Giải pháp nhằm thỏa mãn và tăng cƣờng hành vi mua sắm củangƣời tiêu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hành vi mua sắm của người tiêu dùng tại các siêu thị ở tỉnh thái nguyên (Trang 75 - 76)

5. Cấu trúc của đề tài

4.2. Giải pháp nhằm thỏa mãn và tăng cƣờng hành vi mua sắm củangƣời tiêu

dùng trong các siêu thị tỉnh Thái Nguyên

4.2.1. Về yếu tố đặc điểm hành vi mua sắm

Thứ nhất, đa dạng hóa các mặt hàng trong siêu thị. Một điểm bán có đa dạng

chủng loại hàng hóa sẽ tạo thuận tiện cho ngƣời tiêu dùng, họ chỉ cần đến một nơi nhƣng có thể chọn đƣợc hầu hết các sản phẩm thiết yếu. Điều này sẽ đáp ứng đƣợc mong muốn mà nhiều ngƣời tiêu dùng đến mua hàng tại siêu thị lựa chọn nhất là “bán các sản phẩm phục vụ sinh hoạt hàng ngày và thuận tiện cho mua sắm”. Để làm đƣợc điều này, trƣớc hết các siêu thị phải đảm bảo các hàng hóa đều đƣợc nhập từ những nhà cung ứng có uy tín trên thị trƣờng. Ngoài ra, cần phải có một bộ phận chuyên đảm nhận công việc thu mua và kiểm tra chất lƣợng hàng hóa trƣớc khi nhập kho và trƣớc khi xuất kho đƣa lên kệ hàng. Hơn nữa, siêu thị phải cam kết và bảo đảm với khách hàng về nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm đặc biệt là các mặt hàng thực phẩm. Sự đảm bảo này có thể đƣợc thực hiện thông qua chính sách đổi trả hàng, bồi hoàn thiệt hại cho khách hàng nếu có bất cứ hàng hóa nào không đảm bảo chất lƣợng nhƣ đã cam kết.

Thứ hai, nâng cao chất lượng hàng hóa, cách bày hàng trong siêu thị. Hàng hóa đƣợc bày bán phải có nhãn hiệu cụ thể, thông tin chỉ dẫn rõ ràng. Các thông tin về sản phẩm phải thể hiện rõ nguồn gốc, xuất xứ, công dụng, hạn sử dụng,... Cuối cùng, siêu thị phải thƣờng xuyên rà soát các mặt hàng đang đƣợc bày bán để hạn chế sản phẩm đã quá hạn sử dụng..

Thứ ba, tăng cường mức độ mua hàng của người tiêu dùng: Thông qua các

các chƣơng trình khuyến mại hay những chính sách bán nhƣ mua một tặng hai hay ngày thứ 6 mua sắm… để khơi gợi và gia tăng ý định và mong muốn có cơ hội để sở hữu những mặt hàng mong muốn trong khả năng phù hợp.

Thứ tư, giải quyết vấn đề về thời lượng và thời gian đi mua sắm: Bằng cách đa

dạng hóa hình thức bán hàng. Trong nhịp sống hiện đại, việc mua sắm qua phƣơng thức gặp mặt trực tiếp để thỏa thuận thực tiếp không phải là điều kiện bắt buộc của ngƣời mua sắm. Hoàn toàn có thể thêm các hình thức bán hàng mới để thỏa mãn tối đa mong muốn của ngƣời tiêu dùng. Khách hàng hoàn toàn có thể không cần đến siêu thị cũng vẫn có thể xem các sản phẩm hàng hóa thông qua các kênh mua sắm trực tuyến hay trao đổi mua sắm bằng điện thoại. Vì vậy, hình thức bán hàng qua điện thoại hay qua internet là những lựa chọn mà siêu thị có thể cân nhắc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hành vi mua sắm của người tiêu dùng tại các siêu thị ở tỉnh thái nguyên (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)