Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng của một số nƣớc trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao công tác quản lý rủi ro tín dụng tại vietinbank chi nhánh thị xã phú thọ (Trang 38)

5. Kết cấu luận văn

1.4. Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng của một số nƣớc trên thế giới

1.4.1. Quản lý rủi ro tín dụng của một số nước trên thế giới

1.4.1.1. Kinh nghiệm c a Trung Quốc

Sau những năm tăng trƣởng cao nhờ chính sách tín dụng nới lỏng, ngân hàng Trung Quốc đang đối diện với những thách thức chƣa từng có khi cung tiền bị thu hẹp. Trong khi đó kinh tế giảm tốc khiến nguy cơ nợ xấu tăng cao. Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng tại Trung Quốc:

- Dƣ nợ tăng trƣởng quá nhanh, phát triển nóng vào những ngành không truyền thống.

- Trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng còn nhiều hạn chế.

- Coi nhẹ các tiêu chuẩn an toàn tín dụng: cho vay với kỳ vọng tài sản hình thành từ vốn vay sẽ có giá trị cao (tuy nhiên tình trạng sốt và giảm giá nhà

đất nghiêm trọng ở Thƣợng Hải gần đây đã làm cho sự kỳ vọng vô nghĩa, giá bất động sản sụt giảm, tài sản thế chấp không đủ bù đắp khoản vay, thanh khoản kém, nguy cơ không trả đƣợc nợ là rất lớn); Tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản thế chấp quá cao; Cho vay đảm bảo bằng chính cổ phiếu ngân hàng mình; Cơ cấu khoản vay kém hiệu quả, cho vay quá khả năng chi trả; Không văn bản hoá thoả thuận cụ thể về mục đích và cách sử dụng khoản vay, kế hoạch nguồn trả nợ.

- Giám sát sau giải ngân kém, hồ sơ pháp lý không đầy đủ; Không thu thập, xác minh và phân tích các báo cáo trong suốt kỳ hạn hiệu lực khoản vay; Không nhận biết đƣợc các dấu hiệu cảnh báo nhƣ chu kỳ luân chuyển tồn kho và khoản phải thu chậm lại, chu kỳ các khoản phải trả dài ra và phát sinh lỗ ròng trong kinh doanh.

Nhận biết và xử lý sớm, hiệu quả các nguyên nhân trên là điều kiện quan trọng nhất để giảm thiểu rủi ro tín dụng của các ngân hàng thƣơng mại ở Trung Quốc.

1.4.1.2. Kinh nghiệm c a Nhật Bản

Hoạt động của ngân hàng và nền kinh tế Nhật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Khi nền kinh tế có vấn đề thì ngành kinh doanh ngân hàng cũng không thể hoạt động tốt đƣợc. Cho dù ngân hàng đóng vai trò hỗ trợ đối với các ngành công nghiệp sản xuất và dịch vụ, nhƣng hệ thống ngân hàng cũng có thể làm tình hình xấu hơn và trì trệ sự ổn định của nền kinh tế nếu bản thân ngân hàng cũng gặp khó khăn. Nếu nhƣ phần lớn các khoản cho vay của ngân hàng cấp cho các doanh nghiệp không khỏe mạnh, thì không chỉ ngân hàng hoạt động không hiệu quả, mà nền kinh tế cũng sẽ bị ảnh hƣởng.

Thực tế hoạt động tín dụng của các ngân hàng thƣơng mại Nhật Bản cho thấy việc cho vay không chặt chẽ cùng với chính sách mở rộng quá tham vọng càng đƣợc kích thích thêm do cạnh tranh trên thị trƣờng là kết quả gây ra thua lỗ của ngân hàng.

Mặt khác, do không có kinh nghiệm với những khoản vay bị thất thoát nghiêm trọng trƣớc đây nên các ngân hàng Nhật không biết cách quản lý khi có phát sinh lãi lỗ tín dụng.

Các ngân hàng không hiểu rõ hậu quả nghiêm trọng của việc trì hoãn những biện pháp dứt khoát đối với các khách hàng vay có rủi ro, do đó mức lỗ lãi của ngân hàng không thể đƣợc giải quyết nhanh chóng và với phí tổn thấp hơn. Nói cách khác, ngân hàng nên chủ động trong việc đánh giá một khách hàng có tiềm năng rủi ro trong tƣơng lai gần và xa, từ đó có biện pháp xử lý càng sớm càng tốt.

Ngoài ra, thực tế ở Nhật cũng cho thấy, nếu mức lỗ của ngân hàng vƣợt quá khả năng của các ngân hàng thƣơng mại, Nhà nƣớc sẽ dùng các nguồn quỹ quốc gia để can thiệp và tất yếu Ban điều hành các ngân hàng cũng phải đƣợc thay thế.

Hiện nay các ngân hàng Nhật đã xử lý thành công các vấn đề liên quan đến tài sản không thu hồi đƣợc. Tổ chức dịch vụ tài chính (The Financial Service Agency) đóng vai trò quan trọng trong việc thúc ép các ngân hàng thực hiện công tác dự phòng cần thiết cũng nhƣ xử lý những khoản nợ xấu mà trƣớc đây đã từng gây ra các khoản lỗ lớn kéo dài trong nhiều năm đối với hầu hết các ngân hàng.

1.4.1.3. Kinh nghiệm c a Mỹ

Thực tế ngân hàng Mỹ cho thấy, việc đề xuất đúng lối ra cho các khoản nợ xấu quan trọng hơn việc thu hồi nợ. Việc tất toán khoản nợ xấu chỉ nên xem xét khi đó là cách cuối cùng để thu hồi khoản vay có vấn đề, vì thu hồi có thể hiệu quả hơn thông qua việc tiếp tục trả nợ của một doanh nghiệp vẫn đang hoạt động hơn là phải tất toán tài sản.

Tính đến 2013, có tới 117 ngân hàng Mỹ thuộc diện “có vấn đề” (theo công bố của Federal Deposit Insurance Corporation - Công ty Bảo hiểm tiền gửi Liên bang Mỹ FDIC) và hơn 10 ngân hàng Mỹ bị phá sản. Nguyên nhân là do các ngân hàng mất khả năng thanh khoản do danh sách các khoản nợ khó thu hồi tăng cao, dùng huy động tiền gửi cho vay bất động sản đồng

chuẩn, đến khi giá bất động sản tụt dốc không phanh, các khoản nợ không thu hồi đƣợc, ngân hàng mất khả năng chi trả các khoản tiết kiệm đến hạn, tình hình kinh tế khủng hoảng, các doanh nghiệp Mỹ rơi vào tình cảnh khó khăn phá sản, các khoản đầu tƣ của ngân hàng cũng từ đó thua lỗ,…

Từ cuộc khủng hoảng tín dụng Mỹ, cho thấy nguyên nhân xuất phát phần lớn từ việc quản lý kiểm soát khoản vay kinh doanh bất động sản và chứng khoán còn yếu kém, chất lƣợng tín dụng không đƣợc coi trọng, có nhiều khoản cho vay dƣới chuẩn, không thẩm định kỹ trƣớc khi cho vay, sử dụng nguồn huy động ngắn hạn để đầu tƣ vào những khoản dài hạn nhƣ bất động sản nên không tránh khỏi rủi ro mất khả năng thanh toán và không thu hồi đƣợc nợ. Đó cũng là bài học kinh nghiệm quý báu cho Việt Nam khi rơi vào tình trạng tƣơng tự.

1.4.2. Bài học kinh nghiệm về nâng cao công tác quản lý rủi ro tín dụng cho các ngân hàng thương mại Việt Nam

Từ kinh nghiệm cũng nhƣ bài học từ các nƣớc trên thế giới, ta có thể rút ra một số bài học nhằm nâng cao chất lƣợng quản lý rủi ro nhƣ sau:

- Hiểu rõ tầm quan trọng của việc hoạch định rủi ro, xác định rõ các ngành nghề rủi ro để đƣa ra các cảnh báo sớm, các lĩnh vực hạn chế, và đƣa ra việc quản lý riêng đối với các lĩnh vực có mức độ rủi ro cao.

- Khẩn trƣơng xây dựng mô hình quản lý rủi ro theo các chuẩn mực quốc tế, phân tách các khâu một cách độc lập nhằm phân tán rủi ro.

- Tập trung vào khâu đào tạo cán bộ và văn hóa nội bộ để nâng cao chất lƣợng quản lý rủi ro.

- Thƣờng xuyên xem xét, cải tiến các quy trình, quy định, kiểm tra và phát hiện kịp thời các khâu yếu kém trong quy trình quản lý và đề xuất biện pháp xử lý kịp thời, thƣờng xuyên cải tiến xem xét chất lƣợng.

- Tăng cƣờng công tác thẩm định, quản lý tín dụng, kiểm tra kiểm soát trƣớc, trong và sau khi cấp tín dụng. Phát hiện sớm các khoản tín dụng có vấn đề và đƣa ra giải pháp quyết liệt từ sớm.

- Xây dựng danh mục cho vay hợp lý là biện pháp tốt nhất để phòng ngừa rủi ro ngay từ khâu hoạch định. Kiểm soát chặt chẽ việc đầu tƣ vào các lĩnh vực mới, lĩnh vực rủi ro cao. Phát triển đa dạng, phân tán rủi ro trong danh mục.

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Câu hỏi nghiên cứu

- Hiện nay công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Vietinbank - Chi nhánh thị xã Phú Thọ nhƣ thế nào?

- Những nhân tố nào ảnh hƣởng đến công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Vietinbank - Chi nhánh thị xã Phú Thọ?

- Làm thế nào để nâng cao công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Vietinbank - Chi nhánh thị xã Phú Thọ.

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Khung nghiên cứu

- Nghiên cứu về rủi ro tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng, và quan điểm về công tác quản lý rủi ro tín dụng, các tiêu chí đánh giá công tác quản lý rủi ro tín dụng;

- Nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng tới công tác quản lý rủi ro tín dụng;

2.2.2. Phương pháp thu thập tài liệu, dữ liệu

- Tài liệu nội bộ:

+ Quy chế tổ chức và hoạt động chi nhánh, phòng giao dịch trong hệ thống NHCT;

+ Các quy trình, quy chế nội bộ về lĩnh vực tín dụng, các thông tin về mô hình tín dụng đang thực hiện.

+ Các thông tin về nhân sự, về việc phân công công việc. - Tài liệu bên ngoài:

+ Nội dung lý luận về rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng, công tác quản lý rủi ro tín dụng.

+ Các mô hình mô hình quản lý rủi ro tín dụng Vietinbank đang áp dụng, ý kiến và bình luận.

- Nguồn dữ liệu: tổng hợp thông tin từ các văn bản pháp luật của Nhà nƣớc, chính phủ, của Ngân hàng nhà nƣớc thông qua các cổng thông tin điện tử. Các bài báo của các tạp chí có uy tín. Các thông tin trong nội bộ Vietinbank thông qua Phòng Khách hàng Vietinbank - Chi nhánh thị xã Phú Thọ.

2.2.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

2.2.3.1. P ươn p áp định tính

Phƣơng pháp định tính chủ yếu đƣợc sử dụng trong luận văn là nghiên cứu tổng hợp, so sánh và phân tích hệ thống nhằm để mô tả, phân tích, so sánh và giải thích các hiện tƣợng đang đƣợc nghiên cứu. Nhìn chung, hoạt động quản lý rủi ro tại Vietinbank - Chi nhánh thị xã Phú Thọ trong thời gian qua chƣa đạt hiệu quả cao, các khoản vay còn phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu.

Các phân tích định tính đƣợc sử dụng bao gồm các so sánh của kỳ sau so với kỳ trƣớc để xem có tăng không, so sánh với kế hoạch để xem có đạt hiệu quả không, so sánh với trung bình ngành để biết tổ chức đang ở đâu và so sánh với đối thủ cạnh tranh trực tiếp để biết các chỉ số của tổ chức đang mạnh hơn hay yếu hơn đối thủ.

2.2.3.2. P ươn p áp địn lượng

Phân tích các chỉ số nhƣ: Dƣ nợ/Tổng nguồn vốn, Dƣ nợ/Vốn huy động, Hệ số thu nợ, Tỷ lệ nợ quá hạn, Vòng quay vốn tín dụng,… giai đoạn 2011 - 2014,… là các tiêu chí đánh giá chất lƣợng quản lý rủi ro tại Vietinbank - Chi nhánh thị xã Phú Thọ. Đây là những chỉ số có thể quan sát

đƣợc bằng mắt, các chỉ số này đƣợc đem so sánh theo một nguyên tắc nào đó đƣợc chi nhánh, ngành chọn.

Nghiên cứu định tính kết hợp với nghiên cứu định lƣợng sẽ giúp đƣa ra những nhận định, đánh giá có tính thuyết phục và chính xác hơn, nêu rõ đƣợc bản chất của vấn đề.

2.2.3.3. P ươn p áp ống kê mô tả

Là hệ thống các phƣơng pháp để thu thập, mô tả và trình bày số liệu trong những điều kiện thời gian cụ thể để minh chứng cho kết quả, nhận định, đánh giá đƣa ra trong quá trình phân tích.

Thống kê mô tả đƣợc sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập đƣợc từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau. Thống kê mô tả và thống kê suy luận cung cấp những tóm tắt đơn giản về mẫu và các thƣớc đo. Cùng với phân tích đồ họa đơn giản, chúng tạo ra nền tảng của mọi phân tích định lƣợng về số liệu. Để hiểu đƣợc các hiện tƣợng và ra quyết định đúng đắn, cần nắm đƣợc các phƣơng pháp cơ bản của mô tả dữ liệu. Có rất nhiều kỹ thuật hay đƣợc sử dụng, có thể phân loại các kỹ thuật này nhƣ sau: biểu diễn dữ liệu bằng đồ họa trong đó các đồ thị mô tả dữ liệu hoặc giúp so sánh dữ liệu; biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Dư nợ/ Tổng nguồn vốn (%)

Dựa vào chỉ tiêu này qua các năm để đánh giá mức độ tập trung vốn tín dụng của ngân hàng.

Chỉ tiêu càng cao thì mức độ hoạt động của ngân hàng càng ổn định và hiệu quả, ngƣợc lại ngân hàng đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm khách hàng.

2.3.2. Dư nợ/ Vốn huy động (%)

Chỉ tiêu này phản ánh ngân hàng cho vay đƣợc bao nhiêu so với nguồn vốn huy động, nó còn nói lên khả năng huy động vốn tại địa phƣơng của ngân hàng.

Chỉ tiêu này lớn thể hiện vốn huy động tham gia vào dƣ nợ ít, khả năng huy động vốn của ngân hàng chƣa tốt.

2.3.3. Hệ số thu nợ (%) = ( Doanh số thu nợ / Doanh số cho vay ) * 100

Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu nợ của ngân hàng. Nó phản ánh trong một thời kỳ nào đó, với doanh số cho vay nhất định thì ngân hàng sẽ thu về đƣợc bao nhiêu đồng vốn.

Tỷ lệ này càng cao càng tốt

2.3.4. Tỷ lệ nợ quá hạn ( % ) = ( Nợ quá hạn / Tổng dư nợ) * 100

Chỉ tiêu này cho thấy khả năng thu hồi vốn của ngân hàng đối với các khoản vay.

Đây là chỉ tiêu đƣợc dùng để đánh giá chất lƣợng tín dụng cũng nhƣ rủi ro tín dụng tại ngân hàng.

Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thể hiện chất lƣợng tín dụng ngân hàng càng kém, và ngƣợc lại.

2.3.5. Vòng quay vốn TD (vòng) = Doanh số thu nợ / Dư nợ bình quân

[trong đó ư nợ ìn quân ron ỳ = ( Dư nợ đầu ỳ + Dư nợ cuố ỳ )/2] Chỉ tiêu này đo lƣờng tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của ngân hàng, thời gian thu hồi nợ của ngân hàng là nhanh hay chậm. Vòng quay vốn càng nhanh thì đƣợc coi là tốt và việc đầu tƣ an toàn.

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG

TẠI VIETINBANK - CHI NHÁNH THỊ XÃ PHÚ THỌ

3.1. Khái quát hoạt động của Vietinbank - Chi nhánh thị xã Phú Thọ

3.1.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Vietinbank - Chi nhánh thị xã Phú Thọ

Vietinbank - Chi nhánh thị xã Phú Thọ đƣợc thành lập theo quyết định số 605/QĐ-NHNN ngày 22/12/1990 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/01/1991.

Ngày 15/04/2008 Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam chính thức ra mắt thƣơng hiệu mới:

- Tên pháp lý: Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam

- Tên đầy đủ (tiếng Anh): Vietnam Bank for Industry and Trade - Câu định vị thƣơng hiệu: Nâng giá trị cuộc sống

Ngày 08/07/2009 Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam đổi tên thành Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam theo giấy phép thành lập và hoạt động của Thống đốc Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam số 142/GP-NHNN cấp ngày 03/07/2009.

3.1.2. Cơ cấu tổ chức và các hoạt động chủ yếu của Vietinbank - Chi nhánh thị xã Phú Thọ thị xã Phú Thọ

Hiện nay để tạo điều kiện phù hợp với hoạt động kinh doanh của mình, Vietinbank - Chi nhánh thị xã Phú Thọ đã sắp xếp và tổ chức bộ máy tại hội sở chính bao gồm: 01 Giám đốc, 03 Phó Giám đốc và 06 phòng nghiệp vụ.

Trong công tác tổ chức tính đến ngày 31/12/2014 Vietinbank - Chi nhánh thị xã Phú Thọ có tổng số 109 cán bộ công nhân viên, trong đó 6 ngƣời có trình độ thạc sỹ (chiếm 5.5%), 96 đại học (chiếm 88,07%), 7 Cao

đẳng (chiếm 6,43%), tuổi đời bình quân của cán bộ công nhân viên tƣơng đối cao (38 tuổi).

Bộ máy tổ chức của Vietinbank - Chi nhánh thị xã Phú Thọ đƣợc thể hiện ở ba cấp:

- Cấp 1: Ban giám đốc Chi nhánh

- Cấp 2: Các khối quản lý nghiệp vụ (khối kinh doanh, khối tác nghiệp, khối hỗ trợ, khối phòng giao dịch).

- Cấp 3: Các phòng ban nghiệp vụ trực tiếp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao công tác quản lý rủi ro tín dụng tại vietinbank chi nhánh thị xã phú thọ (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)