Các hoạt động đảm bảo chất lƣợng tín dụng ngân hàng thƣơng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh đông anh​ (Trang 25)

1.3.2.1.Xây dựng và thực hiện chính sách tín dụng ngân hàng thƣơng mại

Chính sách và quy định tín dụng là văn bản nội bộ của ngân hàng quy định chi tiết hoạt động cấp tín dụng trong ngân hàng, nhằm đảm bảo tuân thủ các quy định liên quan của pháp luật. Chính sách tín dụng là nền tảng để quản lý chất lƣợng tín dụng hiệu quả và chính sách tín dụng bao gồm các nội dung: Xây dựng mục tiêu, định hƣớng cho cán bộ ngân hàng và quản trị danh mục đầu tƣ. Chính sách tín dụng giúp ngân hàng duy trì tiêu chuẩn tín dụng và tránh rủi ro tín dụng, đánh giá chính xác về cơ hội kinh doanh. Chính sách tín dụng đƣợc xây dựng đúng đắn, tạo điều kiện để ngân hàng quản lý tốt rủi ro tín dụng và nâng cao chất lƣợng tín dụng của các ngân hàng hiện nay khi phải thích ứng với những biến động liên tục, thƣờng xuyên của môi trƣờng kinh tế. Chính sách tín dụng là cơ sở để xây dựng quy trình tín dụng.

Chính sách tín dụng gồm các nội dung cơ bản sau: (1 Mô tả thị trƣờng tín dụng mục tiêu của ngân hàng; (2 Xác định nhiệm vụ, trách nhiệm của cán bộ tín dụng trong quá trình thực hiện nghiệp vụ cho vay; (3 Những thủ tục hồ sơ, thẩm định và quy định phê duyệt đối với yêu cầu vay vốn của khách hàng; (4) Chính sách lãi suất, các khoản phí và thời hạn vay vốn, kỳ hạn trả nợ; (5 Hạn mức cho vay tối đa của từng ngành, từng nhóm sản phẩm so với tổng dƣ nợ hoặc so với tổng tài sản ngân hàng; (6 Quy dịnh về các sản phẩm tín dụng và phƣơng thức tín dụng đƣợc thực hiện đối với một nghành hoặc lĩnh vực kinh tế.; (7) Quy định về việc phát hiện, phân tích và xử lý các khoản vay có vấn đề…

1.3.2.2.Xây dựng quy trình tín dụng ngân hàng thƣơng mại

Quy trình tín dụng là quy định các bƣớc thực hiện cụ thể từ khi ngân hàng tiếp nhận nhu cầu của khách hàng cho đến khi ra quyết định cấp tín dụng, giải ngân và thanh lý hợp đồng tín dụng. Tất cả các ngân hàng đều có quy trinh tín dụng riêng phù hợp với cơ cấu tổ chức của ngân hàng. Các Ngân hàng thƣờng xuyên thay đổi và cải tiến quy trình tín dụng để đáp ứng những thay đổi của NHNN và yêu cầu của thị trƣờng. Quy trình tín dụng hợp lý sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng tín dụng, giảm thiểu rủi ro tín dụng và đảm bảo khoản vay của khách hàng đƣợc xử lý nhanh chóng, tạo điều kiện nhằm mở rộng tín dụng. Ngoài ra, quy trình tín dụng có nhiệm vụ sau đây: (1 quy định rõ ràng trách nhiệm và quyền hạn của từng bộ phận liên quan trong hoạt động tín dụng; (2) Xây dựng chi tiết các hồ sơ vay vốn dành cho ngân hàng và khách hàng; (3 Quy định các mối quan hệ giữa các bộ phận trong quy trình cấp tín dụng.

Quy trình tín dụng phải quy định rõ các bƣớc thực hiện, trách nhiệm của các thành viên tham gia, quy định thẩm quyền ra quyết định và các hoạt động quản lý rủi ro. Để đảm bảo chất lƣợng tín dụng thì quy trình tín dụng phải quy định rõ chức năng và nhiệm vụ của các đơn vị tham gia tác nghiệp, quy định quyền phán quyết và các hoạt động quản lý rủi ro.

1.3.2.3.Xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý hoạt động tín dụng

Cơ cấu tổ chức hoạt động tín dụng của NHTM có ảnh hƣởng đến chất lƣợng tín dụng. Hiện nay phƣơng thức tổ chức áp dụng hoạt động tín dụng của NHTM là tách bạch giữa 3 bộ phận nghiệp vụ: Bộ phận kinh doanh, Bộ phận quản lý rủi ro tín

dụng và Bộ phận thẩm định tín dụng.

- Bộ phận kinh doanh thực hiện chức năng phát triển dƣ nợ tín dụng thông qua việc thiết lập, củng cố và phát triển khách hàng có nhu cầu vay vốn để đem lại lợi nhuận cho ngân hàng.

- Bộ phận quản lý rủi ro tín dụng có trách nhiệm giám sát, phân tích và đánh giá rủi ro trong hoạt động tín dụng nhằm hạn chế rủi ro tín dụng có thể xảy ra. - Bộ phận thẩm định tín dụng thực hiện đánh giá, thẩm định khách hàng để dảm bảo

cho vay đúng đối tƣợng, đúng nhu cầu vay vốn của khách hàng và đảm bảo các khoản vay đều tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của Pháp luật và NHNN, tuân thủ các bƣớc thực hiện của quy trình tín dụng nội bộ.

Để đảm bảo tính thống nhất trong các mối quan hệ ràng buộc kiểm soát lẫn nhau và các quyết định phê duyệt tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng thì các ngân hàng còn thành lập Ủy ban quản lý rủi ro và Hội đồng tín dụng.

- Bộ phận quản lý rủi ro có nhiệm vụ hỗ trợ cho Hội đồng quản trị trong công tác quản lý rủi ro. Các thành viên của bộ phận này là những ngƣời phụ trách các phòng quản lý rủi ro các hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Bộ phận này có chức năng ban hành các chính sách rủi ro và đề ra các biện pháp nhằm quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

- Hội đồng Tín dụng đƣợc thành lập nhằm hỗ trợ Ban Lãnh đạo NH trong việc ra quyết định cấp tín dụng cho khách hàng. Nhiệm vụ của Hội đồng là xét duyệt xét duyệt các khoản vay vƣợt mức phán quyết của Giám đốc Chi nhánh/Trƣởng phòng Tái thẩm định hoặc khoản vay phức tạp cần thẩm định, đánh giá lại.

1.3.2.4.Thanh kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại:

Hệ thống kiểm tra, giám sát tín dụng đƣợc xây dựng để kiểm soát việc thực hiện các hoạt động tín dụng và đảm bảo chất lƣợng hoạt động tín dụng tại các ngân hàng. Cụ thể:

- Đảm bảo hoạt động tín dụng đƣợc an toàn và hiệu quả;

- Hệ thống thông tin chính xác, đáng tin cậy phục vụ cho việc ra quyết định cho vay;

- Đảm bảo hoạt động tín dụng tuân thủ theo các quy định pháp luật và chính sách của NHNN.

Một trong những thành phần của rủi ro tín dụng là rủi ro đạo đức, rủi ro con ngƣời. Để hạn chế rủi ro đạo đức hoặc rủi ro con ngƣời, ngân hàng cần thiết lập hệ thống kiểm soát và giám sát để phòng tránh rủi ro tín dụng do trình độ chuyên môn, do đạo đức cán bộ.

1.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại

Chất lƣợng tín dụng là tổng hợp các chỉ tiêu phản ánh độ thích nghi của NHTM với sự thay đổi của môi trƣờng bên ngoài. Chất lƣợng tín dụng còn thể hiện sức mạnh của ngân hàng trên thị trƣờng hiện nay. Hiện nay, NHNN đã ban hành Thông tƣ 52/2018/TT-NHNN về việc xếp hạng các tổ chức tín dụng nhằm mục đích quản lý, giám sát hoạt động kinh doanh của các NHTM. Do vậy, để NHNN đánh giá và xếp hạng NHTM thì NHNN phải đánh giá đƣợc chất lƣợng tín dụng của các NHTM.

1.3.3.1.Tốc độ tăng trưởng tín dụng:

Tốc độ tăng trƣởng tín dụng phản ánh khả năng đáp ứng vốn của ngân hàng. Chỉ tiêu này phản ánh nhu cầu tiếp nhận vốn của NH cho phát triển kinh tế doanh nghiệp nói riêng và khách hàng nói chung. Tốc độ tăng trƣởng tín dụng phải phù hợp với tốc độ tăng trƣởng huy động nguồn vốn của NHTM và các quy định pháp luật hiện hành.

Tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ cho vay =(

) * 100%

Nếu tốc độ tăng trƣởng tín dụng quá cao mà nguồn vốn huy động đƣợc thấp thì ngân hàng đó đang mất đi sự cân bằng. Khi nguồn vốn kinh doanh của NH bị hạn chế mà ngân hàng vẫn tăng trƣởng tín dụng sẽ dẫn đến việc tăng lãi suất tiết kiệm vƣợt quá quy định của NHNN để thu hút nguồn vốn nhằm đảm bảo thanh khoản.

Tuy nhiên tốc độ tăng trƣởng tín dụng năm nay cao hơn năm trƣớc và nguồn vốn ổn định, tỷ lệ nợ xấu thấp, tỷ lệ thu lãi cho vay cao thì chất lƣợng tín dụng của ngân hàng ở mức độ đảm bảo, tốt. Nhƣ vậy, NHTM cần chú trọng trong việc quản lý tốc độ tăng trƣởng tín dụng để đảm bảo chất lƣợng tín dụng luôn tốt, xây dựng một ngân hàng có thƣơng hiệu.

1.3.3.2.Chỉ số vòng quay vốn tín dụng- Hệ số thu nợ:

Hàng năm, NHTM sử dụng chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng để đánh giá khả năng quản lý vốn tín dụng và chất lƣợng tín dụng trong quá trình hoạt động kinh

doanh của NH

Vòng quay vốn tín dụng = Doanh số thu nợ/ Tổng dƣ nợ bình quân Hoặc Hệ số thu nợ = Doanh số thu nợ/Doanh số cho vay

Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng cho biết thời gian NH thu hồi nợ của khách hàng nhanh hay chậm. Nếu chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ thời gian luân chuyển nguồn vốn của ngân hàng nhanh, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh và lƣu thông hàng hóa. Chỉ tiêu này tăng phản ánh tình hình quản lý vốn tín dụng tốt, chất lƣợng tín dụng đƣợc đảm bảo. Khi xem xét chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng cần xem xét đến tổng dƣ nợ. Tổng dƣ nợ thấp sẽ làm cho vòng quay vốn tín dụng tăng nhƣng không có nghĩa chất lƣợng tín dụng tốt mà cho thấy hoạt động tín dụng của ngân hàng là thấp.

1.3.3.3.Chỉ tiêu nợ quá hạn:

Nợ quá hạn là chỉ số cơ bản để phản ánh chất lƣợng tín dụng của ngân hàng và cho biết mức độ rủi ro tín dụng hiện nay của NH. Nợ quá hạn là các khoản nợ thuộc nhóm 2 đến nhóm 5 theo kết quả phân loại nợ. Tỷ lệ nợ quá hạn thể hiện tỷ trọng các khoản nợ mà khách hàng có dấu hiệu/thực sự suy giảm khả năng trả nợ, không thu hồi đƣợc nợ gốc và lãi đúng hạn trong danh mục cho vay của ngân hàng.

Tỷ lệ nợ quá hạn (%) = Tổng dƣ nợ quá hạn/ Tổng dƣ nợ

Chỉ tiêu này cho biết trong tổng dƣ nợ thì có bao nhiêu phần nợ quá hạn. Tỷ lệ này càng cao thì chất lƣợng tín dụng của ngân hàng không tốt và hoạt động tín dụng của ngân hàng càng gặp nhiều khăn, tính an toàn của khoản vay càng thấp, khả năng mất vốn của ngân hàng càng lớn. Ngƣợc lại, tỷ lệ nợ quá hạn nhỏ thì chất lƣợng tín dụng đƣợc đảm bảo. Chính vì vậy để nâng cao chất lƣợng tín dụng thì ngân hàng cần giảm tỷ nợ quá hạn. Giảm tỷ lệ nợ quá hạn còn phụ thuộc vào chính sách quản lý rủi ro các khoản tín dụng và chính sách cơ cấu nợ của ngân hàng. Chính sách quản lý rủi ro tốt là cần xây dựng quỹ dự phòng rủi ro đủ mạnh và thông báo định kỳ về các khoản tín dụng không đủ khả năng thu hồi. NH cần tránh tình trạng ở một thời điểm, ngân hàng phải đối mặt với doanh số các khoản nợ không thu hồi quá lớn, làm giảm nghiêm trọng tài sản Có của NH. Mặt khác, tỷ lệ nợ quá hạn thấp đồng thời với một chính sách cơ cấu nợ nhanh không mang lại ý nghĩa trong thực tiễn. Chất lƣợng tín dụng đƣợc đánh giá nợ quá hạn nhƣ sau:

- Tỷ lệ nợ quá hạn nhỏ hơn 3%: Chất lƣợng tín dụng của ngân hàng tốt, mức độ an toàn của các khoản vay tƣơng đối cao.

- Tỷ lệ nợ quá hạn từ 3% đến 5%: Chất lƣợng tín dụng của ngân hàng ở mức bình thƣờng.

- Tỷ lệ nợ quá hạn bằng hoặc lớn hơn 5%: Chất lƣợng tín dụng của ngân hàng ở mức thấp và hoạt động tín dụng chứa nhiều rủi ro, đặc biệt nếu 7% chất lƣợng tín dụng đƣợc đánh giá là yếu kém.

1.3.3.4.Chỉ tiêu nợ xấu:

Theo định nghĩa nợ xấu theo quy định của NHNN số 15/VBHN-NHNN ngày 4/04/2019 thì nợ xấu là các khoản nợ đƣợc phân vào nợ nhóm 3 (dƣới chuẩn), nợ nhóm 4 (nghi ngờ), nợ nhóm 5 (khả năng mất vốn). Tỷ lệ nợ xấu là tỷ lệ giữa nợ xấu so với tổng nợ từ nhóm 1 đến nhóm 5.

Tỷ lệ nợ xấu = Tổng nợ xấu /Tổng dƣ nợ.

Chỉ tiêu nợ xấu có ảnh hƣởng nghiệm trọng đến mức độ đọng vốn và mất vốn là rất cao nên các nhà quan trị ngân hàng rất quan tâm đến chỉ tiêu này. Khi tỷ lệ nợ xấu cao đồng nghĩa với việc mức độ RRTD của NH lớn và chất lƣợng tín dụng của ngân hàng xấu. Theo ngân hàng Thế giới, tỷ lệ nợ xấu ở mức dƣới 5% là mức trung bình và từ 1% – 3% là ở mức tốt.

1.3.3.5.Cơ cấu tín dụng:

Cơ cấu tín dụng phản ánh mức độ tập trung tín dụng trong một ngành nghề, lĩnh vực, loại tiền, dƣ nợ cho vay có đảm bảo. Cơ cấu tín dụng cũng giống nhƣ quy mô tín dụng là không phản ánh trực tiếp chất lƣợng tín dụng, nhƣng nếu cơ cấu tín dụng quá thiên lệch vào những lĩnh vực mạo hiểm, sẽ phản ánh rủi ro tín dụng tiềm năng và chất lƣợng tín dụng của Ngân hàng sẽ không tốt. Cơ cấu tín dụng đƣợc chia thành các loại sau:

- Cơ cấu tín dụng theo ngành:

Tỷ trọng dƣ nợ theo từng ngành kinh tế = Tổng dƣ nợ theo từng ngành kinh tế /Tổng dƣ nợ

Cơ cấu tín dụng theo nghành kinh tế phản ánh mức độ đa dạng hoá tín dụng. NH thực hiện phân tán rủi ro của hoạt động tín dụng theo từng ngành kinh tế. Nếu NH tập trung cho vay vào những ngành có độ rủi ro cao thì rủi ro tín dụng của NH ở

mức độ cao. Hoặc cơ cấu tín dụng tập trung quá nhiều vào một ngành, lĩnh vực thì rủi ro tín dụng gặp phải khi ngành đó bị suy thoái hay bị các ảnh hƣởng kinh tế khác đến ngành đó.

- Cơ cấu tín dụng theo thời hạn cho vay và theo nguồn vốn: + Tỷ trọng dƣ nợ ngắn hạn = Tổng dƣ nợ ngắn hạn /Tổng dƣ nợ

+ Tỷ trọng dƣ nợ trung hạn và dài hạn = Tổng dƣ nợ trung và dài hạn /Tổng dƣ nợ

+ Tỷ lệ vốn huy động ngắn hạn sử dụng cho vay trung – dài hạn

Phản ánh quan hệ giữa sử dụng vốn và huy động vốn, xem xét cơ bản tính thanh khoản trong hoạt động của NHTM. Để xác định đƣợc yếu tố này phải dựa trên cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng. Nếu ngân hàng có cơ cấu vốn ngắn hạn lớn, trong khi đó cơ cấu tín dụng trong dài hạn lại lớn, điều đó có nghĩa là ngân hàng đã sử dụng quá nhiều vốn ngắn hạn sang cho vay trung và dài hạn. Điều đó cho thấy khả năng ngân hàng đƣơng đầu với rủi ro thanh khoản cao.

- Cơ cấu tín dụng theo tài sản đảm bảo:

Tỷ trọng dƣ nợ có bảo đảm= Tổng dƣ nợ có TSĐB /Tổng dƣ nợ

Nếu tỉ lệ các khoản cho vay có tài sản đảm bảo thấp thì ngân hàng đối mặt với rủi ro tín dụng cao khi khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ.

1.3.3.6.Hệ thống các chỉ tiêu dư nợ theo nhóm

- Tỷ trọng dƣ nợ nhóm (1) /Tổng dƣ nợ: Phản ánh mức độ nợ đạt tiêu chuẩn của NHTM. Chỉ tiêu này càng cao phản ánh chất lƣợng nợ càng tốt.

- Tỷ trọng dƣ nợ nhóm (2) / Tổng dƣ nợ: Phản ánh mức độ nợ cần chú ý. Chỉ tiêu này lớn thể hiện chất lƣợng nợ của NHTM đứng trƣớc nguy cơ báo động

- Tỷ trọng dƣ nợ xấu / Tổng dƣ nợ: Phản ánh mức độ nợ dƣới tiêu chuẩn. Tỷ lệ này càng lớn, chất lƣợng tín dụng của NHTM càng thấp.

1.3.3.7.Dự phòng rủi ro tín dụng

Dự phòng rủi ro đánh giá khả năng chi trả của ngân hàng khi rủi ro xảy ra. Khi ngân hàng phải sử dụng quỹ dự phòng điều đó ngân hàng đang gặp phải tình trạng rủi ro mất vốn. Do đó, dự phòng rủi ro là một chỉ tiêu phản ánh tình trạng rủi ro mất vốn. Dự phòng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh đông anh​ (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)