6. Kết cấu khóa luận
1.3. Sơ lược tình hình áp dụng Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế tại các
các
quốc gia trên thế giới
1.3.1. Tmh hình áp dụng IFRS trên thế giới
Dựa trên tổng quan các thông tin tại trang https://accaonline.edu.vn/ifrs, khóa luận tổng quan tình hình áp dụng IFRS trên thế giới như sau:
Do xu hướng mở rộng khuôn khổ hoạt động ra toàn cầu của các nhà đầu tư, kết hợp với khuynh hướng hội tụ nền kinh tế thế giới, kế toán giờ đây không chỉ là vấn đề mang tính quốc gia. Ngoại trừ những DN có quy mô tầm cỡ như các tập đoàn đa quốc gia với mục tiêu cần thiết thu hút những vốn đầu tư trên thị trường nước ngoài thì vẫn có những công ty với quy mô nhỏ hơn (vừa, nhỏ và siêu nhỏ) chỉ có mục tiêu thu hút vốn quốc gia hoặc trên thị trường chứng khoán. Hơn thế nữa, do sự đa dạng về quy mô, năng lực, phạm vi ảnh hưởng dẫn đến sự khác biệt về nhu cầu thông tin đảm bảo quá trình quản trị và điều hành của từng DN. Để đáp ứng sự đa dạng này, tùy vào nền kinh tế và đặc điểm của tùy quốc gia, các DN sẽ được lựa chọn IFRS hoặc chuẩn mực BCTC mà quốc gia đó đang hiện hành. Các quốc gia áp dụng IFRS theo những phương pháp rất đa dạng. Các quốc gia chưa có kế hoạch áp dụng IFRS thì đều đang có xu hướng điều chính chế độ kế toán của mình sao cho phù hợp và tương thích hơn với IFRS, bắt kịp xu thế toàn cầu.
Tính đến nay, đã có hơn 140 quốc gia và các vùng lãnh thổ ứng dụng IFRS khi nó mới được đưa vào áp dụng từ ngày 1/1/2015. Trong một đánh giá gần đây, đã có hơn 114 đất nước đã quyết định ứng dụng IFRS cho BCTC của các tập đoàn, doanh nghiệp của họ. Đã có rất nhiều quốc gia trên thế giới thực hiện áp dụng hầu như tất cả chuẩn mực này vào công cuộc lập BCTC của họ như Singapore, Campuchia, Maylasia, Hong Kong và Trung Quốc. Để phân tích rõ hơn về tình hình áp dụng
Chuẩn mực IFRS trên toàn thế giới, em xin phép phân tích về tiến trình áp dụng của một số quốc gia, khu vực như sau:
- Liên minh Châu Âu:
Liên minh Châu Âu (EU) đã có một quá trình hội nhập kế toán ngay từ đầu những năm 1995. Để xây dựng một CMKT được thừa nhận rộng rãi trên toàn cầu, EU đã tiến hành xác nhận, thông qua từng IFRS theo quy trình tổ chức riêng và đã quy định các tập đoàn, doanh nghiệp cần lập BCTC theo chuẩn mực mới này. Vào đầu năm 2011, quá trình hội tụ kế toán quốc tế đã được hội đồng tư vấn BCTC EU ban hành cụ thể và đến cuối năm 2011, vẫn còn một số các nội dung trong Chuẩn mực IFRS còn chưa được thông qua và đang chờ chỉnh sửa. Qua đó, ta có thể thấy, nhìn chung EU đã và đang ứng dụng hoàn toàn IFRS nhưng việc EU xác nhận và thông qua từng chuẩn mực dẫn đến hệ thống kế toán chưa hoàn toàn đồng bộ với IFRS, dẫn đến việc chưa hoàn chỉnh được sự thống nhất trong hệ thống các chuẩn mực kế toán. Điều này sẽ gây ra một số những sự khác biệt khi các quốc gia của EU ứng dụng các quy định này vào thực tế bởi lẽ các CMKT của các quốc gia này còn chưa được đồng thuận và nhất quán.
- Pháp:
Pháp là một trong những đất nước tại Liên minh Châu Âu áp dụng IFRS theo phương pháp chọn lọc và sửa đổi. Pháp chỉ áp dụng hội tụ IFRS với BCTC của các công ty đại chúng, còn với các loại hình DN còn lại, Pháp sẽ áp dụng hội tụ IFRS khi cần thiết. Pháp có khuynh hướng sẽ sửa đổi các IFRS để phù hợp với đặc điểm nền kinh tế của Pháp, đồng thời sẽ ban hành một số CMKT quốc gia.
- Úc:
Úc là một trong những đất nước đầu tiên thực hiện vận dụng IFRS vào việc lập BCTC (theo Pacter,2005), từ năm 2002, Úc đã bắt đầu quá trình tái tạo lại từ CMKT Úc sang IFRS và sau 3 năm, vào ngày 1/1/2005, Úc đã chính thức tiến hành áp dụng IFRS. Tuy vậy, Úc không áp dụng hoàn toàn IFRS mà đã có những sự chỉnh sửa, thay đổi để phù hợp tình hình kinh tế và luật pháp của quốc gia này. Hiện nay, CMKT được áp dụng tại Úc không hoàn toàn là IFRS mà đã có sự điều chỉnh
thành A-IFRS (IFRS sau khi được sửa đổi theo Úc). Sự chuyển đổi này bao gồm việc sửa đổi những thuật ngữ, hay bổ sung những thông tin hướng dẫn và việc lựa chọn bạn hành. Tuy nhiên, điều này sẽ dẫn đến việc các CMKT tại đây sẽ không được nhất quán với IFRS bởi điều này đã hình thành nên những điểm không tương đồng trong CMKT cũng như trong quá trình các DN tại Úc áp dụng thực tế.
- Trung Quốc:
Trung Quốc bắt đầu chính thức thiết lập hệ thống CMKT của riêng quốc gia này theo sự hòa hợp với kế toán quốc tế trên cơ sở IFRS vào ngày 1/1/2007. Trung Quốc thay đổi chế độ kế toán dựa trên cơ sở và những nguyên tắc chung của IFRS. Bộ Tài chính Trung Quốc đã ra tuyên bố là bộ CMKT của Trung Quốc này sẽ được thay đổi theo cơ sở phù hợp và tiệm cận nhất với IFRS.
1.3.2. Bài học cho Việt Nam
Đối với Việt Nam, theo các nhận định của những kế kiểm toán viên, các nhà lãnh đạo hay nhà đầu tư thì việc áp dụng IFRS là rất cần thiết vì nó giúp cải thiện chất lượng thông tin, nâng cao khả năng so sánh trên BCTC. Theo các nhà hoạch định chính sách và hiệp hội nghề kế toán, Việt Nam cần ban hành các bộ chuẩn mực và khung pháp lý về kế toán để phù hợp và tiệm cận gần với quốc tế, IFRS có thể được ứng dụng hoàn toàn tại Việt Nam hoặc có thể thay đổi sao cho đáp ứng được với điều kiện nền kinh tế tại Việt Nam. Qua những kinh nghiệm đi trước của các nước trên thế giới đã áp dụng thành công IFRS, Việt Nam có thể rút ra những bài học như sau:
Thứ nhất, với những lợi ích mà IFRS mang lại, các DN tại Việt Nam sẽ tạo
ra các BCTC đáng tin cậy và dựa trên chuẩn mực phạm vi toàn cầu, qua đó giúp các thông tin trên BCTC minh bạch, rõ ràng hơn, thể hiện được trách nhiệm của ban quản lý trong việc phản ảnh hợp lý trung lực tình hình tài chính của công ty.
Thứ hai, dựa vào những kinh nghiệm từ các nước đi trước, thay vì tiến tới
thông qua toàn bộ IFRS, trước mắt Việt Nam nên chọn lọc và áp dụng một số các chuẩn mực IFRS. Bộ Tài chính Việt Nam cũng đã đưa ra đề án là chỉ khoanh vùng một số đối tượng các DN có nhu cầu và nguồn lực được lựa chọn để áp dụng IFRS, chứ không bắt buộc tất cả các DN trên toàn đất nước.
Cuối cùng, trong quá trình nghiên cứu áp dụng IFRS, Việt Nam rất cần sự tư vấn từ các nước có kinh nghiệm thực hiện IFRS từ thời điểm rất sớm như Úc và Mỹ. Kinh nghiệm từ những quốc gia này sẽ là những bài học quý giúp Việt Nam rút ngắn khoảng cách áp dụng hoàn toàn IFRS.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1:
Chương 1 trình bày các cơ sở lý luận về chất lượng thông tin kế toán và khái niệm, lịch sử hình thành nội dung Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế từ giai đoạn hình thành đến giai đoạn phát triển như ngày nay. Trên cơ sở nghiên cứu những lý luận chung, Chương 1 đã làm rõ quan điểm về chất lượng thông tin kế toán trên khía cạnh lập và trình bày BCTC đó là: thích hợp, trung thực, có khả năng so sánh,
có thể kiểm chứng, kịp thời và có thể hiểu được. Đồng thời, Chương 1 phân tích rõ
những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trong DN, gồm: chuẩn mực kế toán, hệ thống pháp lý, cấu trúc doanh nghiệp, công nghệ thông tin, sự tham gia của quản trị doanh nghiệp vào quá trình thực hiện hệ thống và đội ngũ kế toán. Trong đó, các chuẩn mực kế toán là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trong DN. Ngoài ra, Chương 1 trình bày thực trạng áp dụng IFRS trên các nước trên thế giới, từ đó rút ra được bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình áp dụng Chuẩn mực kế toán quốc tế.
Chương 2: Ảnh hưởng của áp dụng Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế đến chất lượng thông tin kế toán tại Công ty Cổ phần Vận tải và Dịch vụ Petrolimex Hà Tây
2.1. Khái quát thực trạng áp dụng Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc
tế tại
doanh nghiệp Việt Nam
2.1.1. Sơ lược tình hình áp dụng Chuẩn mực báo cáo tài chính
quốc tế tại
doanh nghiệp Việt Nam
Bộ Tài chính Việt Nam đã nghiên cứu và cho ban hành 26 CMKT dựa vào CMKT quốc tế tại thời điểm từ 2001 đến 2005. Đến thời điểm này, không thể phủ nhận VAS đã giúp BCTC của DN rất nhiều trong việc thể hiện được tính minh bạch và độ trung thực, cung cấp cho doanh nghiệp những thông tin kế toán đáp ứng với đặc trưng nền kinh tế Việt Nam. Mặt khác, với khuôn khổ kinh tế Việt Nam đang có khuynh hướng hội nhập kinh tế thế giới và sau gần 20 năm áp dụng, VAS dần bộc lộ ra một số mặt hạn chế cũng như một số khoản mục kế toán còn chưa đuổi kịp với các thay đổi của nền kinh tế toàn cầu hiện nay. Theo nhận xét của các giới chuyên môn hay các nhà hoạch định tài chính, sự khác biệt giữa VAS và IFRS còn khá lớn, điều này đã tạo ra không ít những rào cản trong việc thúc đẩy thêm các nguồn vốn từ các nước trên toàn khu vực. Một trong số những khác biệt lớn có thể nói đến đó là theo VAS, nhiều khoản mục trên BCTC vẫn được ghi nhận theo giá gốc, còn theo IFRS, các khoản mục trên BCTC đều được ghi nhận theo giá trị hợp lý hoặc giá trị có thể thu hồi. Việc doanh nghiệp vẫn áp dụng VAS sẽ làm dẫn đến giá trị tài sản và nợ phải trả của doanh nghiệp chưa phản ánh đúng như diễn biến thực tế của thị trường. Hiểu rõ được sự cấp thiết trong việc áp dụng IFRS, đã có một số các DN tại Việt Nam đã công bố bộ BCTC hợp nhất theo IFRS cùng song song với bộ BCTC hợp nhất theo VAS. Hầu hết những DN tiên phong trong việc lập BCTC theo IFRS là những ngân hàng hay các tập đoàn có quy mô hàng đầu, với mục đích thu hút được không chỉ nhà đầu tư trong nước mà còn từ nước ngoài. Hai trong số đó có thể kể đến như: Tập đoàn Vingroup, Tập đoàn Bảo Việt.
năm 2009. Vingroup (trước là Vincom) đã lập và kiểm toán BCTC hợp nhất theo IFRS từ năm 2005. Sau khi lập BCTC theo Chuẩn mực IFRS, Vingroup đã đạt được vô số những thành công nhất định trên thương trường quốc tế, có thể kể đến như sau:
• Vingroup là doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên phát hành 100 triệu USD trái phiếu chuyển đổi quốc tế thành công niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Singapore;
• 3/2012: Vingroup tiếp tục phát hành thành công trái phiếu chuyển đổi quốc tế với trị giá 185 triệu USD được niêm yết tại Sàn giao dịch Chứng khoán Singapore;
• Tháng 12/2012: Sau khi phát hành them 115 triệu USD trái phiếu chuyển đổi quốc tế vào tháng 6/2012 và nâng tổng số lên 300 triêu USD trái phiếu chuyển đổi quốc tế vào năm 2012, Vingroup được Finance Asia - Tạp chí uy tín hàng đầu trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng vinh danh là “ Giao dịch tốt nhất Việt Nam 2012”;
• Tháng 1/2013, Diễn đàn Kinh tế Thế giới đã “thăng hạng” tập đoàn Vingroup lên thành cấp Thành viên sang lập Hiệp hội các Công ty Phát triển toàn cầu, đây là một cấp bậc cao quý đối với 1000 doanh nghiệp ưu việt trên toàn cầu. Điều này khiến các DN tại Việt Nam có thêm động lực trong việc phát triển kinh tế trong nước cũng như phát triển trên thưong trường kinh tế quốc tế.
• Tháng 5/2013, Vingroup phối hợp cùng Warburg Pincus - Quỹ đầu tư hàng đầu thế giới và đã thu hút hon 200 triệu USD đầu tư vào công ty thành viên của mình - Vincom Retail.
Tập đoàn Bảo Việt với định hướng “phát triển thành tập đoàn tài chính Bảo hiểm hàng đầu Việt Nam và vươn tầm ra ngoài khu vực, việc lập báo cáo tài chính IFRS giúp tập đoàn Bảo Việt tiệm cận tới những chuẩn mực quốc tế để được xếp hạn mức tín nhiệm, mở rộng hoạt động kinh doanh và niêm yết trên thị trường chứng khoán nước ngoài vào thời điểm phù hợp”. Tập đoàn
Bảo Việt chính thực lập và công bố báo cáo tài chính theo chuẩn mực IFRS từ năm 2009. Đối với tập đoàn Bảo Việt, việc lập BCTC theo Chuẩn mực IFRS giúp các đối tác cũng như nhà đầu tư có thể so sánh được các chỉ tiêu hoạt động của tập đoàn với các chứng khoán niêm yết trên thị trường chứng khoán nước ngoài do được áp dụng cùng một chuẩn mực BCTC. Việc này sẽ giúp các nhà đầu tư đưa ra những quyết định đúng đắn và có một cái nhìn tổng quan hơn về hoạt động của tập đoàn. Tập đoàn Bảo Việt đang trên đà phát triển với mong muốn trở thành Tập đoàn tài chính - Bảo hiểm hàng đầu Việt Nam và đang từng bước hội nhập vào thị trường khu vực cũng như quốc tế. Theo TS.Hoàng Việt Hà - Giám đốc Hoạt động Tập đoàn Bảo Việt: “Ban Lãnh đạo đã quyết định xoạn thảo Báo cáo tài chính theo chuẩn mực IFRS để tăng cường sự minh bạch về thông tin tài chính được công bố.” Chuẩn mực IFRS đã giúp tập đoàn thu hút thêm các vốn đầu tư nước ngoài, giúp các nhà đầu tư dễ dàng so sánh chất lượng thông tin kế toán trên BCTC với những tổ chức tài chính khác trên thị trường quốc tế, từ đó đưa ra những nhận định, kết luận chính xác.
Bảo Việt và Vingroup chỉ là 2 trong số nhiều những DN tại Việt Nam lập BCTC theo IFRS. Theo một thống kê của tác giả Nguyen Ngoc Hiep (2017), cho đến năm 2017, đã có những công ty sau áp dụng IFRS: Công ty cho thuê tài chính quốc tế Việt Nam (2000); Ngân hàng ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Đông Á (2008); Tập đoàn Bảo Việt, Tập đoàn Vincom, Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (2009); Công ty cổ phần chứng khoán TPHCM HSC (2010), Công ty cổ phần đầu tư và công nghiệp Tân Tạo (2011); Công ty cho thuê tài chính ngân hàng Sacombank, Ngân hàng Eximbank, Ngân hàng Nam Á (2012); Ngân hàng Sacombank (2013); Ngân hàng SHB, Công ty CP tài chính ngân hàng VPBank (2014);Công ty Vietnam Oman Investment, Công ty cổ phần điện Gia Lai, Ngân hàng TMCP phát triển TPHCM (2016).
Qua một khảo sát của Deloitte về “Mức độ sẵn sàng áp dụng IFRS của doanh nghiệp tại Việt Nam” trong giai đoạn từ 20/7/2020 đến 15/8/2020, với 322 phản hồi từ rất nhiều các loại hình doanh nghiệp khác nhau, kết quả cho thấy có đến 23% các DN sẽ dự định áp dụng IFRS trong khoảng giai đoạn 2020-2022; 32% các DN dự
định áp dụng IFRS trong giai đoạn 2022-2025; 26% các DN dự định áp dụng IFRS sau 2025 và 19% DN chưa có kế hoạch áp dụng. Trong số 19% DN chưa có kế hoạch, phần lớn là các DN vừa và nhỏ và không thuộc các đối tượng bắt buộc phải áp dụng IFRS trong đề án lộ trình của Bộ Tài chính. Nhưng đây cũng được coi là một tín hiệu đáng mừng cho thấy phần lớn các DN tại Việt Nam đều đang nhận thức được tầm quan trọng của IFRS trong thời kỳ toàn cầu hóa hiện tại.
2.1.2. Đánh giá chung về tình hình áp dụng Chuẩn mực báo cáo tài
chính quốc
tế tại doanh nghiệp Việt Nam
Từ tình hình áp dụng IFRS tại các doanh nghiệp tại Việt Nam cho thấy, để có