Với kết quả hoạt động của đơn vị, năm 2018 bệnh viện đã tự đảm bảo được nguồn chi thường xuyên, và năm 2019 theo chỉ đạo chung của Thành
90
phố bệnh viện đã được giao tự chủ chi thường xuyên.
Việc xây dựng phương án tự chủ tài chính phù hợp với thực tiễn bệnh viện, phương án có tính khả thi sẽ tạo điều kiện cho hoạt động QLTC có thêm công cụ đắc lực để kiểm soát và định hướng các hoạt động tài chính phù hợp với các hoạt động chung của đơn vị.
Để đảm bảo được các khoản chi thường xuyên theo nhiệm vụ được giao, bệnh viện phải xây dựng phương án tự chủ cho từng năm và phải thực hiện báo cáo, đánh giá hàng quý để điều chỉnh lại phương án cho phù hợp với thực tế hoạt động của đơn vị. Qua đó rút ra những thiếu xót để hoàn thiện phương án tự chủ nhằm đạt được phương án có khả thi nhất.
Thực hiện triển khai phương án tự chủ tài chính từng năm đến đội ngũ lãnh đạo quản lý tại các Khoa, Phòng. Tuyên truyền, tập huấn cho người lao động hiểu và thực hiện đúng các mục tiêu đã đề ra để hoàn thành được phương án đã được duyệt.
Để thực hiện tiết kiệm chi phí, cần sự nỗ lực của toàn thể đội ngũ CBVC trong bệnh viện. Bệnh viện cũng cần rà soát lại một số hoạt động chuyên môn, hoạt động nào chưa thực hiện tiết kiệm cần đưa ra phương án cụ thể để giảm thiểu chi phí nhưng không được ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ cung cấp cho người bệnh.
Đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ được giao, tăng cường ứng dụng công nghệ trong công tác quản lý, đặc biệt là hoạt động QLTC nhằm nâng cao chất lượng quản lý của bệnh viện. Ngoài ra, bệnh viện cần khai thác, sử dụng hết công suất của các trang thiết bị y tế, mở sổ theo dõi, quản lý thời gian hoạt động, số lượng thực hiện từng ca bệnh cho mỗi máy, theo dõi công tác bảo trì, sửa chữa để tối đa hóa công suất máy trong quá trình sử dụng.
Tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính phải được thực hiện bằng hệ thống những chế tài có thưởng phạt phân minh. Thưởng cho cá nhân, tập thể
91
chấp hành đúng quy định, có hiệu quả về công tác tự chủ tài chính, đồng thời phải xử lý nghiêm những vi phạm, lợi dụng tự chủ tài chính gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động tài chính của đơn vị.
4.2.3. Tăng cường công tác kiểm tra tài chính, xây dựng và hoàn thiện ban kiểm tra tài chính, ban thanh tra nhân dân
Hoạt động kiểm tra, giám sát tài chính cần được tiến hành theo tuần tự, trước tiên từ khâu lập kế hoạch tài chính, kiểm tra quy trình lập dự toán thu, chi ngân sách. Tiếp theo phải kiểm tra quá trình thực hiện kế hoạch tài chính đã được duyệt, từ là kiểm tra, kiểm soát các nghiệp vụ tài chính phát sinh. Khâu này rất quan trọng vì sẽ có sự đối chiếu, kiểm tra để kịp thời phát hiện những vi phạm chính sách, chế độ tài chính. Trên cơ sở đó sẽ ngăn ngừa được những hậu quả xấu, đồng thời góp phần thúc đẩy sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn lực tài chính của đơn vị. Cuối cùng là kiểm tra khi đã kết thúc năm tài chính. Kiểm tra các số liệu, báo cáo, tính đúng đắn, trung thực của các báo cáo để rút ra bài học kinh nghiệm cho các kỳ sau. Yêu cầu các giai đoạn kiểm tra, kiểm soát tài chính phải tiến tiến hành tuần tự, quy định, đảm bảo kết quả thu được sẽ giúp công tác QLTC kế toán của các đơn vị sự nghiệp ngày càng đi vào nề nếp, tuân thủ các quy định về tài chính kế toán cũng như các quy định của Nhà nước.
Kế hoạch kiểm tra, giám sát phải thực hiệt song song với quá trình triển khai dự toán ngân sách hàng năm, để kết quả kiểm tra được khắc phục và điều kịp thời trong quá trình tổ chức hoạt động bệnh viện nói chung cũng như hoạt động QLTC bệnh viện nói riêng.
Xây dựng, hoàn thiện tổ kiểm tra tài chính, ban thanh tra nhân: Cần bố trí những các bộ làm công tác kiểm tra, giám sát hoạt động tài chính có chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm công tác, tác phong làm việc gương mẫu, đúng mực, đạo đức tốt. Thành lập một ban kiểm tra tài chính, ban thanh
92
tra nhân dân hoạt động có hiệu quả, thực hiện kiểm tra, giám sát thường xuyên và phải chỉ ra những hạn chế, vi phạm cụ thể, đồng thời đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế các sai phạm tại đơn vị, từ đó đảm bảo việc hoạt động tại đơn vị được thực hiện đúng quy định.
Xây dựng kế hoạch đào tạo nghiệp vụ chuyên môn về QLTC cho đội ngũ thực hiện công tác kiểm tra, giám sát hoạt động tài chính bệnh viện, cán bộ Ban thanh tra nhân dân, thanh tra thủ trưởng từ đó góp phần nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra hỗ trợ hoạt động QLTC bệnh viện được hoàn thiện và hiệu quả.
4.2.4 Cần có Qui chế chi tiêu nội bộ hợp lý hơn.
Định mức chi NSNN không những là căn cứ để lập kế hoạch tài chính mà còn là cơ sở để kiểm tra, giám sát các hoạt động tài chính của đơn vị. Mỗi nội dung chi cần có tiêu chuẩn, định mức phù hợp để đảm bảo tính hiệu quả, tránh lãng phí nguồn lực của bệnh viện.
Việc ban hành các quy định, định mức phù hợp sẽ tạo điều kiện cho công tác QLTC được thực hiện một cách minh bạch, rõ ràng. Bệnh viện cần xác định kinh phí chi cho mỗi nhóm dựa trên: Định mức tiêu hao các loại vật tư, dụng cụ cho mỗi hoạt động và kết cấu chi phí cho từng dịch vụ theo quy định hiện hành của nhà nước, các Quy chế thực hành tiết kiệm điện; Quy chế quản lý sử dụng tài sản công; Định mức vật tư tiêu hao hóa chất; Quy trình kỹ thuật;...
Quy chế chi tiêu nội bộ là công cụ quan trọng trong công tác QLTC tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập. Việc xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị phù hợp với tình hình thực tế tại đơn vị vừa có thể giúp tiết kiệm các khoản chi chưa phù hợp, hạn chế các khoản chi vượt định mức, đồng thời các cơ chế cho người lao động phù hợp sẽ khuyến khích người lao động làm việc hăng say, tăng năng suốt lao động, từ đó giảm các khoản chi và tăng nguồn
93
thu cho đơn vị, đặc biệt là trong tình hình đơn vị đã được giao tự chủ tài chính chi thường xuyên năm 2019.
Quy chế chi tiêu nội bộ cần được xây dựng dựa trên các nguyên tắc: + Quy chế chi tiêu nội bộ phải đảm bảo cho bệnh viện hoàn thành nhiệm vụ chính trị, thực hiện hoạt động thường xuyên phù hợp với đặc thù trong lĩnh vực y tế, đồng thời đảm bảo tính hiệu quả và tăng cường công tác QLTC.
+ Quy chế chi tiêu nội bộ phải được xây dựng công khai, dựa trên sự đóng góp ý kiến của toàn thể CBVC bệnh viện. Các nội dung trong quy chế phải ưu tiên chi cho các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ. Tăng thu, tiết kiệm chi hành chính và tổ chức, phân công lao động cho hợp lý và hiệu quả.
4.2.5 Đẩy mạnh xã hội hóa để tăng cường các nguồn tài chính
Thực tế cho thấy, các hoạt động liên doanh, liên kết tại các BVCL có thu mang lại nhiều kết quả tích cực, đáp ứng nhu cầu mới về trang thiết bị y tế đặc biệt là trang thiết bị kỹ thuật cao, phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân trong khi kinh phí đầu tư của nhà nước chưa cung cấp đủ.
Hiện nay, BVĐK huyện Mê Linh chưa triển khai các hoạt động xã hội hóa vì vậy nguồn thu của bệnh viện còn hạn hẹp, chưa đáp ứng hết nhu cầu khám chữa bệnh của bà con nhân dân trên địa bàn. Do vậy, Bệnh viện cần xây dựng các Đề án xã hội hóa để tăng các nguồn tài chính và đảm bảo ổn định nguồn thu cho đơn vị. Cụ thể:
+ Bệnh viện cần tiến hành xây dựng các đề án xã hội hóa trình duyệt các cấp có thẩm quyền, đề án cần nêu rõ các nội dung liên quan đến liên doanh, liên kết và phải làm rõ tự cam kết về nguồn tài chính đóng góp, tiến độ thời gian đóng góp, phương thức ăn ca và trách nhiệm của mỗi bên. Trước tiên là đối với các bệnh nhân tuyến giáp, bệnh nhân cần can thiệp, phẫu thuật tim mạch, bệnh nhân thận nhân tạo, để người bệnh không phải chuyển tuyến trên điều trị đồng thời tăng nguồn thu cho bệnh viện. Đây là các bệnh mãn tính
94
phổ biến và có nhu cầu điều trị ổn định, bệnh viện cần ưu tiên xây dựng đề án xã hội hóa, kêu gọi đầu tư từ các tổ chức, cá nhân có năng lực để triển khai Trung tâm thận nhân tạo, Phẫu thuật và điều trị bệnh về tuyến giáp, phối hợp với các bệnh viện tuyến trên nhận chuyển giao kỹ thuật về can thiệp tim mạch...
+ Đối với nguồn huy động xã hội hóa, nếu các nguồn của đối tác xã hội hóa bằng hiện vật (trang thiết bị, vật tư, hóa chất...) thì phải xác định rõ chủng loại, nguồn gốc xuất xứ, giá trị và đánh giá chất lượng thiết bị, cần có hội đồng đánh giá trang thiết bị, vật tư trước khi đóng góp.
+ Tổ chức đào tạo, phát triển nguồn nhân lựccho các hoạt động xã hội hóa.
4.2.6 Xây dựng đội ngũ cán bộ QLTC chuyên trách, có tinh thần, trách nhiệm và chuyên môn nghiệp vụ cao
Xây dựng đội ngũ QLTC có chất lượng toàn diện về chính trị, tư tưởng, phẩm chất đạo đức; về năng lực tham mưu, đề xuất, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện; gương mẫu chấp hành mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và quy định của ngành. Cán bộ làm công tác QLTC phải thực sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư trong thi hành nhiệm vụ là một yêu cầu mang tính cấp thiết trong tình hình hiện nay.
Đội ngũ cán bộ đang làm công tác QLTC tại các BVCL có thu nói chung, BVĐK huyện Mê Linh nói riêng đều đã qua đào tạo với trình độ chuyên môn từ trung cấp đến đại học; có phẩm chất đạo đức tốt; tinh thần trách nhiệm cao. Tuy nhiên, việc thường xuyên bồi dưỡng kiến thức chuyên môn là một yêu cầu tất yếu, do sự phát triển kinh tế - xã hội kéo theo việc thay đổi các quy định trong đó có các quy định về kinh tế tài chính đòi hỏi đội ngũ cán bộ tài chính phải liên tục học tập, trau dồi kiến thức để cập nhật kịp thời nhưng quy định QLTC của Nhà nước.
Để thực hiện tốt nội dung này có thể sử dụng nhiều hình thức, biện pháp khác nhau, kết hợp nhiều hình thức học tập như cử cán bộ đi học các lớp bồi
95
dưỡng chuyên môn nghiệp vụ; các lớp hưỡng dẫn triển khai Nghị định, Thông tư mới tại các trường, trung tâm đào tạo; tập huấn bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, nghiên cứu học tập, quán triệt nghiêm túc có chất lượng các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, luật pháp của Nhà nước, điều lệ, quy định của ngành. Đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng chông tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm. Quán triệt và thực hiện nghiệm túc các quy định trong Điều lệ công tác tài chính. Động viên khích lệ tinh thần tự học tập, tự nghiên cứu là cơ bản, chủ yếu vừa tranh thủ được nhiều thời gian, mọi điều kiện môi trường vừa gắn kết với thực tế công việc, đồng thời tăng cường công tác bồi dưỡng tập huấn chuyên môn nghiệp vụ của các cơ quan tài chính cấp trên.
Đi đôi với bồi dưỡng phát triển chuyên môn nghiệp vụ, cần nâng cao phẩm chất đạo đức, nhận thức chính trị cho đội ngũ QLTC, cần phải hoàn thiện chế độ công tác của bộ phận TCKT; đổi mới tác phong, phương pháp công tác của phòng TCKT cho phù hợp với mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ của công tác tài chính trong thời kỳ mới.
4.2.7 Nâng cao nhận thức của Lãnh đạo, cán bộ viên chức người lao động về công tác tự chủ.
Hàng năm, bệnh viện cần thông báo công khai Phương án tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính của đơn vị tới từng CBVC và người lao động, đặc biệt là các Lãnh đạo Khoa, Phòng nắm được và kế hoạch thực hiện cụ thể cho Khoa, Phòng mình.
Bệnh viện cần tích cực tuyên truyền nâng cao nhận thức của đội nghũ Lãnh đạo, CBVC và người lao động về công tác tự chủ. Định kỳ thông báo kết quả thực hiện thu, chi tài chính tới các Khoa, Phòng và tới từng CBVC của bệnh viện.
Tổ chức mở các lớp tập huấn nâng cao nhận thức về công tác tự chủ bệnh viện.
96
4.2.8 Kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền hoàn thiện các cơ chế liên quan đến tự chủ tài chính tại các BVCL có thu
Kiến nghị Cơ quan có thẩm quyền cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách về tự chủ tài chính tại các BVCL có thu; hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của các đơn vị sự nghiệp công lập theo yêu cầu tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ.
Hoàn thiện các quy định liên quan đến hoạt động liên doanh, liên kết, xã hội hóa tại các BVCL có thu từ đó tạo điều kiện cho các BVCL có thu nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ, đa dang hóa nguồn thu, nâng cao thu nhập cho CBVC và người lao động.
Hoàn thiện cơ chế khuyến khích, thu hút các bác sĩ về làm tại các bệnh viện tuyến dưới một cách hiệu quả, như: tạo điều kiện về chỗ ăn ở, dịch vụ xã hội và chính sách đặc thù về thu nhập, cơ hội thăng tiến…
Tăng cường công tác quản lý nhà nước, xây dựng và thực hiện cơ chế kiểm soát chéo giữa người bệnh và bệnh viện. Đẩy nhanh lộ trình và thực hiện tính đúng, tính đủ chi phí trong giá dịch vụ y tế. Thiết kế các gói dịch vụ y tế cơ bản đồng bộ ở các tuyến (hiện mới có gói cho tuyến cơ sở).
Gắn trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị trong việc trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm để quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, cả về tài chính lẫn nhân sự của đơn vị.
97
KẾT LUẬN
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn QLTCtạ Bệnh viện đa khoa huyện Mê Linh giai đoạn 2013-2018, có thể rút ra một số kết luận chủ yếu sau:
1. Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động của các đơn vị sự nghiệp y tế công lập, trong đó có các BVCL có thu đã chuyển sang thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính. Điều này vừa tạo thuận lợi, vừa gây khó khăn cho các BVCL có thu. Thuận lợi là, mở rộng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính cho các BVCL có thu, từ đó tạo động lực, phát huy hết năng lực của các bệnh viện. Tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các bệnh viện, nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, nâng cao đời sống cho CBVC và người lao động trong bệnh viện. Khó khăn là, cơ chế, chính sách để bệnh viện thực hiện các chính sách đãi ngộ, thu hút đối với cán bộ, y tế giỏi chưa hợp lý; giá dịch vụ y tế chưa tính đủ chi phí; việc xã hội hóa đầu tư khó thực hiện do hành lang pháp lý chưa hoàn thiện.
2. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác QLTC tại các Bệnh viện. Ban lãnh đạo và các phòng ban chức năng BVĐK huyện Mê Linh đã có nhiều nỗ lực để hoàn thiện công tác QLTC của mình, vì vậy đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, trong đó những thành tự lớn là: việcchấp hành chế độ báo