5. Kết cấu luận văn
3.1.3. Tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh giai đoạn 2011
2015
Trong giai đoạn 2011 - 2015, mặc dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế nhưng tình hình phát triển kinh tế - xã hội phát triển khá, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 13,5%/năm tăng so với giai đoạn 2006 - 2010 (bình quân đạt 11,2%/năm) và bằng mức bình quân của khu vực. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành nông - lâm nghiệp và ngành dịch vụ là ngành có tiềm năng, lợi thế của tỉnh, giảm tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng do ảnh hưởng của suy thoái trong sản xuất kinh doanh. Tỷ trọng ngành nông - lâm nghiệp trong cơ cấu tăng 10,5%/năm, khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 9,3%/năm, khu vực dịch vụ tăng trưởng 18%/năm.
Bảng 3.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế Bắc Kạn giai đoạn 2011 - 2015
(Đơn vị tính: %)
Chỉ tiêu Bắc Kạn Vùng TDMN
Bắc Bộ Cả nước
Tăng trưởng GDP 13,5 14 5,84
Công nghiệp - xây dựng 10,5 11,5 3,03
Nông lâm thủy sản 9,3 10,2 6,48
Dịch vụ 18,0 19,6 6,42
(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bắc Kạn và Viện Chiến lược phát triển)
Qua bảng số liệu ta thấy, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2011 - 2015 tỉnh Bắc Kạn (theo giá cố định 1994) đạt 13,5%, ngang bằng so với mức trung bình của toàn vùng trung du miền núi Bắc Bộ (14%). Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2011 - 2015 (theo giá so sánh 2010) đạt 5,5%, ngang bằng so với mức tăng trưởng kinh tế bình quân của cả nước (5,84%). Cơ cấu kinh tế chuyển biến phù hợp, bắt đầu phát huy được lợi thế, thế mạnh của tỉnh. Trong đó, tăng dần tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp là ngành có tiềm năng, lợi thế của tỉnh, giảm tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng.
Chất lượng nguồn nhân lực đã có bước chuyển biến tích cực, khoa học công nghệ ngày phát triển, tài nguyên môi trường được quản lý tốt hơn. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo đã tăng qua các năm, chương trình đổi mới giáo dục tăng, tỷ lệ tốt nghiệp Trung học phổ thông và trúng tuyển các trường chuyên nghiệp ngày càng tăng; Công tác nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật đã đạt được một số kết quả có ý nghĩa thiết thực trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; Công tác quản lý tài nguyên môi trường có nhiều chuyển biến tích cực.
Lĩnh vực văn hoá xã hội đạt được kết quả quan trọng, góp phần phát triển kinh tế. Công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân được quan tâm, mạng lưới y tế từ tỉnh đến cơ sở được củng cố, kiện toàn; công tác chăm sóc trẻ em, người có công được triển khai hiệu quả; hoạt động văn hoá - thể thao, thông tin phát triển
ngày càng đa dạng về nội dung và hình thức, góp phần cải thiện đời sống tinh thần cho nhân dân.
Chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng - an ninh được giữ vững, tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội. Các chương trình, chính sách cho dân tộc được tổ chức thực hiện tốt, góp phần ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương, tăng cường sự đoàn kết thống nhất trong đồng bào các dân tộc; Công tác đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được triển khai thực hiện có hiệu quả, thực hiện tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ, an ninh tư tưởng, an ninh văn hoá, an ninh kinh tế.
Một số dự án trọng điểm đã cơ bản hoàn thành, đưa vào sử dụng góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh: Dự án xây dựng, nâng cấp, cải tạo đường Giao thông nông thôn đến các xã miền núi đặc biệt khó khăn (ĐT 258); Dự án nâng cấp, cải tạo đường tỉnh 257 Bắc Kạn - Chợ Đồn; Dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 3B; ... Trong đó, đã hoàn thành công trình đường giao thông nông thôn với hơn 200km đường bộ, 6 chiếc cầu giàn thép và hệ thống 7 cầu treo trên địa bàn.
Thị xã Bắc Kạn trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá của tỉnh trở thành thành phố Bắc Kạn. Qua đó tạo động lực mới cho sự phát triển của tỉnh, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
3.1.4. Đánh giá những thuận lợi khó khăn của tỉnh Bắc Kạn
3.1.4.1. Thuận lợi
- Bắc Kạn có điều kiện thuận lợi về mặt tài nguyên thiên nhiên: khoáng sản, rừng, điều kiện sinh thái thuận lợi. Đây là một trong những thế mạnh để thu hút vốn đầu tư cho phát triền kinh tế - xã hội.
- Vị trí địa lý của tỉnh nằm trên trục quốc lộ 3, gần với cửa khẩu, đồng thời cũng tương đối gần với sân bay Nội Bài và khu vực kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Đây là điều kiện tốt để các doanh nghiệp của tỉnh có điều kiện thông thương với Trung Quốc, đông thời là cầu nối giữa các tỉnh phía Bắc giao thương Trung Quốc.
- Bắc Kạn có nhiều dân tộc anh em sinh sống, do đó co điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch văn hóa truyền thống.
- Bắc Kạn có nhiều danh lam thắng cảnh đặc biệt là hồ Ba Bể. Đây chính là cơ hội để thu hút phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn.
3.1.4.2. Khó khăn
- Là một tỉnh nghèo nên việc kêu gọi vốn đầu tư trong tỉnh còn nhiều hạn chế. Tiềm năng của tỉnh thì có, song để phát huy được những tiềm năng đó ra bên ngoài thì còn hạn chế.
- Vị trí địa lý không thuận lợi, do nằm sâu trong lục địa nên việc giao thương gặp nhiều khó khăn. Đây chính là một trở ngại lớn trong việc kêu gọi, thu hút đầu tư.
- Trình độ dân trí, lao động còn thấp. Điều này gây khó khăn trong quá trình thu hút vốn đầu tư, bởi đối với các nhà đầu tư, trình độ lao động tại chỗ cũng là một trong số các yếu tố quyết định tới việc đầu tư hay không.
- Việc ứng dụng công nghệ thông tin chưa được áp dụng một cách rộng rãi, có chăng mới là giai đoạn đầu và ở một phạm vi nhỏ hẹp. Chính điều đó đã làm ảnh hưởng rất lớn đến khả năng điều hành của các cấp chính quyền cũng như hoạt động của các doanh nghiệp.
- Do ở vị trí cao hơn mặt nước biển từ 500 - 600m Bắc Kạn cao hơn hẳn các tỉnh khác nên điều kiện địa hình không thuận lợi. Nhiều khu vực bị chia cắt với khu vực trung tâm, đây chính là hạn chế lớn để phát triển kinh tế - xã hội.
- Hệ thống tài chính chưa phát triển. Hiện nay, chỉ có các ngân hàng quốc doanh hoạt động trên địa bàn, hệ thống tài chính ngoài quốc doanh (các ngân hàng cổ phần) hầu như chưa có. Do đó, việc huy động nguồn vốn cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh gặp nhiều khó khăn. Đây là một trong những trở ngại lớn đối với các nhà đầu tư.
3.2. Thực trạng công tác quản lý đầu tư trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2011 - 2015
3.2.1. Hoạt động đầu tư trong giai đoạn 2011 - 2015
3.2.1.1. Quy mô và xu hướng vốn đầu tư 2011 - 2015
Giai đoạn 2011 - 2015, tình hình kinh tế thế giới và trong nước có những diễn biến phức tạp, nền kinh tế vừa mới thoát khỏi suy thoái do vậy đã làm giảm tổng cầu kinh tế và kéo theo đó là các hoạt động đầu tư xã hội suy giảm, tình trạng thiếu việc làm đã ảnh hưởng không nhỏ đến tăng trưởng kinh tế đồng thời gây sức ép đến bảo đảm an sinh xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, nhờ sự cố gắng của cả hệ thống chính trị, nền kinh tế tỉnh Bắc Kạn vẫn được duy trì. Tổng vốn đầu tư có sự tăng lên qua các năm.
Để thấy được quy mô và xu hướng vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh, ta có bảng sau:
Bảng 3.2: Vốn đầu tư tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2011 - 2015
Năm ĐVT 2011 2012 2013 2014 2015 Tốc độ PTBQ (%) GDP (theo giá thực tế) Tr.đ 5.131.795 5.681.465 6.331.715 7.332.507 7.822.780 11,11 Tổng VĐT Tr.đ 3.280.326 3.580.008 3.785.459 4.030.294 4.146.019 6,03 Vốn đầu tư/GDP % 63,92 63,01 59,79 54,96 53,00
(Nguồn: Báo cáo xây dựng Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Kạn)
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn tỉnh có sự biến động qua các năm, nhìn chung là năm sau cao hơn năm trước. Tổng vốn đầu tư phát triển của tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2011 - 2015 đạt hơn 18.800 tỷ đồng, tốc độ phát triển bình quân hàng năm đạt 6,03%.
Hình 3.1: Tổng vốn đầu tư của Bắc Kạn giai đoạn 2011 - 2015
(Nguồn: Báo cáo xây dựng Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Kạn)
Qua đồ thị ta thấy tổng vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh có xu hướng tăng dần lên từ năm 2011 - 2015. Nếu năm 2011 vốn đầu tư đạt 1.688.925 triệu đồng thì năm 2012 tăng gấp 1,11 lần đạt 2.819.581 triệu đồng. Từ năm 2012, công tác phân bổ vốn hằng năm trên thực hiện đúng theo quy định tại Chỉ thị số 1792/CT- TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ, do vậy vốn đầu tư các năm tiếp theo không có sự biến động lớn, tỉnh Bắc Kạn tiếp tục giành một phần vốn trong kế hoạch để thanh toán nợ xây dựng cơ bản tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này, nhất là những doanh nghiệp của tỉnh giảm bớt một phần khó
khăn về tài chính, nhưng điều chỉnh bổ sung vốn đẩy nhanh tiến độ thi công cho một số dự án cấp thiết, công trình trọng điểm. Như vậy từ năm 2012 đến năm 2015 vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh liên tục gia tăng về giá trị tuyệt đối nhưng tỉ lệ gia tăng không nhiều.
3.2.1.2. Cơ cấu vốn đầu tư theo nguồn
Vốn đầu tư xã hội trên địa bàn tỉnh có được từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm: nguồn trong tỉnh và nguồn ngoài tỉnh. Trong giai đoạn 2011 - 2015, tổng vốn đầu tư huy động được trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn là 18.822 tỷ đồng (bình quân mỗi năm huy động được khoảng 3.764 tỷ đồng). Để xét cơ cấu đầu tư theo nguồn vốn trong giai đoạn này ta chia vốn đầu tư thành những nguồn cơ bản sau đây:
- Phân theo cấp quản lý: Nguồn Trung ương và địa phương.
- Phân theo khoản mục đầu tư gồm: Vốn đầu tư xây dựng cơ bản và vốn đầu tư khác.
- Phân theo nguồn vốn gồm: Nguồn vốn khu vực nhà nước, nguồn vốn khu vực ngoài nhà nước và nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Cụ thể về khối lượng vốn đầu tư thực hiện trong giai đoạn 2011 - 2015, ta có bảng số liệu sau:
Bảng 3.3: Vốn đầu tư xã hội theo nguồn Năm Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 Tốc độ PTBQ (%) Giá trị (Tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Giá trị (Tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Giá trị (Tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Giá trị (Tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Tổng cộng 3.280.326 100 3.580.008 100 3.785.459 100 4.030.294 100 4.146.019 100 6,03 1. Theo cấp quản lý - Trung ương 372.877 11,37 240.256 6,71 469.647 12,41 170.128 4,22 176.150 4,25 -17,09 - Địa phương 2.907.449 88,63 3.339.752 93,29 3.315.812 87,59 3.860.166 95,78 3.969.869 95,75 8,09 2. Theo khoản mục đầu tư - VĐT XDCB 2.739.619 83,52 3.034.028 84,75 3.466.480 91,57 3.126.738 77,58 3.230.458 77,92 4,21 - VĐT khác 540.707 16,48 545.980 15,25 318.979 8,43 903.556 22,42 915.561 22,08 14,07 3. Theo nguồn vốn 3.1. Khu vực KTNN 1.586.124 48,35 1.793.808 50,11 1.992.835 52,64 2.335.915 57,96 2.409.547 58,12 11,02
- Vốn NSNN 1.098.675 33,49 1.245.765 34,80 1.314.198 34,72 2.226.838 55,25 2.291.943 55,28 20,18 - Vốn vay 16.098 0,49 16.980 0,47 17.685 0,47 45.783 1,14 47.540 1,15 31,09 - Vốn tự có 13.654 0,42 13.809 0,39 14.294 0,38 16.574 0,41 19.875 0,48 9,84 - Vốn huy động khác 457.697 13,95 517.254 14,45 646.658 17,08 46.630 1,16 50.189 1,21 -42,45 3.2. Vốn ngoài KTNN 1.694.202 51,65 1.783.095 49,81 1.792.378 47,35 1.686.958 41,86 1.728.792 41,70 0,51 - Vốn doanh nghiệp 1.211.011 36,92 1.284.555 35,88 1.291.562 34,12 472.806 11,73 478.152 11,53 20,73
- Vốn của dân cư 483.191 14,73 498.540 13,93 500.816 13,23 1.214.152 30,13 1.250.640 30,16 26,84
3.3. Vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài 0 0 3.105
0,08 246 0,01 7.421 0,18 7.680 0,19 25,41
Hình 3.2: Vốn đầu tư xã hội theo nguồn
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Kạn năm 2015)
Trong những năm qua, tỉnh đã có những bước tiến trong công tác xúc tiến và thu hút các nguồn vốn đầu tư vào địa bàn. Các nguồn vốn đầu tư phát triển từ ngân sách liên tục tăng trong những năm gần đây, vốn đầu tư sản xuất kinh doanh trên địa bàn cũng có những bước tiến đáng kể:
Phân theo cấp quản lý, nguồn vốn của địa phương tham gia đầu tư chiếm tỷ lệ lớn trên 80%, tỷ lệ này có xu hướng tăng lên còn vốn đầu tư ở cấp trung ương lại giảm dần nếu như năm 2011 chiếm 11,37% thì đến cuối năm 2015 nguồn vốn ở cấp trung ương chỉ còn 4,25%. Đây là xu hướng chung của các tỉnh, thành trong cả nước và phản ánh việc quản lý điều hành đầu tư được giao cho địa phương quản lý, chứng tỏ khả năng đáp ứng về vốn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương ngày một tăng lên rõ rệt. Mặt khác cho thấy trong giai đoạn
vừa qua trung ương không có dự án đầu tư lớn tại địa phương, một phần vốn đầu tư trên địa bàn đã bị cắt giảm.
Theo khoản mục đầu tư, cho thấy nguồn vốn đầu tư chủ yếu được dùng cho xây dựng cơ bản, chiếm đến xấp xỉ 80% nguồn vốn và có xu hướng giảm dần, năm 2011 chiếm 83,16% và năm 2015 chiếm 77,92%. Như vậy cơ sở hạ tầng được chú trọng phát triển, vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh bị thu hẹp. Điều này phản ánh sự mất cân đối trong đầu tư chiều sâu, đáp ứng được lợi ích trong ngắn hạn, cần xem xét trong định hướng phát triển của tỉnh nhà.
Nếu phân theo nguồn vốn đầu tư, vốn đầu tư thuộc khu vực kinh tế nhà nước có xu hướng tăng dần. Tỷ trọng nguồn vốn ngân sách nhà nước có xu hướng tăng dần, năm 2011 vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước chiếm 48,35% thì đến năm 2015 chiếm 58,12% trong tổng nguồn vốn đầu tư xã hội. Nguồn vốn ngân sách nhà nước được tỉnh tập trung cho kết cấu hạ tầng như: giao thông, thuỷ lợi, hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, y tế, giáo dục, các công trình trọng điểm về công cộng đô thị và quản lý nhà nước, xây dựng nông thôn mới.
Nguồn vốn khu vực ngoài nhà nước (gọi chung là dân doanh) ngày càng chiếm ưu thế trong tỷ trọng vốn đầu tư và có xu hướng giảm dần, năm 2011 chiếm 51,65%, đến 2015 tỷ lệ này giảm xuống còn 41,69%. Tỉ lệ này chưa cao so với mặt bằng chung của cả nước nhưng phản ánh sự chuyển biến tích cực của một địa phương miền núi mà hàng năm ngân sách trung ương thường xuyên phải đáp ứng phần lớn trong chi tiêu đầu tư và chi thường xuyên. Tại khu vực này nguồn vốn của doanh nghiệp dân doanh có xu hướng giảm dần, trong khi đó nguốn vốn dân cư tăng trưởng ổn định và có sự chuyển biến qua các năm. Điều này cho thấy nuôi dưỡng nguồn thu bằng cách tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển và khoan sức dân để có tiềm lực phát triển trong dài hạn.
Với nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) kết quả còn ở mức quá khiêm tốn. Tính đến hết năm 2015, trên
địa bàn tỉnh chỉ thu hút được 03 dự án ODA với số vốn đầu tư là hơn 40 triệu USD, 10 dự án NGO với số vốn đầu tư hơn 1,4 triệu USD, 01 dự án FDI với số