Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển làng nghề chè huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 46 - 49)

4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài luận văn

2.3.2. Phương pháp thu thập thông tin

2.3.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp

Thu thập số liệu thứ cấp là: Thu thập những số liệu, thông tin liên quan trực tiếp và gián tiếp đến vấn đề nghiên cứu của đề tài đã được công bố chính thức của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, như Hiệp hội làng nghề tỉnh Thái Nguyên, UBND huyện Đồng Hỷ, Cục thống kê , các phòng ban có liên quan để thu thập các báo cáo tổng kết liên quan đến vấn đề làng nghề chè, thu thập số liệu qua sách báo, tạp chí, nghị định, quyết định,…

2.3.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp

a) Phương pháp điều tra phỏng vấn bằng phiếu điều tra đã chuẩn bị trước

Đây là phương pháp chủ yếu để thu thập thông tin sơ cấp từ hộ sản xuất chè tại các làng nghề chè huyện Đồng Hỷ được dựa trên một mẫu phiếu điều

tra đã thiết lập. Nội dung phiếu điều tra gồm đặc điểm danh tính của hộ sản xuất chè, nguồn lực của hộ (nhân lực, diện tích chè, vốn,...), sản phẩm và một số chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh chè của hộ (như doanh thu các năm,...), hạn chế, bất cập,.... Mẫu phiếu điều tra hộ sản xuất làng nghề chè được trình bày ở Phụ lục 1.

* Chọn làng nghề chè điều tra:

Hiện nay trên địa bàn huyện Đồng Hỷ có 36 làng nghề chè chính, tập trung ở 4 xã, thị trấn là: Văn Hán (có 17 làng nghề chè), xã Minh Lập (có 4 làng nghề chè được công nhận năm 2010), xã Hòa Bình (có 4 làng nghề chè) và thị trấn Sông Cầu (có 4 làng nghề chè), do đó chúng tôi lựa chọn 4 đơn vị hành chính này để chọn làng nghề điều tra. Theo đó, xã Văn Hán chọn 2 làng nghề là làng nghề chè La Củm và Văn Hòa; xã Minh Lập chọn làng nghề chè Trại Cài 1; xã Hòa Bình chọn làng nghề chè Tân Đô; thị trấn Sông Cầu chọn làng nghề chè xóm 5 để điều tra. Như vậy tổng số 5 làng nghề chè đã được lựa chọn điều tra (Bảng 2.2).

Bảng 2.2. Hộ điều tra tại các làng nghề chè lựa chọn

Tên làng nghề chè điều tra Số hộ

Làng nghề chè truyền thống Trại Cài 1 Minh Lập 20 Làng nghề chè truyền thống xóm La Củm Văn Hán 20 Làng nghề chè truyền thống xóm Vân Hòa Văn Hán 20 Làng nghề truyền thống chè Tân Đô Hòa Bình 20 Làng nghề truyền thống chè xóm 5 Sông Cầu TT. Sông Cầu 20

Tổng số 100

Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2019 Chọn mẫu điều tra:

Trong tổng số 2.548 hộ sản xuất chè tại các làng nghề chè hiện có trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, chúng tôi chọn mẫu theo phương pháp Slovin (1984) theo công thức sau đây:

n = N/(1 + N.e2) Trong đó:

n là dung lượng mẫu được chọn

N: Tổng thể hộ sản xuất chè ở các làng nghề chè. Ở đây tổng số hộ sản xuất chè trong các làng nghề chè ở huyện Đồng Hỷ hiện nay là 2.548 hộ.

e: Sai số.

Vì các hộ sản xuất chè trong các làng nghề chè ở địa phương được đánh giá khá đồng đều, nên chúng ta xác định sai số chọn mẫu không vượt quá 10%, tức e = 0,1. Tính toán theo công thức trên đây, ta có: số lượng hộ sản xuất chè trong các làng nghề chè cần chọn là n = 96,2; do đó mẫu được chọn lấy tròn số là 100 hộ sản xuất chè. Với 4 xã đã được chọn trên đây, mỗi xã điều tra 20 hộ, riêng xã Văn Hán có số lượng làng nghề lớn (17 làng nghề), nên số hộ sản xuất chè được chọn nhiều gấp đôi (40 hộ). Hộ điều tra ở các xã lựa chọn được trình bày ở Bảng 2.2 và Bảng 2.3.

Bảng 2.3. Hộ điều tra phân theo xã và hình thức tổ chức sản xuất

Tên xã Hộ gia đình Hợp tác xã Tổng số Hòa Bình 10 10 20 Minh Lập 10 10 20 TT. Sông Cầu 10 10 20 Văn Hán 20 20 40 Tổng số 50 50 100

Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2019 Lựa chọn hộ sản xuất chè để điều tra:

Lựa chọn hộ sản xuất chè được dựa theo tiêu chí hình thức tổ chức sản xuất, bao gồm hộ tham gia HTX (gọi tắt là HTX) và hộ gia đình không tham gia HTX (gọi tắt là hộ gia đình). Theo đó, có 50 hộ HTX và 50 hộ gia đình được điều tra (Bảng 2.3). Việc lựa chọn hộ sản xuất chè để điều tra được thực hiện theo phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên, dựa theo sự thuận tiện trong quá trình điều tra thực tế và tác nghiệp trên hiện trường dưới sự tư vấn của cán bộ khuyến nông xã và trưởng làng nghề chè.

b) Phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc những người có liên quan

Phương pháp này sử dụng kỹ thuật phỏng vấn bán cấu trúc một số đối tượng có liên quan đến làng nghề chè dựa trên một bảng kiểm kê liệt kê những thông tin cần thu thập. Đối tượng liên quan gồm: lãnh đạo HTX, doanh nghiệp chè,.... Nội dung bảng kiểm kê gồm ít nhất các thông tin liên quan đến đặc điểm danh tính của cơ sở, nguồn lực chủ yếu, kết quả sản xuất kinh doanh, hạn chế bất cập, xu hướng phát triển,.... Việc phỏng vấn các nhà quản lý nhằm sàng lọc các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển làng nghề chè ở huyện Đồng Hỷ. Đồng thời, các nhà quản lý đưa ra quan điểm, để định hướng phát triển làng nghề là gì? Các yếu tố nào tác động đến nó? Hướng giải pháp can thiệp để có thể phát triển làng nghề chè. Bảng kiểm kê thông tin được trình bày ở Phụ lục 2 và 3.

c) Phương pháp thảo luận nhóm

Phương pháp thảo luận nhóm được tác giả sử dụng là kỹ thuật phỏng vấn một số nhà quản lý liên quan đến làng nghề chè. Đối tượng thảo luận nhóm là lãnh đạo làng nghề chè, lãnh đạo xã, cán bộ quản lý các cấp,... Việc phỏng vấn các nhà quản lý nhằm tìm kiếm các hạn chế đối với phát triển nghề chè như: kinh tế, xã hội, môi trường. Đồng thời, các nhà quản lý đưa ra quan điểm, để định hướng phát triển làng nghề là gì? Các yếu tố nào tác động đến nó? Giải pháp phát triển làng nghề chè? Bảng kiểm kê thông tin được trình bày ở Phụ lục 2 và 3.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển làng nghề chè huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)