5. Bố cục của luận văn
3.2.2 Tình hình kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên liên quan đến hoạt động kinh
doanh của BIDV Nam Thái Nguyên
Tình hình kinh tế xã hội địa phƣơng năm 2014 vừa qua nhìn chung đã đạt mục tiêu nâng cao chất lƣợng tăng trƣởng, bảo đảm phát triển bền vững gắn với tái cơ cấu nền kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế; tiếp tục nâng cao năng lực cạnh tranh, công tác đối ngoại và thu hút đầu tƣ, phát huy các lợi thế để tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, huy động các nguồn lực để thúc đẩy phát triển công nghiệp công nghệ cao tạo bƣớc đột phá trong chuyển dịch cơ cấu công nghiệp; xây dựng nông thôn mới, duy trì nhịp độ phát triển ổn định trong lĩnh vực nông nghiệp, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống nhân dân; tăng cƣờng quốc phòng, bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
Các chỉ tiêu kinh tế:
- Tốc độ tăng trƣởng kinh tế (GDP): 15%. Trong đó: + Công nghiệp - xây dựng: 24%
+ Dịch vụ: 10%
+ Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản: 4,5% - Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 55%
- Kim ngạch xuất khẩu 1 tỷ USD, tăng 5,78 lần. - GDP bình quân đầu ngƣời: 35 triệu đồng/ngƣời - Thu ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn đạt 4.252 tỷ đồng.
- Giá trị sản xuất ngành nông lâm nghiệp, thủy sản tăng 6% so với năm 2013. Bên cạnh đó tỉnh Thái Nguyên còn đạt đƣợc những kết quả nổi bật về hoạt động thu hút đầu tƣ tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong bức tranh toàn cảnh về phát triển KT-XH của tỉnh trong năm.
Năm 2014, Thái Nguyên đã tiếp nhận hơn 1.400 hồ sơ, cấp mới đăng ký kinh doanh 342 doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký 1.185 tỷ đồng, cấp mới 38 dự án đầu tƣ trong nƣớc với tổng mức đầu tƣ trên 3.500 tỷ đồng; cấp giấy chứng nhận đầu tƣ cho gần 40 dự án vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài FDI, với tổng vốn đăng ký trên 3 tỷ đô la M , đặc biệt là Tập đoàn Samsung của Hàn Quốc với tổng số vốn đăng ký trên 6 tỷ USD, đƣa Thái Nguyên xếp thứ nhất cả nƣớc về thu hút đầu tƣ trực tiếp từ
nƣớc ngoài.. Ngoài Tập đoàn Samsung, Thái Nguyên cũng đang thu hút nhiều nhà đầu tƣ khác đến từ các nƣớc Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Malaysia... Điều này cho thấy, Thái Nguyên tiếp tục là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc.
Bƣớc sang năm 2015, Thái Nguyên sẽ tiếp tục thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm thu hút đầu tƣ, cụ thể đẩy mạnh CCHC, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI, nâng cao chỉ số hiệu quả Quản trị và Hành chính công PAPI, cải thiện môi trƣờng đầu tƣ và đầu tƣ cơ sở hạ tầng, cùng với những chính sách thu hút đầu tƣ ƣu đãi phấn đấu đƣa Thái Nguyên trở thành tỉnh công nghiệp trƣớc năm 2020.