3. Ý nghĩa đề tài
3.3.1. Đặc điểm kinh tế, xã hội của hộ tham gia tín dụng
* Tình hình dân số và lao động của các hộ điều tra
Phú Bình với dân số nơi đây ít nhưng tỷ lệ hộ nghèo cao, trình độ sản xuất ở vùng sâu, vùng xa, chủ yếu làm một vụ trong năm; hạ tầng cơ sở thấp kém, giao thông cách trở, nhất là vào mùa mưa,… Những khó khăn đó đã cản trở rất lớn đến các mặt hoạt động của NHCSXH, nhất là công tác giao dịch cho vay, thu nợ vốn chính sách tại xã.
Thực tế cho thấy các hộ nghèo có độ tuổi bình quân thấp hơn các hộ không nghèo, trình độ học vấn của hai nhóm hộ này có sự khác nhau khá rõ. Với nhóm hộ nghèo tỷ lệ số hộ chỉ học tiểu học chiếm tới 54,17%, số hộ tốt nghiệp trung học chiếm 30,83% còn lại số hộ nghèo tốt nghiệp trung học phổ thông chỉ chiếm 15%. Đối với hộ không nghèo tỷ lệ các hộ tốt nghiệp trung học phổ thông chiếm tới 66,67%, số hộ tốt nghiệp trng học cơ sở chiếm 22,5%, còn lại 10,83% là tỷ lệ số hộ có tình độ tiểu học. Có thể thấy các hộ nghèo, nghèo do yếu về nhận thức, yếu do không thể nắm bắt kịp thời với sự phát triển của xã hội. Do đó khi nền kinh tế phát triển những người nghèo không tiếp cận kịp thời với công cụ mới, hình thức mới, không áp dụng được thành quả kỹ thuật một cách nhanh nhất dẫn tới chất lượng lao động chưa cao,
năng suất hàng hóa thấp. Vì vậy hộ nghèo vẫn tiếp tục nghèo và khó thoát nghèo. Bên cạnh đó nhóm hộ nghèo có số nhân khẩu bình quân là 5,3 người cao hơn hộ không nghèo là 4,1 người tuy nhiên số lao động bình quân lại không chênh lệch nhiều, các hộ không nghèo có số lao động bình quân là 2,1 người còn các hộ nghèo có số lao động bình quân 2,5 người. Điều đó cho thấy nguyên nhân hiện nay những người nghèo do có số lượng nhân khẩu ăn theo đông trong khi số lượng lao động lại hạn chế, cá thể lao động lại yếu nên đã khiến cho chênh lệch giữa người giàu càng rõ hơn.
Bảng 3.10: Một số thông tin chung về các hộ điều tra
TT Chỉ tiêu ĐVT Hộ không
nghèo
Hộ
nghèo BQC
1 Số hộ điều tra Hộ 52 68 -
2 Tuổi BQ của chủ hộ Năm 41,2 35,9 38
3 Trình độ học vấn của chủ hộ
- Tiểu học % 10,83 54,17 32,5
- Trung học cơ sở % 22,5 30,83 26,67
- Trung học phổ thông % 66,67 15 40,84
4 Số nhân khẩu BQ/hộ Người 4,1 5,3 4,78
5 Số lao động BQ/hộ L.động 2,1 2,5 2,3
6 Diện tích đất canh tác BQ/hộ Ha 0,1926 0,1238 0,2
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả)
Với tinh thần khắc phục khó khăn và nhận được sự quan tâm của các cấp, ngành, NHCSXH đã xây dựng kế hoạch và thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ nhằm tranh thủ tối đa nguồn vốn đáp ứng nhu cầu vay vốn của hộ nghèo, cận nghèo và gia đình đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn. Cụ thể đã xây dựng được hệ thống Điểm giao dịch trải rộng đến tận xã, kể cả nơi rừng sâu, vùng đặc biệt khó khăn và miền biên giới hiểm trở. Thông qua mạng lưới Tổ tiết kiệm và vay vốn, các tổ chức hội, đoàn thể làm nhiệm vụ uỷ
thác vốn ưu đãi từ NHCSXH đã được chuyển tải kịp thời đến đúng đối tượng thụ hưởng. Đặc biệt, nguồn vốn chính sách không chỉ được ưu tiên phân bổ hỗ trợ các huyện nghèo, mà còn được các hội, đoàn thể, uỷ thác lồng ghép giữa việc vay vốn chính sách với việc đưa tiến bộ KHKT vào sản xuất, từ đó tạo ra hiệu quả sử dụng vốn vay rõ rệt, giúp nhiều hộ dân thoát nghèo bền vững, vươn lên làm giàu.
Bảng 3.11: Tình hình nhà ở của các hộ điều tra
STT Loại nhà
Toàn mẫu Phân theo nhóm hộ
Số hộ (hộ)
Tỷ lệ (%)
Nghèo Không nghèo
Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) 1 Kiên cố 52 43,3 22 32,4 30 57,7 2 Bán kiên cố 65 54,2 43 63,2 22 42,3 3 Nhà tạm 3 2,5 3 4,4 0 0,0 Tổng 120 100,0 68 100,0 52 100,0
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả)
Kết quả bảng 3.11 đã cho thấy hiện nay trong 120 hộ điều tra số lượng nhà ở thuộc dạng nhà tạm chỉ còn 7/120 hộ và số lượng này vẫn đang nằm 100% trong nhóm hộ nghèo. Cùng với sự cố gắng của các cấp chính quyền các hộ nghèo đã được cải thiện về nhà ở từ đó tạo điều kiện cho các hộ cải thiện về đời sống.
* Cơ cấu thu nhập của các hộ điều tra
Tổ chức hội nông dân trên đại bàn huyện Phú Bình đã phối hợp nhịp nhàng với NHCSXH làm tốt vai trò là “cầu nối” giúp hội viên của mình vay vốn, sử dụng vốn ưu đãi phát triển kinh tế gia đình.
Để đồng vốn tín dụng chính sách đến đúng đối tượng thụ hưởng, phát huy được hiệu quả, các Tổ tiết kiệm và vay vốn thuộc Hội nông dân huyện thường xuyên bám sát các quy định, văn bản chỉ đạo của NHCSXH và của chính quyền,
đoàn thể địa phương thực hiện công khai, dân chủ việc bình xét các đối tượng tuyên truyền các chủ trương chính sách tín dụng chính sách của Đảng, Nhà nước và động viên trao đổi kinh nghiệm sử dụng vốn vay vào chuyển dịch cơ cấu trồng trọt, chăn nuôi. Cụ thể bảng 3.12 cho thấy thu nhập của các hộ dân thuộc cả hai nhóm hộ nghèo và không nghèo đều tập trung vào lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi là chủ yếu. Nhóm hộ không nghèo có mức thu nhập cao hơn nhóm hộ nghèo do các hộ này có khả năng và điều buôn bán, bên cạnh đó hầu hết các cán hộ huyện xã, thôn bản đều tập trung ở nhóm hộ không nghèo.
Bảng 3.12: Mức thu nhập và cơ cấu thu nhập của hộ sau khi sửa dụng vốn vay
STT Nguồn thu nhập
Hộ nghèo Hộ không nghèo BQC
Thu nhập (triệu đồng) Tỷ lệ (%) Thu nhập (triệu đồng) Tỷ lệ (%) Thu nhập (triệu đồng) Tỷ lệ (%) 1 Trồng trọt 14,794 36,9 27,36 29,5 21,9 31,3 2 Chăn nuôi 12,584 31,4 25,488 27,4 19,9 28,4 3 Buôn bán 5,688 14,2 16,813 18,1 12,0 17,1 4 Ngành nghề 5,499 13,7 18,46 19,9 12,8 18,3 5 Khác 1,547 3,9 4,755 5,1 3,4 4,8 Tổng 40,112 100 92,876 100 70,0 100
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả)
Có thể nói huyện Phú Bình tương đối thuận lợi về sản xuất nông nghiệp so với các huyện trong tỉnh, trình độ canh tác của người dân cao hơn các địa phương khác trong tỉnh. Đất đai màu mỡ, các công trình thủy lợi phục vụ cho sản xuất nông nghiệp được xây dựng kiên cố. Phát huy tiềm năng lợi thế đó, những năm qua huyện Phú Bình đã chỉ đạo các xã vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thâm canh tăng vụ chính vì vậy đã cải thiện thu nhập ở mức khá cao. Trong 5 năm trở lại đây, các chỉ tiêu về diện tích gieo trồng, năng suất, sản lượng cây lương thực trên địa bàn huyện đều đạt và vượt so với kế hoạch đề ra.
Phân tích biểu đồ 3.4 và 3.5 cho thấy rõ hơn thu nhập của hai nhóm họ nghèo và hộ không nghèo được điều tra trên địa bàn huyện Phú Bình. Phần bánh thu nhập của các ngành nghề cho thu nhập là lương và từ việc buôn bán ngày càng lớn hơn đối với nhóm hộ không nghèo.
Biểu đồ 3.4: Cơ cấu thu nhập của hộ nghèo
Biểu đồ 3.5: Cơ cấu thu nhập của hộ không nghèo