5. Bố cục đề tài
3.2.2. Quy định nội bộ của trường cao đẳng cơ khí luyện kim về quản lý,
sử dụng NSNN cho đào tạo tại nhà trường
Trên cơ sở các văn bản pháp quy của Nhà nước đã trình bày trên đây, Trường cao đẳng cơ khí - luyện kim Thái Nguyên đã xây dựng và ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ, trong đ c quy chế trả lương và thu nhập tăng thêm trong trường nhằm thúc đẩy việc sắp xếp, t chức bộ máy tinh gọn, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng kinh phí hành chính sự nghiệp, đồng thời nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập cho đội ngũ cán bộ công chức, thực hiện quyền tự chủ gắn với trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị và cán bộ viên chức.
Một số quy định nội bộ của trường về chi NSNN được cụ thể h a trong Quy chế chi tiêu nội bộ của Nhà trường. Nội dung quản lý chi NSNN:
3.2.2.1. Định mức chi
Chi công tác thu học phí học sinh sinh viên hệ đào tạo chính quy, đào tạo cấp chứng chỉ (nếu có): Trích tối đa 3% t ng số thu học phí học sinh sinh
viên hệ đào tạo chính quy chi công tác chỉ đạo, quản lý, chuẩn bị, thu và đôn đốc thu, hạch toán thu chi, mua biên lai, quyết toán biên lai, thưởng giáo viên chủ nhiệm và học sinh sinh viên nộp học phí trước thời hạn quy định.
Định mức chi hoạt động đào tạo theo phương thức không chính quy:
Thực hiện theo Thông tư số 46/2001/TTLT/BTC-BGD&ĐT hướng dẫn quản lý thu, chi học phí đối với hoạt động đào tạo không chính quy trong các trường và cơ sở đào tạo công lập.
3.2.2.2. Quy định cụ thể
- Quy định về công tác phí: Nội dung chi và mức chi công tác phí cho các hoạt động như thanh toán tiền phương tiện đi công tác; thanh toán khoản tiền tự túc phương tiện đi lại trong và ngoài tỉnh; thanh toán tiền thuê phòng nghỉ trong và ngoài tỉnh.
- Quy định mức chi tiếp khách, chi hội nghị, t ng kết: Nhà trường quy định mức chi tiếp khách trong nước và khách nước ngoài; quy định chế độ mức chi hội nghị và thời gian t chức các hội nghị, lễ t ng kết tại các đơn vị và trong toàn trường.
- Định mức văn phòng phẩm: Quy định và mức khoán cấp giấy in, phô- tô, mực in đối với các phòng, khoa và các đơn vị khác trực thuộc. Quy định văn phòng phẩm phục vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ giảng viên tại các khoa đào tạo.
- Quy định định mức sử dụng điện thoại (cố định, di động) đối với đội ngũ lãnh đạo Nhà trường (Ban Giám hiệu, Trưởng phòng/Ph trưởng phòng, Trưởng khoa/Ph trưởng khoa, Giám đốc trung tâm/Ph giám đốc trung tâm, Đoàn TNCS HCM, Công đoàn...); Định mức sử dụng điện thoại cố định đối với các phòng, khoa và các đơn vị trực thuộc.
- Quy định điều động, quản lý và sử dụng xe ôtô được cụ thể h a với các nội dung về thủ tục sử dụng và điều động xe ôtô, định mức tiêu thụ nhiên liệu đối với các xe ôtô, quy trình điều hành và trình tự quyết toán chi phí sử dụng xe ôtô.
- Quy định chế độ làm việc của giảng viên, giáo viên được cụ thể với quy định định mức giảng dạy, nghiên cứu khoa học theo giờ tiêu chuẩn; quy định hệ số quy đ i giảng dạy lý thuyết, thực hành và thực tập; quy định thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học; quy định định mức giảm trừ giờ theo chức danh, chức vụ.
- Quy định tiền lương và các khoản phụ cấp theo lương được quy định theo ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức và các khoản phụ cấp theo lương của quy định Nhà nước.
- Quy định mức chi cho cán bộ được cử đi học nâng cao trình độ bao gồm định mức chi cho cán bộ học cao học trong nước, ngoài nước; học nghiên cứu sinh trong nước và ngoài nước; định mức tham gia tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.
- Quy chế của Nhà trường còn chi tiết h a các nội dung: Quy định định mức chi các khoản phụ cấp, vượt giờ và mức khoán tiền công các ngày lễ, tết; Chế độ bồi dưỡng, trang phục đối với giáo viên chuyên trách thể dục thể thao, giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng; Quy định một số nội dung chi khác như trợ cấp kh khăn, chế độ hiếu và phân cấp t chức thăm viếng, chi hỗ trợ tham gia công tác phong trào, chi dự lễ kỷ niệm các ngày lễ lớn của Nhà trường và các đơn vị ngoài trường...
Hoạt động quản lý sử dụng NSNN của Nhà trường trong giai đoạn vừa qua đã thúc đẩy việc quản lý sử dụng NSNN đúng theo các quy định của pháp luật và đã hướng tới thực hiện tốt chủ trương tiết kiệm, chống lãng phí và nâng cao hiệu sử dụng NSNN.
3.3. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn ngân sách nhà nƣớc tại Trƣờng Cao đẳng Cơ khí - Luyện kim Thái nguyên
3.3.1. Kết quả thực hiện thu, chi ngân sách nhà nước tại Trường Cao đẳng Cơ khí - Luyện kim giai đoạn 2011 - 2014 Cơ khí - Luyện kim giai đoạn 2011 - 2014
3.3.1.1. Khái quát về quản lý NSNN tại Trường Cao đẳng Cơ khí - Luyện kim
Để thực hiện quản lý NSNN tại Trường CĐ Cơ khí - Luyện kim theo quy định của Pháp luật và quy chế nội bộ, Nhà trường đã triển khai hướng dẫn tới toàn thể cán bộ lãnh đạo, cán bộ giảng viên và nhân viên về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với: dự toán thu - chi; t chức thực hiện dự toán thu - chi và quyết toán thu-chi đối với tất cả các đơn vị, cá nhân c liên quan. Hoạt động quản lý ngân sách được thông qua đơn vị dự toán trực thuộc là Phòng Tài chính - Kế toán. Phương pháp quản lý ngân sách tập trung đã giúp cho Hiệu trưởng vừa chỉ đạo thực hiện thu - chi tài chính minh bạch, đúng quy định của pháp luật vừa là căn cứ để cơ quan chủ quản cấp trên giám sát, kiểm tra hoạt động thu - chi, xét duyệt dự toán và quyết toán tài chính theo quy định hiện hành.
Phương pháp quản lý NSNN theo hướng tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm được Nhà trường thực hiện tốt, đảm bảo tính công bằng, hợp lý trong tương quan giữa khối lượng công việc, tính chất phức tạp của từng hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ công tác. Quản lý sử dụng NSNN được thực hiện thống nhất trong Nhà trường với hướng tăng nguồn thu, tiết kiệm các khoản chi phí, tăng thu nhập và phúc lợi cho cán bộ, giảng viên và nhân viên nhà trường. Khuyến khích đối với đội ngũ cán bộ, giảng viên hoàn thành nhiệm vụ được giao với chất lượng cao. Hàng năm, báo cáo tài chính và hoạt động quản lý ngân sách, quản lý tài chính được công khai rộng rãi, đảm bảo dân chủ trong Nhà trường và minh bạch với cơ quan quản lý cấp trên, cơ quan chủ quản.
3.3.1.2. Thực trạng công tác lập dự toán ngân sách.
Lập dự toán ngân sách là hoạt động đầu tiên, khởi đầu cho một quá trình ngân sách tại một đơn vị hành chính sự nghiệp. Lập dự toán ngân sách là xây dựng và quyết định dự toán thu, chi ngân sách trong một năm tài chính. Hoạt động lập dự toán ngân sách nhà nước được thực hiện trên cơ sở c đủ căn cứ khoa học và phù hợp với thực tiễn, bảo đảm đúng tiến độ, thời gian quy định thì công tác quản lý sử dụng ngân sách và quyết toán ngân sách đảm bảo chất lượng cũng như hiệu quả trong quá trình quản lý. Ngược lại, nếu lập dự toán ngân sách thực hiện không tốt thì việc thực hiện NSNN sẽ thiếu minh bạch, kém hiệu quảvà làm cho quá trình quyết toán NSNN gặp nhiều kh khăn, phức tạp.
Bảng 3.4. Dự toán ngân sách giai đoạn 2011 - 2014 TT Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 SL (1.000đ) Tỉ lệ (%) SL (1.000đ) Tỉ lệ (%) SL (1.000đ) Tỉ lệ (%) SL (1.000đ) Tỉ lệ (%) I Dự toán 39.747.000 100 50.710.000 100 46.664.000 100 42.749.834 100 1.1 NSNN 28.407.000 71,5 37.860.000 74,7 36.791.000 78,8 35.726.234 83,6
1.2 Học phí và khoản thu sự nghiệp khác 11.340.000 28,5 12.850.000 25,3 9.873.000 21,2 7.023.600 16,4
II NSNN phê duyệt 38.369.844 100 48.204.690 100 31.445.383 100 29.728.571 100
2.1 NSNN 28.977.403 75,5 38.537.000 79,9 20.928.000 66,6 21.120.000 71,0
2.2 Học phí và khoản thu sự nghiệp khác 9.392.441 24,5 9.667.690 20,1 10.517.383 33,4 8.608.571 29,0
Chênh lệch dự toán và NSNN phê duyệt
III NSNN phê duyệt/Dự toán (1.377.156) 96,5 (2.505.310) 95,1 (15.218.617) 67,4 (13.021.263) 69,5
3.1 NSNN 570.403 102,0 677.000 101,8 (15.863.000) 56,9 (14.606.234) 59,1
3.2 Học phí và khoản thu sự nghiệp (1.947.559) 82,8 (3.182.310) 75,2 644.383 106,5 1.584.971 122,6
Công tác lập dự toán tại Trường CĐ Cơ khí - Luyện kim đã thực hiện theo Luật NSNN và các quy định của Bộ Tài chính, Bộ Công thương, Bộ GD&ĐT, các quy định khác của Nhà nước [11], [12], [14].
Bảng 3.4 cho thấy, NSNN cấp cho giáo dục đào tạo của Nhà trường chiếm tỷ trọng trung bình cả giai đoạn 2011-2014 là 73,3%; tỷ trọng nguồn ngân sách từ học phí và các khoản thu sự nghiệp khác chiếm khoảng 26,7% trong t ng nguồn ngân sách được phê duyệt. NSNN được phê duyệt thấp hơn so với dự toán do Trường đề xuất (trung bình đạt 82,1% so với dự toán của trường), đặc biệt trong hai năm 2013 - 2014, ngân sách được phê duyệt chỉ đạt 68% so với dự toán.
Ngân sách dự toán thu học phí và các khoản thu sự nghiệp khác chiếm tỷ trọng thấp hơn so với nguồn NSNN cấp nhưng là nguồn b sung cho thiếu hụt ngân sách của Nhà trường, đáp ứng cho nhu cầu đầu tư phát triển, lương tăng thêm, phụ cấp tăng thêm và nguồn kinh phí phục vụ công tác chuyên môn.
Công tác lập dự toán ngân sách căn cứ trên cơ sở số lượng cán bộ giảng viên và nhân viên, số lượng học sinh sinh viên, hoạt động chi chuyên môn nghiệp vụ và nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng để xây dựng dự toán trong năm tài chính.
Những bất cập trong lập dự toán và phê duyệt ngân sách đào tạo gồm:
Thứ nhất, Nhà nước đã c chủ trương mở rộng tự chủ tài chính đối với
các cơ sở đào tạo (đại học, cao đẳng...), nhưng trong thực tiễn các trường cao đẳng chưa được tự chủ về nguồn thu (không được tự quyết mức học phí mà vẫn phải tuân thủ mức trần học phí theo quy định; mức vốn đầu tư chưa tương xứng với chi phí đào tạo...); Cơ quan chủ quản (Bộ Công thương) thực hiện cấp kinh phí theo cơ chế khoán ngân sách (phân b bình quân theo khả năng ngân sách hàng năm), việc phân b ngân sách chưa dựa vào chỉ tiêu tuyển sinh đã đăng ký và mức ngân sách cho một chỉ tiêu.
Thứ hai, sự thay đ i về chính sách chi trả lương cho cán bộ, nhân viên dẫn
giảm nguồn tài chính giành cho hoạt động đào tạo để tăng lương; một số định mức kỹ thuật, tiêu chuẩn đã không phù hợp với thực tế và không hợp lý.
Thứ ba, thời gian lập dự toán ngân sách cho năm tài chính sau phải
hoàn thành trong quý III của năm tài chính hiện tại, trong khi đ số liệu sử dụng để xây dựng dự toán là của năm trước và kết quả sử dụng ngân sách tính đến thời điểm lập dự toán, nên tính chính xác không cao (mang tính ước lượng hoặc dự kiến), thường không sát thực tế hoạt động của Nhà trường. Bên cạnh đ , hoạt động đào tạo của trường đang trong thời gian vừa qua gặp nhiều kh khăn cũng như thách thức về khả năng tuyển sinh nên dự toán ngân sách thường không sát với thực tiễn. Chính vì vậy, trong quá trình dự toán và phân b ngân sách rất nhiều khoản mục đã phải điều chỉnh tăng, giảm đột ngột để đảm bảo đủ ngân sách đáp ứng cho hoạt động đào tạo của Nhà trường.
Thứ tư, quá trình lập dự toán ngân sách chung của nhà trường được
t ng hợp từ số liệu dự toán ở các đơn vị trực thuộc. Tuy nhiên, việc lập dự toán tại các đơn vị trực thuộc thường ít quan tâm đến định mức kỹ thuật áp dụng cho hoạt động chuyên môn, nên việc lập dự toán thường theo áp đặt chủ quan dẫn tới một số khoản mục khi trình cho đơn vị chủ quản (đơn vị cấp trên) phê duyệt đã không được chấp nhận do này không nằm trong danh mục quản lý hoặc không phù hợp với thực tế.
Hình 3.1. Kết quả dự toán và phê duyệt ngân sách, giai đoạn 2011 - 2014
3.3.1.3. Thực trạng quản lý các nguồn thu của Nhà trường.
Trường CĐ Cơ khí - Luyện kim là đơn vị sự nghiệp c thu, nguồn thu chủ yếu là NSNN cấp thường xuyên, NSNN cấp cho chi không thường xuyên, nguồn thu từ học phí, cung cấp dịch vụ, nguồn ngân sách từ chương trình mục tiêu quốc gia. Bảng 3.5 cho thấy, nguồn thu của Nhà trường chủ yếu từ hai nguồn chính gồm nguồn NSNN cấp và nguồn thu tự chủ theo quy định của NĐ số 43/2006/NĐ-CP và NĐ 16/2015/NĐ-CP). Nguồn thu từ NSNN cấp chiếm tỷ trọng khoảng 73,3% (tương ứng với t ng kinh phí cấp là 27,39 tỷ đồng/năm) và nguồn thu tự chủ chiếm 26,7% (tương ứng là 9,55 tỷ đồng) t ng thu trong cả giai đoạn 2011 - 2014.
- Đối với nguồn NSNN cấp: Thực tế những năm qua cho thấy, trong t ng nguồn NSNN cấp thì phần giành vào chi tiêu thường xuyên c xu hướng n định, ít biến động và chiếm tỷ trọng khoảng 55,6% t ng nguồn NSNN, cấp. Lượng kinh phí này được cấp căn cứ trên số lượng cán bộ giảng viên, số lượng học sinh sinh viên và định mức kinh phí cho hoạt động quản lý đào tạo...
Bảng 3.5. Kết quả thu ngân sách giai đoạn 2011 - 2014 TT Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 SL (1000đ) Tỉ lệ (%) SL (1000đ) Tỉ lệ (%) SL (1000đ) Tỉ lệ (%) SL (1000đ) Tỉ lệ (%) I Nguồn NSNN cấp 28.977.403 75,5 38.537.000 79,9 20.928.000 66,6 21.120.000 71,0
1 Kinh phí thường xuyên 11.545.505 39,8 15.147.000 39,3 14.688.000 70,2 15.400.000 72,9 2 Kinh phí NSNN cấp
cho chi không thường xuyên 17.431.898 60,2 23.390.000 60,7 6.240.000 29,8 5.720.000 27,1
2.1 Mua sắm sửa chữa 2.250.000 12,9 2.500.000 10,7 2.650.000 42,5 2.170.000 37,9
2.2 Xây dựng cơ bản 14.000.000 80,3 19.500.000 83,4 3.500.000 56,1 3.500.000 61,2
2.3 Đào tạo lại 90.000 0,5 90.000 0,4 90.000 1,4 50.000 0,9
2.4 Mục tiêu chương trình quốc gia 650.000 3,7 1.300.000 5,6
2.5 NCKH 180.000 1,0
2.6 Tinh giản biên chế 261.898 1,5
II Nguồn thu tự chủ 9.392.441 24,5 9.667.690 20,1 10.517.383 33,4 8.608.571 29,0
1 Thu học phí 7.049.639 75,1 6.442.464 66,6 7.718.330 73,4 6.801.705 79,0 2 Thu sự nghiệp 1.082.655 11,5 1.773.440 18,3 1.886.292 17,9 730.729 8,5 3 Thu hoạt động dịch vụ 1.260.147 13,4 1.451.786 15,0 912.761 8,7 1.076.137 12,5
III Tổng thu 38.369.844 100 48.204.690 100 31.445.383 100 29.728.571 100
Phần kinh phí NSNN cấp cho chi tiêu không thường xuyên chủ yếu phân b vào hoạt động đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo, công tác đào tạo lại (tập huấn nâng cao trình độ, hội thảo chuyên môn...). Số kinh phí này chiếm tỷ trọng khoảng 44,4% trong t ng nguồn NSNN cấp. Trong số kinh phí này, kinh phí cấp cho mua sắm tài sản và sửa chữa chiếm tỷ trọng 26%; xây dựng cơ bản chiếm tỷ trọng 70,2%; kinh phí đào tạo lại chiếm tỷ trọng nhỏ khoảng 0,8%. Các khoản mục khác của NSNN cấp cho chi không thường xuyên đã phân b không đều giữa các năm trong giai đoạn 2011 - 2014, mà phân b theo yêu cầu thực tế của hoạt động đào tạo trong Nhà trường.
- Đối với nguồn thu tự chủ: Nhà trường thực hiện đúng chủ trương tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quản lý ngân sách. Hoạt động tự chủ bước đầu đã đem lại kết quả cho công tác quản lý ngân sách, tạo điều kiện cho Nhà trường chủ động trong việc huy động và sử dụng các nguồn lực để