2. Thời gian và phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Đa dạng của các loài cây thuốc trong trạng thái rừng thứ sinh
Bảng 3.5. Sự phân bố của các bậc taxon cây thuốc ở trạng thái rừng thứ sinh TT Ngành Họ Chi Loài Số họ Tỷ lệ % Số chi Tỷ lệ % Số loài Tỷ lệ % 1 Dương xỉ (Polypodiophyta) 4 5,79 4 2,63 4 2,35 2 Thông (Pinophyta) 1 1,44 1 0,65 1 0,58 3 Ngọc lan (Magnoliophyta) 64 92,75 147 96,71 165 97,05 Tổng 69 100 152 100 170 100
Qua bảng 3.5 cho thấy ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) chiếm tỉ lệ lớn nhất với 64 họ, 147 chi, 165 loài chiếm 97,05 % tổng số các loài cây thuốc trong rừng thứ sinh tai khu vực nghiên cứu. Tiếp theo là ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) 4 họ, 4 chi, 4 loài. Ngành Thông (Pinophyta) có số lượng ít nhất là 1 họ, 1 chi và 1 loài, chiếm 0,58% tổng số các loài cây thuốc trong rừng thứ sinh tai khu vực nghiên cứu.
Trong 69 họ thực vật thuộc rừng thứ sinh, có đến 40 họ có 1 loài như Dương xỉ (Dryopteridaceae), Guột (Gleicheniaceae), Bòng bong (Schizeaceae), Ráng thư dực (Thelypteridaceae), Thông (Pinaceae), Ô rô (Acanthaceae), Dương đào (Actinidiaceae), Thôi ba (Alangiaceae), Ngũ vị (Schisandraceae), Ghi (Viscaceae), Bách bộ (Stemonaceae), Râu hùm (Taccaceae)… Có 8 họ có 2 loài là họ Na (Annonaceae), Ngũ gia bì (Araliaceae), Cáp (Capparaceae), Mã tiền (Loganiaceae), Rau răm (Polygonaceae), Táo (Rhamnaceae), Cói (Cyperaceae), Hòa thảo (Poaceae). Có 7 họ có 3 loài gồm họ Nho (Vitaceae), Gai (Urticaceae), Trôm (Sterculiaceae), Đơn nem (Myrsinaceae), Trinh nữ (Mimosaceae), Mua (Melastomataceae), Đậu (Fabaceae). Có 6 họ có 4 loài là họ Ráy (Araceae), Hoa mõm chó (Scrophulariaceae), Dâu tằm (Moraceae), Long não (Lauraceae), Kim ngân (Caprifoliaceae), Kim cang (Smilacaceae). Có 2 họ có 5 loài là họ Lan (Orchidaceae) và Hoa hồng (Rosaceae). Có 2 họ có 6 loài là họ Cam (Rutaceae) và Bạc hà (Lamiaceae). Có 1 họ có 8 loài là họ Trúc đào (Apocynaceae). Có 1 họ có 9 loài là họ Cà phê (Rubiaceae). Có 1 họ có 10 loài là họ Cúc (Asteraceae). Một họ có 17 loài là họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
3.2.2. Đa dạng của các loài cây thuốc trong trạng thái thảm cây bụi
Thảm cây bụi ở khu vực nghiên cứu phân bố rải rác xen lẫn các trạng thái rừng thứ sinh và rừng trồng, diện tích không nhiều. Trong quá trình điều tra nghiên cứu, chúng tôi đã thống kê được 87 loài, 75 họ, 35 chi thuộc 3 ngành thực vật bậc cao có mạch là Dương xỉ (Polypodiophyta), Thông (Pinophyta) và Ngọc lan (Magnoliophyta). Kết quả được trình bày ở bảng 3.6.
Qua số liệu bảng cho thấy, ngành Thông (Pinophyta) có số lượng các bậc taxon thấp nhất gồm 1 họ, 1 chi và 1 loài. Tiếp đến là ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) có 3 họ, 3 chi và 3 loài. Ngành Ngọc lan (magnoliophyta) có 31 họ, 71 chi và 83 loài.
Bảng 3.6. Sự phân bố của các bậc taxon cây thuốc ở trạng thái thảm cây bụi
TT Ngành Họ Chi Loài Số họ Tỷ lệ % Số chi Tỷ lệ % Số loài Tỷ lệ % 1 Dương xỉ (Polypodiophyta) 3 8,57 3 4,00 3 3,44 2 Thông (Pinophyta) 1 2,85 1 1,33 1 1,14 3 Ngọc lan (Magnoliophyta) 31 88,57 71 94,66 83 95,40 Tổng 35 100 75 100 87 100
Trong tổng số 35 họ ở thảm cây bụi, cũng có tới 16 họ chỉ có 1 loài như họ Mã tiền (Loganiaceae), họ Đơn nem (Myrsinaceae), họ Cà (Solanaceae), họ Gai (Urticaceae), họ Nho (Vitaceae)… Có 9 họ có 2 loài gồm họ Ngũ gia bì (Araliaceae), Kim ngân (Caprifoliaceae), Bạc hà (Lamiaceae), Long não (Lauraceae), Dâu tằm (Moraceae), Rau răm (Polygonaceae), Cà phê (Rubiaceae), Hoa mõm sói (Scrophulariaceae), Lúa (Poaceae). Có 5 họ có 3 loài là họ Đậu (Fabaceae), Mua (Melastomataceae), Cam (Rutaceae), Gai (Urticaceae), Kim cang (Smilacaceae). Có 2 họ có 4 loài là Trúc đào (Apocynaceae) và Cáp (Capparaceae). Có 1 họ có 5 loài là họ Hoa hồng (Rosaceae). Một họ có 10 loài là họ Cúc (Asteraceae). Một họ có 11 loài là họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
3.2.3. Đa dạng của các loài cây thuốc trong trạng thái rừng trồng keo 4 tuổi
Kết quả nghiên cứu về đa dạng các bậc taxon ở rừng trồng keo 04 tuổi được trình bày ở bảng 3.7.
trồng keo 4 tuổi TT Ngành Họ Chi Loài Số họ Tỷ lệ % Số chi Tỷ lệ % Số loài Tỷ lệ % 1 Dương xỉ (Polypodiophyta) 2 7,69 2 4,76 2 4,08 2 Ngọc lan (Magnoliophyta) 24 92,30 40 95,23 47 95,91 Tổng 26 100 42 100 49 100
Số liệu ở bảng 3.7 cho thấy, các bậc taxon cây thuốc ở rừng trồng keo 04 tuổi bao gồm 24 họ, 42 chi và 49 loài thuộc 2 ngành thực vật bậc cao có mạch là ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) và ngành Ngọc lan (Magnoliophyta). Trong đó ngành Dương xỉ có 2 họ, 2 chi và 2 loài; ngành Ngọc lan có 24 họ, 40 chi và 47 loài.
Trong tổng số 24 họ cây thuốc, có 14 họ chỉ có một loài như họ Guột (Gleicheniaceae), Bòng bong (Schizeaceae), Trinh nữ (Mimosaceae), Anh thảo (Primulaceae), Hoa mõm sói (Scrophulariaceae)… Có 4 họ có 2 loài là họ Mua (Melastomataceae), Dâu tằm (Moraceae), Rau răm (Polygonaceae), Cam (Rutaceae). Có 2 họ có 3 loài là họ Trúc đào (Apocynaceae) và Hoa hồng (Rosaceae). Một họ có 4 loài là họ Cà phê (Rubiaceae). Một họ có 5 loài là họ Cáp (Capparaceae). Hai họ có 7 loài là họ Cúc (Asteraceae) và Thầu dầu (Euphorbiaceae).
3.2.4. Đa dạng của các loài cây thuốc trong trạng thái rừng trồng keo 8 tuổi
Ở rừng trồng keo 08 tuổi, sự phân bố của các taxon cây thuốc được trình bày ở bảng 3.8.
Kết quả cho thấy, số lượng thành phần các taxon thực vật tương đối giống với rừng trồng keo 04 tuổi về số lượng chi và loài. Cụ thể là có 23 họ, 42 chi và 48 loài, thuộc 2 ngành thực vật bậc cao có mạch là ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) và ngành Ngọc lan (Magnoliophyta).
ở trạng thái rừng trồng keo 8 tuổi TT Ngành Họ Chi Loài Số họ Tỷ lệ % Số loài Tỷ lệ % Số loài Tỷ lệ % 1 Dương xỉ (Polypodiophyta) 2 8,69 2 4,76 2 4,16 2 Ngọc lan (Magnoliophyta) 21 91,30 40 92,23 46 95,83 Tổng 23 100 42 100 48 100
Trong tổng số 23 họ thực vật làm thuốc thì có 14 họ có 1 loài như họ Guột (Gleicheniaceae), Bòng bong (Schizeaceae), Rau dền (Amaranthaceae), Nhót (Elaeagnaceae), Mua (Melastomataceae), Trinh nữ (Mimosaceae), Nhài (Oleaceae)… Có 5 họ có 2 loài là họ Trúc đào (Apocynaceae), Dâu tằm (Moraceae), Cam (Rutaceae), Trôm (Sterculiaceae), Nho (Vitaceae). Có một họ có 4 loài là họ Cà phê (Rubiaceae). Có 2 họ có 5 loài là họ Cáp (Capparaceae) và Thầu dầu (Euphorbiaceae). Một họ có 7 loài là họ Cúc (Asteraceae).
3.3. Đa dạng về thành phần dạng sống
Trong quá trình điều tra hệ thực vật tại khu vực nghiên cứu, chúng tôi đã phân loại được các dạng sống cơ bản: cây gỗ, cây bụi, cây thảo, dây leo, phụ sinh (chi tiết ở phụ lục 1). Số lượng và tỷ lệ các nhóm dạng sống thuộc các ngành được thống kê ở bảng 3.9.
Qua số liệu bảng cho thấy, nhóm cây gỗ có 42 loài. Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) có 41 loài, chiếm 97,61% tổng số loài cây gỗ làm thuốc. Ngành Thông (Pinophyta) chỉ với 1 loài chiếm 2,38%. Ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) không có loài làm thuốc dạng cây gỗ.
Bảng 3.9. Số lượng và tỷ lệ các nhóm dạng sống STT Ngành Cây gỗ (G) Cây bụi (B) Cây thảo (T) Dây leo (DL) Phụ sinh (PS) SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ 1 Dương xỉ (Polypodiophyt) 0 0,00 0 0,00 3 5,76 1 3,70 0 0,00 2 Thông (Pinophyta) 1 2,38 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 3 Ngọc lan (Magnoliophyta) 41 97,61 64 100 49 94,23 26 96,29 4 100 Tổng 42 100 64 100 52 100 27 100 4 100
Nhóm cây bụi có 64 loài, chỉ gặp ở ngành Ngọc lan (Magnoliophyta). Các ngành Dương xỉ (Polypodiophyta), ngành Thông (Pinophyta) không có dạng sống thực vật làm thuốc dạng cây bụi.
Nhóm cây thảo có 52 loài, gặp ở hai ngành là ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) và Ngọc lan (Magnoliophyta). Trong đó ngành Dương xỉ có 3 loài, chiếm 5,76%. Ngành Ngọc lan có 49 loài, chiếm 94,23%.
Nhóm dây leo có 27 loài cũng gặp ở ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) và Ngọc lan (Magnoliophyta). Trong đó ngành Dương xỉ có 1 loài, chiếm 3,70%. Ngành Ngọc lan có 26 loài, chiếm 96,29%.
Nhóm phụ sinh là nhóm dạng sống đặc biệt chỉ gặp ở ngành Ngọc lan (Magnoliophyta), có 4 loài. Nhóm dạng sống này gặp ở 2 họ thuộc lớp một lá mầm đó là: họ Ráy (Araceae) và họ Lan (Orchidaceae).
Từ các số liệu, cho thấy nhóm cây bụi có số lượng loài nhiều nhất (64 loài), tiếp đến là nhóm cây thảo (52 loài), nhóm cây gỗ (42 loài), nhóm dây leo (27 loài), thấp nhất là nhóm phụ sinh (4 loài).
3.4. Đa dạng về các bộ phận sử dụng làm thuốc
Nghiên cứu các bộ phận làm thuốc giúp cho việc sử dụng có hiệu quả nguồn nguyên liệu và định hướng về phân tích thành phần hóa học cũng như khả năng dược tính của các loài cây thuốc, đồng thời tránh xa được những nguy hiểm có thể xảy ra. Để đánh giá được tính đa dạng của các bộ phận khác nhau được sử dụng làm thuốc, chúng tôi thống kê số lượng loài và tỷ lệ phần trăm trong bảng 3.10.
Bảng 3.10. Các bộ phận của cây được sử dụng làm thuốc
TT Bộ phận Số lượng loài Tỉ lệ % 1 Toàn cây 70 37,03 2 Lá 62 32,80 3 Rễ 45 23,80 4 Vỏ 24 12,69 5 Thân 12 6,34 6 Hoa 5 2,64 7 Quả 5 2,64 8 Hạt 5 2,64 9 Củ 2 1,05
Qua bảng 3.10 cho thấy, các bộ phần được sử dụng làm thuốc rất đa dạng, cụ thể là:
Sử dụng toàn cây làm thuốc có số loài lớn nhất, với 70 loài chiếm 37,03% tổng số loài cây làm thuốc trong khu vực nghiên cứu. Một số loài tiêu biểu như: Dớn đen (Adiantum flabellulatum), Ráng thư dực ba lá (Pronephrium triphyllum), Cứt lợn (Ageratum conyzoides), Chua lè núi (Emilia prenanthoidea), Cáp ba gân (Capparis trinervia), Màn màn vàng (Cleome viscosa), Tai tượng lá hoa (Acalypha autralis)...
Sử dụng lá làm thuốc có 62 loài, chiếm 32,80%. Một số loài tiêu biểu
Chòi mòi pax (Antidesma paxii), Lộc mại răng (Claoxylon hainanense), Mộc hương lá dài (Xylosma longifolium), Bán biên liên (Lobelia chinensis), Mua leo (Medinilla assamica), Cơm nguội năm cạnh (Ardisia quinquegona)…
Sử dụng rễ làm thuốc có 45 loài, chiếm tỷ lệ 23,80%, gồm một số loài: Mặt cắt (Myrsine seguinii), Mạch ba góc (Fagopyrum esculentum), Ba kích (Morinda officinalis), Đào bánh xe (Rhaphiolepis indica), Ngấy lá lõm (Rubus obcordatus), Bích nữ nhọn (Bytyneria aspera)…
Sử dụng vỏ làm thuốc có 24 loài, chiếm tỷ lệ 12,69%, như một số loài: Trôm đài màng (Sterculia hymenocalyx), Hoa sữa (Alstonia scholaris), Rà đẹt lửa (Radermachera ignea), Sổ bà (Dillenia indica), Vạng trứng (Endospermum chinensis), Kẹn (Aesculus assamica), Quế hương (Cinamomum bejolghota)... Sử dụng thân làm thuốc có 12 loài, chiếm tỷ lệ 6,34%. Một số loài điển hình như Guột (Dicranopteris linearis), Thôi ba (Alangium chinense), Hy thiêm lông (Sigesbeckia pubescens), Lốp bốp (Connarus cochinchinensis), Bọt ếch lá mác (Glochidion lanceolarium), Phèn đen (Phyllanthus reticulate), Sung đầu tên (Ficus sagittata)…
Sử dụng hoa làm thuốc có 5 loài, chiếm tỷ lệ 2,64%, gồm các loài Thôi ba (Alangium chinense), Hoa giẻ thơm (Desmos chinensis), Lõa ti không mùi (Gymnema inodorum), Rau cóc (Grangea maderaspatana), Hy thiêm lông (Sigesbeckia pubescens).
Sử dụng quả làm thuốc có 5 loài, chiếm tỷ lệ 2,64%, gồm các loài Rau cóc (Grangea maderaspatana), Hy thiêm lông (Sigesbeckia pubescens), Roi (Syzygium jambos), Trường mật (Pometia pinnata), Quýt (Citrus reticulata).
Sử dụng hạt làm thuốc có 5 loài, chiếm tỷ lệ 2,11%, đó là các loài: Hồ liên lá to (Holarrhena pubescens), Rau cóc (Grangea maderaspatana), Chưn bầu vuông (Combretum quadrangulare), Ba đậu (Croton tiglium), Mã tiền lông (Strychnos ignatii).
Sử dụng củ làm thuốc chỉ có 2 loài, chiếm tỷ lệ 1,05%, gồm Củ nâu (Dioscorea cirrhosa), Bách bộ (Stemona tuberosa).
Nhận xét: Trong số 9 bộ phận được sử dụng làm thuốc thì bộ phận sử dụng là toàn cây có số lượng loài cao nhất, tiếp đến là: lá, rễ, vỏ, thân, hoa, quả, hạt. Bộ phận sử dụng là củ có số lượng loài làm thuốc ít nhất.
3.5. Các loài cây thuốc quý hiếm ở khu vực nghiên cứu
Căn cứ vào sách đỏ Việt Nam (2007), Danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam (2004) và Nghị định 06/2019, chúng tôi đã thống kê được số lượng các taxon làm thuốc quý hiếm trong bảng 3.11.
Bảng 3.11. Danh lục các loài thực vật làm thuốc quý hiếm
STT Tên khoa học Tên
Việt Nam SĐVN DLCT NĐ06 1. Campanulaceae Họ Hoa
Chuông
1 Codonopsis javanica (Blume)
Hook. f. & Thoms Đảng sâm VU VU IIA
2. Loganiaceae Họ Mã Tiền
2 Strychnos ignatii Berg Mã tiền lông VU
3. Rubiaceae Cà phê
3 Morinda officinalis How Ba kích EN
4. Orchidaceae Họ Lan
4 Dendrobium acinaciforme Roxb Chân rết lá
xanh IIA
5 Dendrobium lindleyi Steud Vảy rồng IIA 6 Dendrobium loddigesii Rolfe Nghệ tâm IIA 7 Luisia morsei Rolfe in Forbes
& Hemsl Lan san hô IIA
8 Spiranthes sinensis (Pers.) Ames Sâm cuốn
chiếu IIA
5. Taccaceae Họ Râu
Hùm
9 Tacca subflabellata P. P. Ling
& C. T. Ting Phá lủa VU VU
Ghi chú: VU (sẽ nguy cấp); EN (nguy cấp); IIA (các loài thực vật rừng chưa bị đe dọa tuyệt chủng nhưng có nguy cơ bị đe dọa nếu không được quản lý chặt
Qua số liệu ở bảng 3.11 cho thấy, ở khu vực nghiên cứu có 9 loài làm thuốc quý hiếm thuộc 5 họ thực vật, cụ thể như sau:
Theo Sách đỏ Việt Nam (2007): có 3 loài thuộc mức VU bao gồm: Đảng sâm (Codonopsis javanica) thuộc họ Hoa Chuông (Campanulaceae), Mã tiền lông (Strychnos ignatii) thuộc họ Mã Tiền (Loganiaceae) và Phá lủa (Tacca subflabellata) thuộc họ Râu hùm (Taccaceae).
Theo Danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam (2004): có 2 loài thuộc mức VU đó là Đảng sâm (Codonopsis javanica) thuộc họ Hoa Chuông (Campanulaceae) và Phá lủa (Tacca subflabellata) thuộc họ Râu hùm (Taccaceae). Một loài thuộc mức EN đó là loài Ba kích (Morinda officinalis) thuộc họ Cà phê (Rubiaceae).
Theo Nghị định 06/2019: có 6 loài thuộc mức IIA đó là: Đảng sâm (Codonopsis javanica) thuộc họ Hoa Chuông (Campanulaceae); 05 loài thuộc họ Lan (Orchidaceae) bao gồm: Chân rết lá xanh (Dendrobium acinaciforme), Vảy rồng (Dendrobium lindleyi), Nghệ tâm (Dendrobium loddigesii), Lan san hô (Luisia morsei), Sâm cuốn chiếu (Spiranthes sinensis).
3.6. Hoạt tính sinh học của loài Hồng trâu (Capparis versicolor Griff.)
Loài Hồng trâu (Capparis versicolor Griff.) là một loài thực vật thuộc họ Cáp (Capparaceae). Loài thực vật này phân bố rải rác ở nhiều nơi của Việt Nam, tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía bắc và miền trung. Tại khu vực nghiên cứu, chúng tôi đã bắt gặp loài thực vật này có mặt rải rác ở các trạng thái thảm thực vật.
Ở Trung Quốc, loài thực vật này được sử dụng trong một số vị thuốc đông y, cụ thể là: rễ, lá và hạt được sử dụng làm thuốc trị đau họng. Ở Quảng Đông, hạt được dùng trị bệnh nóng miệng khát, đau họng, mụn nhọt lở độc và bệnh sởi. Một số nghiên cứu khác của các nhà khoa học Trung Quốc cũng đưa ra kết luận rằng: loài này được sử dụng để chữa bệnh bướu cổ, bệnh mạch máu tủy sống, viêm túi mật mãn tính, làm dầu xoa bóp [4], [34], [35], [36], [37], [39].
Ở Việt Nam, các nghiên cứu về loài Hồng trâu gần như chưa có. Đáng chú ý nhất là quả của loài này rất độc gây chết người. Một số tác giả xếp loài Hồng trâu là một trong số 10 loài thực vật độc nhất ở Việt Nam. Tuy nhiên theo các tài liệu đã chứng minh rằng, loài này có giá trị làm thuốc quý. Do vậy, chúng tôi lựa chọn loài này để nghiên cứu hoạt tính sinh học trên một số dòng tế bào ưng thư.
Kết quả thử hoạt tính dịch chiết thô của loài Hồng trâu ở 04 nồng độ 100 µg/mL, 20 µg/mL, 4 µg/mL và 0.8 µg/mL trên 03 dòng tế bào ung thư: A549 - Ung thư phổi ở người (human lung carcinoma), AGS - Ung thư dạ dày ở người (human gastric adenocarcinoma), MDA-MB-231 - Ung thư vú ở người (human breast carcinoma) được trình bày ở bảng 3.12.
Số liệu ở bảng 3.12 cho thấy, hoạt tính kháng 03 dòng tế bào ung thư giảm dần ở các nồng độ thử, cao nhất ở nồng độ 100 µg/mL, thấp nhất ở nồng độ 0,8 µg/mL.
Ở nồng độ 100 µg/mL, hoạt tính ức chế dòng tế bào A549 mạnh nhất (% ức chế sự phát triển của tế bào là 27.25%), tiếp đến là dòng tế bào MDA-MB- 231 với phần trăm ức chế là 26%, thấp nhất là dòng tế bào AGS với phần trăm ức chế là 18,69.
Ở nồng độ 20 µg/mL, hoạt tính ức chế dòng tế bào A549 cũng mạnh nhất (phần trăm ức chế sự phát triển của tế bào là 11.22%), dòng tế bào MDA-MB- 231 (10.21%), thấp nhất là dòng tế bào AGS với 8.56%.
Ở nồng độ 4 µg/mL, hoạt tính ức chế dòng tế bào A549 mạnh nhất (phần trăm ức chế sự phát triển của tế bào là 4.40%), tiếp đến là dòng tế bào MDA- MB-231 với phần trăm ức chế là 3.09%, thấp nhất là dòng tế bào AGS với phần trăm ức chế là 2.03%.
Ở nồng độ 0.8 µg/mL không có khả năng ức chế, thể hiện ở phần trăm ức chế có giá trị âm (-0.18% ở dòngMDA-MB-231, -1.11% ở dòng A549 và - 2.48% ở dòng tế bào AGS).
Bảng 3.12. Hoạt tính ức chế của dịch chiết thô trên 03 dòng tế bào ung thư Nồng độ
(µg/mL)
% ức chế sự phát triển của tế bào
A549 AGS MDA-MB-231
100 Lần 1 33.25 ± 0.86 20.53 ± 1.08 25.19± 1.12 Lần 2 33.33 ± 0.35 20.94 ±0.79 23.40 ± 2.87 Lần 3 15.18 ± 1.35 14.59 ± 1.54 29.42 ± 0.99 TB 27.25±8.53 18.69±2.90 26.00±2.52 20 Lần 1 22.90 ± 0.72 11.22 ± 0.97 12.74 ±0.82 Lần 2 5.96 ± 0.65 10.52 ± 1.79 9.51 ± 1.35 Lần 3 4.80 ± 1.02 3.94 ± 1.21 8.37 ± 1.26 TB 11.22±8.27 8.56±3.27 10.21±1.85 4 Lần 1 10.49 ± 0.58 0.78 ± 0.57 0.59 ± 0.67 Lần 2 2.05 ± 0.47 4.78 ± 0.39 6.79 ± 1.70 Lần 3 0.67 ± 0.36 0.54 ± 0.15 1.90 ± 0.18 TB 4.40±4.34 2.03±1.94 3.09±2.66 0.8 Lần 1 2.71 ± 0.36 -5.48 ± 0.42 -2.68 ± 1.94 Lần 2 -1.87 ± 0.42 -0.72 ± 1.02 2.47 ±0.18 Lần 3 -4.18 ± 0.64 -1.26 ± 0.48 67z-0.35 ± 0.58 TB -1.11±1.15 -2.48±2.12 -0.18±2.10 IC50 >100 >100 >100
Chất đối chứng dương (Ellipticine) Nồng độ
(µg/mL) A549 AGS MDA-MB-231
10 92.62 ± 0.17 94.55 ± 0.12 98.13 ± 0.52
2 86.61 ± 0.22 78.14 ± 0.14 75.69 ± 0.06
0.4 49.25 ± 0.14 50.08 ± 0.15 48.62 ± 0.04
0.08 21.04 ± 0.08 22.16 ± 0.09 22.17 ± 0.11
IC50 0.41± 0.05 0.43± 0.04 0.45±0.03
Như vậy, ở 3 nồng độ (100 µg/mL, 20 µg/mL và 4 µg/mL), cao chiết đều có hoạt tính ức chế sự phát triển của 3 dòng tế bào nghiên cứu (với giá trị phần trăm ức chế dương, dao động từ 2.03% đến 27.25%). Ở nồng độ 0.8 µg/mL, không có khả năng ức chế thể hiện ở phần trăm ức chế có giá trị âm. Tính chung cả 4 nồng độ, giá trị IC50 đều ở nồng độ > 100 µg/mL.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
- Đã thống kê được tại khu vực nghiên cứu có 189 loài làm thuốc thuộc