Phổ phát xạ huỳnh quang của các mẫu chất lỏng hạt nano

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chế tạo và nghiên cứu tính chất quang, từ của hệ vật liệu cafexmn1 xo3 (Trang 68 - 70)

CaFe0,05Mn0,95O3

Trong phần tiếp theo dưới đây, chúng tôi trình bày phổ phát xạ huỳnh quang của các mẫu chất lỏng nano. Có thể nói, tất cả các chất dạng khối (rắn) có phát xạ huỳnh quang không đáng kể. Bản thân chất hoạt hóa bề mặt là SPAN sử dụng trong luận văn này cũng phát xạ huỳnh quang nhưng không đáng kể. Phông phát xạ của SPAN có thể được trừ khỏi phổ huỳnh quang của dung dịch mà không gây ra sự thay đổi nào. Việc các mẫu CaMnO3 pha tạp có gây ra phát xạ huỳnh quang tương đối mạnh là điều rất đáng ngạc nhiên và nó cho thấy sự tồn tại của hiệu ứng trên một hệ mà trong trạng thái rắn sự phát xạ là không quan sát thấy

Hình 3.14 cho thấy các phổ phát xạ huỳnh quang của hệ mẫu. Cường độ huỳnh quang rất mạnh của các mẫu pha Fe. Các phổ phát xạ tương đối giống nhau và đều có một đỉnh phát xạ mạnh tại vùng lân cận 445-452 nm tương ứng (2,74- 2,80 eV) và có sự dịch chuyển xanh từ mẫu 5 đến mẫu 1. Như vậy sự giảm nồng độ hạt nano đã làm tăng đáng kể cường độ phát xạ trong điều kiện nồng độ pha tạp Fe là không đổi 450 nm. Ngoài ra còn có một đỉnh rộng tại vùng lân cận 540 nm (mẫu 5).

Hình 3.14. Phổ huỳnh quang của mẫu CaFe0.05Mn0.95O3

Về nguyên nhân của các đỉnh phổ huỳnh quang trên các mẫu thu được chúng tôi cho rằng hiện nay chưa đủ dữ liệu để đánh giá hay phân tích sâu hơn. Bản thân hiện tượng phát xạ huỳnh quang thu được trên các hệ mẫu là một phát hiện tương đối lý thú mà trước đó sự phát xạ trong trạng thái rắn trên cùng hệ mẫu chưa hề quan sát được. Điều này có thể liên quan đến cấu trúc nano của các hạt nano phát tán trong môi trường chất lỏng.

Như vậy, các kết quả nghiên cứu ban đầu về các đặc tính quang học của dung dịch keo chứa hạt nano CaFe0,05Mn0,95O3 phát tán trong môi trường hữu cơ aceton và span-80 cho thấy việc khuếch tán các hạt nano này trong dung môi đã làm gia tăng đáng kể diện tích bề mặt và mang lại khả năng hấp thụ quang học cũng như phát xạ cao. Các kết quả khác sẽ cần được nghiên cứu tiếp, nhưng các kết quả đạt được là khá lý thú và cho nhiều hứa hẹn thành công hơn nữa về phạm vi ứng dụng của các vật liệu perovskite trong tương lai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chế tạo và nghiên cứu tính chất quang, từ của hệ vật liệu cafexmn1 xo3 (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)