1.Trên Thế Giới:

Một phần của tài liệu Ô nhiễm dầu tràn ở bờ biển miền trung (Trang 74 - 75)

X lý tràn du mc đ nh ộỏ Phân hu sinh h cc n du thi ả

1.Trên Thế Giới:

a. Máy lọc váng dầu cải tiến ở Califonia.

Các nhà khoa học ở California đã thông báo một cải tiến quan trọng trong kĩ thuật làm sạch dầu loang ở biển, hồ và những khu vực lưu thông đường thủy. Victoria Broje và Arturo A.Keller đã mô tả cấu trúc xây dựng và các cuộc thử nghiệm ứng dụng phiên bản máy lọc váng dầu cải tiến, đây là thiết bị chủ yếu thu hồi lượng dầu loang trên biển.

Máy lọc dầu loang thông thường hầu như không thay đổi nhiều trong các thập niên vừa qua, thiết bị bao gồm một cái trống như trục hơi nước và quay tròn thu nhận lớp màng mỏng của dầu từ trên bề mặt trống. Sau đó, dầu được gạt ra khỏi mặt trống và chứa trong một bình chứa riêng biệt. Broje và Keller lưu ý rằng thiết bị làm sạch dầu loang truyền thống thì không hiệu quả, làm việc kém với lớp dầu mỏng là dầu thô loại nhẹ và dầu diesel, có thể tốn kém chi phí nhiều để làm sạch một số lượng dầu loang lớn.

Thiết bị tách váng dầu kiểu mới với các rãnh trên bề mặt sẽ được miêu tả trong một bài báo sắp phát hành vào ngày 15 tháng 12 trên tờ nhật báo ACS về Khoa học Kĩ thuật Môi trường phát hành định kỳ giữa tháng.

Đối với một khu vực có bề mặt dầu loang rộng lớn, thiết bị có nhiều rãnh sẽ thu được nhiều dầu hơn thiết bị hớt váng dầu thông thường với bề mặt phẳng. Bộ phận tách dầu ra khỏi bề mặt thiết bị được thiết kế chính xác sao cho phù hợp với các rãnh, thu gom gần như 100% dầu bám dính trên bề mặt thiết bị với mỗi vòng quay. Những khe rãnh này cũng được phủ một lớp polimer cải tiến kết dính với dầu. Các nhà khoa học nói rằng thử nghiệm thực tế cho thấy hiệu suất của thiết bị lọc váng dầu kiểu mới sẽ tăng gấp 3 lần so với các thiết bị cổ điển thông thường.

b.Bọt biển Nano hút dầu loang.

Nhóm nghiên cứu của Francesco Stellacci thuộc Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) ở Mỹ đã công bố sáng chế một loại bọt biển nano có thể hút dầu loang khỏi nước.

Bề ngoài trông như giấy nhưng khi nhìn qua kính hiển vi, loại bọt biển này là một tấm lưới gồm những sợi nano bằng ôxit mangan có đường kính khoảng 20 nano mét (20 phần tỷ mét) đan rối vào nhau (ảnh). Nhóm còn phủ thêm một lớp silicon trên lưới để giúp nó không thấm nước.

Do có nhiều lỗ không khí, lưới nano hoạt động như một miếng bọt biển, có thể hút được lượng dầu gấp 20 lần trọng lượng của nó. Với bề mặt không

Khoa Công Nghệ và Môi Trường PGS.TS. Nguyễn Toàn Thắng thấm nước, bọt biển này chỉ hút những chất không tan trong nước như dầu. Tuy một số vật liệu khác cũng có đặc tính hấp thu này nhưng bọt biển nano độc đáo ở chỗ nó có thể đẩy ra gần 100% nước.

Theo các nhà nghiên cứu, có thể sản xuất bọt biển nano với số lượng lớn và tái sử dụng sau khi đun nóng để dầu hay các dung môi hữu cơ bốc hơi. Đặc biệt bọt biển nano chọn hấp thu một số dung môi nhanh hơn những chất khác. Kết quả này có ý nghĩa trong việc dọn sạch dầu loang, tách các thành phần trong những hỗn hợp khó tách và lọc các chất gây ô nhiễm khỏi nước.

Một phần của tài liệu Ô nhiễm dầu tràn ở bờ biển miền trung (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)