5. Kết cấu của luận văn
3.3.2. Những hạn chế
Trong các nội dung quản lý nhà nƣớc về BHXH, BHYT bên cạnh những mặt đã đạt đƣợc, BHXH huyện Ba Bể vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục, cụ thể là:
- Số ngƣời tham gia BHXH tự nguyện còn rất thấp. Năm 2012 chỉ chiếm 0,8% số ngƣời tham gia BHXH, tỷ lệ này ở năm 2013, 2014 lần lƣợt là 1,1% và 1,8%.
- Mặc dù BHXH huyện Ba Bể luôn hoàn thành kế hoạch thu hàng năm do BHXH tỉnh Bắc Kạn giao nhƣng vẫn để xảy ra tình trạng nợ đọng. Năm 2014, tổng số tiền nợ BHXH, BHYT vẫn còn tới 470,9 triệu đồng. Với số tiền nợ đọng này thì ngƣời lao động trong chính các đơn vị nợ đọng sẽ chịu thiệt thòi vì quyền lợi của họ bị ảnh hƣởng.
- Công tác thông tin tuyên truyền các chế độ, chính sách về BHXH, BHYT còn chƣa đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, liên tục, nội dung và hình thức tuyên truyền còn nhiều hạn chế. Tuyên truyền qua các hình thức nhƣ hội thảo, tập huấn, qua các buổi sinh hoạt của các tổ chức chính trị xã hội ở địa phƣơng hầu nhƣ chƣa đƣợc thực hiện.
- Việc mở rộng đối tƣợng tham gia còn chậm, số ngƣời tham gia BHXH, BHYT còn thấp, tình trạng chậm đóng, nợ BHXH còn xảy ra ở một số doanh nghiệp.
- Số lƣợng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và ngƣời lao động làm việc trong các doanh nghiệp này chƣa tham gia BHXH, BHYT còn khá lớn. Theo số liệu thống kê của phòng Thống kê huyện Ba Bể thì tính đến hết năm 2014, huyện Ba Bể có 7 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực công nghiệp, thƣơng mại và dịch vụ nhƣng chỉ có 5 đơn vị đã đăng kí tham gia BHXH tại BHXH huyện Ba Bể, chiếm tỉ lệ là 71,4%. Số lao động đang làm việc theo hợp đồng có thời hạn từ 3 tháng trở lên tại các doanh nghiệp này là khoảng 36 lao động nhƣng chỉ có 19 lao động đƣợc tham gia BHXH, còn 17 ngƣời chƣa đƣợc tham gia BHXH bắt buộc.
- Vẫn còn tình trạng giải quyết chậm, không kịp thời các chế độ, chính sách về BHXH, BHYT cho các đối tƣợng tham gia.
3.3.3. Nguyên nhân gây ra những hạn chế
- Đối tƣợng và loại hình tham gia BHXH tự nguyện theo quy định của luật Bảo hiểm xã hội còn hạn chế. Bên cạnh đó, việ
ện hiệ
ứ ƣ ộng thu nhập thấp, đặc biệt là
vùng khó khăn nhƣ huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn.
- Số cán bộ thu ít nhƣng địa bàn quản lí rộng nên việc kiểm tra tình hình thực hiện BHXH, BHYT chƣa bao quát đƣợc hết các đơn vị. Bộ phận thu của BHXH huyện Ba Bể có hai cán bộ trực tiếp làm công tác thu trong khi khối lƣợng công việc rất lớn, các đơn vị sử dụng lao động có trụ sở nằm rải rác trong toàn huyện Ba Bể, vì thế, việc liên hệ với các đơn vị này để tiến hành kiểm tra số lao động và quỹ lƣơng thực tế so với số lao động và quỹ lƣơng đăng kí tham gia đóng BHXH mất nhiều thời gian và gặp nhiều trở ngại.
- Các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh theo mùa vụ, chƣa hiểu hết trách nhiệm của việc đóng BHXH, BHYT khi ngƣời lao động bị rủi ro thì chủ sử dụng lao động mới nộp.
- Các chế độ đƣợc hƣởng từ BHXH, BHYT nhiều với nhiều Luật, nhiều văn bản hƣớng dẫn thi hành. Các văn bản này nhiều khi thay đổi dẫn đến các cán bộ nghiệp vụ không kịp cập nhật dẫn đến không kịp triển khai. Bên cạnh đó, một số phần mềm nghiệp vụ chƣa hoàn chỉnh, thƣờng xuyên xảy ra lỗi khi sử dụng, ảnh hƣởng đến hiệu quả công việc nhƣ phầm mềm giám định BHYT.
- Địa bàn huyện Ba Bể rộng và không tập trung. Bên cạnh đó, nguồn kinh phí hàng năm mà BHXH tỉnh Bắc Kạn cấp cho công tác tuyên truyền xuống BHXH các huyện còn hạn chế.
- Đối với ngƣời sử dụng lao động: trong điều kiện kinh tế thị trƣờng, các doanh nghiệp thƣờng tìm cách hạ thấp chi phí sản xuất để có thể cạnh tranh đƣợc với các đối thủ cạnh tranh. Việc tham gia BHXH, BHYT cho ngƣời lao động sẽ làm cho phi phí sản xuất tăng nên các doanh nghiệp thƣờng tìm cách trốn đóng BHXH, BHYT.
- Đối với ngƣời sử dụng lao động: đa số ngƣời lao động chƣa có nhận thức đầy đủ về ý nghĩa nhân văn của chính sách BHXH nên chƣa có ý thức
tham gia BHXH. Nhiều ngƣời chỉ nhận thấy lợi ích trƣớc mắt là nếu tham gia BHXH thì tiền lƣơng, tiền công hàng tháng họ nhận đƣợc sẽ ít hơn nên đã không chủ động yêu cầu đƣợc tham gia BHXH ngay sau khi kí hợp đồng lao động. Bên cạnh đó, những ngƣời lao động có ý thức tham gia BHXH là quyền lợi chính đáng đã đƣợc quy định rõ trong luật BHXH nhƣng ngại không dám đấu tranh vì lo sợ chủ sử dụng lao động sẽ đuổi việc khi đó họ phải tìm kiếm công việc mới, ảnh hƣởng đến cuộc sống của bản thân và gia đình mình.
Chƣơng 4
MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ
NHẰM TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ BẢO HIỂM Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN BA BỂ TỈNH BẮC KẠN