng tháng.

Kế toán thanh toán có nhiệm vụ theo dõi các khoản thanh toán đến hạn, kiểm tra, rà soát thủ tục thanh toán của các hồ sơ thanh toán của đơn vị trước khi lập ủy nhiện chi, thực hiện các khoản thanh toán cho cán bộ viên chức bệnh viên,...định kỳ thực hiện các báo cáo đối chiếu kho bạc theo quy định, kiểm tra và viết phiếu thu viện phí hàng này nộp cho thủ quỹ.

Kế toán dược – Vật tư y tế:

Kế toán dược – vật tư y tế có nhiệm vụ theo dõi số lượng nhập xuất thuốc, vật tư y tế, cùng Khoa Dược kiểm nhập, kiểm kê tồn kho định kỳ vào cuối tháng, theo dõi lượng nhập theo đúng hàng phê duyệt trúng thầu về số lượng chủng loại quy cách, lập báo cáo hàng tồn kho hàng tháng, theo dõi nhập xuất tồn nhà thuốc bệnh viện.

Kế toán tài sản – công cụ dụng cụ:

Kế toán tài sản – công cụ dụng cụ có nhiệm vụ quản lý tài sản, công cụ dụng cụ toàn viện, thực hiện công tác kiểm kê, báo cáo kiểm kê tài sản, công cụ dụng cụ cuối năm, phối hợp với các phòng chức năng kiểm tra, giám sát công tác quản lý sử dụng tài sản, trang thiết bị y tế tại các Khoa, Phòng.

49

Kế toán thanh toán BHYT

Kế toán thanh toán BHYT có nhiệm vụ lưu trữ hồ sơ, tài liệu liên qua đến công tác thanh toán kinh phí khám chữa bệnh BHYT, kiểm tra, rà soát hồ sơ bệnh nhân đến khám chữa bệnh ngoại trú, bệnh nhân điều trị nội trú ra viện hàng ngày, thực hiện đẩy giữ liệu đề nghị thanh toán lên công giám định bảo hiểm hàng ngày, tổng hợp báo cáo đề nghị thanh toán khám chữa bệnh hàng tháng, quy theo quy định, tiếp nhận và phối hợp với với các Khoa, Phòng giải trình các nội dung cơ quan giám định bảo hiểm có ý kiến, đề nghị xuất toán và thực hiện các công việc khác do Trưởng phòng phân công.

Kế toán thanh toán viện phí

Kế toán thanh toán viện phí có nhiệm vụ thu phí đối với bệnh nhân đến khám bệnh thuộc đối tượng phải thu phí, hàng ngày nộp tiền cho thủ quỹ và báo cáo tiền mặt thu trong ngày, giải thích cho bệnh nhân về công tác thu phí khi bệnh nhân yêu cầu.

Thủ quỹ

Thủ quỹ có nhiệm vụ thực hiện thi, chi, ghi sổ quỹ hàng ngày khi có chứng từ thu, chi hợp lệ theo quy định, quản lý toàn bộ khối lượng tiền mặt tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại bệnh viện đa khoa huyện mê linh, thành phố hà nội​ (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)