- Phương pháp xác định tên loài thực vật: Theo các tài liệu: + Cây cỏ Việt Nam (2003) của Phạm Hoàng Hộ [18]
+ Danh lục các loài thực vật Việt Nam của Nguyễn Tiến Bân (2005) [5] - Trên TĐT, quan sát và ghi chép vào phiếu tất cả các thông tin về các loài đã gặp như: tên latinh ( hoặc tên địa phương), dạng sống theo Raunkiaer, 1934:
1. Phanerophytes (Ph) – Cây có chồi trên đất 2. Chamephytes (Ch) – Cây chồi sát đất 3. Hemicryptophytes (He) - Cây chồi nửa ẩn 4. Cryptophytes (Cr) - Cây chồi ẩn
5. Therophytes (Th) - Cây một năm
Những loài chưa biết tên lấy mẫu về định loại.
- Trong OTC, tiến hành thu thập mẫu trong các ô nhỏ (ODB), cách thu mẫu cũng giống tuyến điều tra. Cụ thể:
+ Đo đếm toàn bộ những cây có chiều cao (chiều cao vút ngon – Hvn) 4m trở xuống được đo bằng sào có chia vạch đến 0,1m. Đối với cây cao trên 4m được đo bằng thước Blumeleiss đo theo nguyên tắc lượng giác.
+ Nghiên cứu phân bố cây tái sinh theo mặt phẳng nằm ngang (phân bố khoảng cách từ một điểm chọn ngẫu nhiên đến các cây lân cận). Áp dụng công thức của Nguyễn Hải Tuất (1990). Trên diện tích OTC các cây phân bố ngẫu nhiên, chọn ngẫu nhiên một điểm P và đo khoảng cách x từ P đến 6 cây gần nhất để tính trị số trung bình. Khi đó trong phân bố Poisson ta được phép sử dụng tiêu chuẩn U (phân bố chuẩn) của Clark và Evans để đánh giá khi sử dụng mẫu đủ lớn, qua đó dự đoán được thời gian phát triển của quần xã thực vật nơi cư trú.
U tính theo công thức: U = 26136 , 0 ). 5 . 0 . (x n Trong đó: n là số lần quan sát
Nếu U 1,96 : Phân bố ngẫu nhiên Nếu U >1,96: phân bố đều
Nếu U < -1,96: phân bố cụm
Trong ô dạng bản xác định tên loài, đếm số lượng cây tái sinh, đo Hvn, xác định nguồn gốc cây tái sinh (từ hạt, chồi). Phân loại chất lượng cây tái sinh theo 3 tiêu chuẩn: tốt, trung bình, xấu.