Nâng cao chất lượng nguồn thông tin phục vụ công tác thẩm định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng tại ngân hàng techcombank chi nhánh quảng ninh (Trang 94 - 97)

Trong hoạt động của ngân hàng thương mại, tín dụng là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro đòi hỏi phải thường xuyên được quản lý. Vấn đề thu nhập và xử lý thông tin đóng vai trò quan trọng trong phòng ngừa rủi ro và được đánh giá là vũ khí lợi hại trong hoạt động kinh doanh. Để nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng thì phải có nguồn thông tin chính xác và khách quan. Việc thu thập thông tin từ nhiều nguồn là rất cần thiết để so sánh, đối chiếu để tìm ra những thông tin chính xác. Một trong những nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn là làm giảm chất lượng tín dụng khi thiếu thông tin về khách hàng trong quá trình thẩm định và xét duyệt cho vay, quá trình phân tích và xử lý thông tin về khách hàng vay vốn, làm cơ sở cho việc quyết định cho vay hay không. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi nhu cầu mở rộng đi đôi tăng trưởng tín dụng bền vững quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng thương mại thì nhu cầu thông tin tín dụng ngày càng lớn hơn cả về số lượng và chất lượng thông tin.

Những thông tin phục vụ cho công tác thẩm định là những thông tin về tình hình tài chính của khách hàng, thông tin về xu hướng phát triển các ngành nghề kinh doanh, các rủi ro có thể xảy ra...Chất lượng thông tin đầu vào trên là yếu tố quan trọng hàng đầu của công tác thẩm định tín dụng, chất lượng thông tin tốt sẽ giúp ngân hàng đưa ra quyết định đúng đắn trong hoạt động tín dụng và ngược lại. Do đó, Techcombank một mặt phải hoàn thiện hệ thống cung cấp thông tin nội bộ và khai thác thông tin từ khách hàng, mặt khác tăng cường khai thác thông tin từ bên ngoài.

- Thông tin từ khách hàng: để được vay vốn, các doanh nghiệp phải cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết cho ngân hàng như tư cách pháp nhân, tình hình tài chính, phương án sản xuất kinh doanh/dự án đầu tư...Đối với thẩm định tài chính của doanh nghiệp thì thông thường cán bộ thẩm định chỉ căn cứ vào các báo cáo tài chính. Hiện nay, ở Việt Nam báo cáo tài chính khách hàng cung cấp cho tổ chức tín dụng hầu như chưa được kiểm toán độc lập (trừ một số doanh nghiệp niêm yết) và rất khó xác định độ tin cậy của báo cáo tài chính đó vì quy chế kiểm toán nội bộ của Bộ Tài chính đối với doanh nghiệp chưa mang tính bắt buộc. Vì vậy, cán bộ thẩm định phải tiến hành phân tích tìm ra những điểm nghi vấn, xuống cơ sở thẩm định tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng, phỏng vấn lãnh đạo doanh nghiệp, tìm hiểu tiếp cận xunh quanh cơ sở sản xuất để nắm được tình hình thực tế và kiểm tra độ chuẩn của thông tin.

Quản lý hệ thống thông tin nội bộ: để nguồn thông tin này hỗ trợ cho cán bộ thẩm định tốt nhất, Techcombank phải quan tâm đến công tác hệ thống hóa và quản lý thông tin tín dụng, thông tin khách hàng. Việc lưu trữ mọi hồ sơ khách hàng phải được thực hiện một cách cẩn thận, có hệ thống, phân loại theo ngành nghề một cách rõ ràng để tạo điều kiện thuận lợi trong khâu tìm kiếm thông tin. Để công việc này thực sự hiệu quả, cần có bộ phận chuyên trách thực hiện xây dựng danh mục khách hàng, cập nhật thông tin và sửa đổi theo định kỳ.

Ngoài ra, Techcombank Quảng Ninh cần phải chú trọng cả những nguồn thông tin từ Bộ kế hoạch đầu tư, Ngân hàng nhà nước, cơ quan thuế, kiểm toán nhà nước, trung tâm thông tin tín dụng của ngân hàng nhà nước CIC và các nguồn thông tin từ ý kiến các chuyên gia tư vấn kỹ thuật để trợ giúp trong việc thẩm định khía cạnh kỹ thuật, công nghệ của dự án, định giá các loại tài sản, từ đó xác định rõ nhu cầu về vốn, cũng như tính khả thi của công suất hoạt động.

Nguồn thông tin đa dạng, vì vậy cán bộ thẩm định cần phân tích lựa chọn được thông tin đã được kiểm toán và công bố rộng rãi, đồng thời xếp hạng thông tin để khi có quá nhiều thông tin thu thập được, cán bộ thẩm định có căn cứ để lựa chọn thông tin nào làm căn cứ phân tích.

4.2.4. Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thẩm định

Con người luôn đóng vai trò trung tâm, là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến chất lượng thẩm định tín dụng. Công việc của cán bộ tín dụng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của bất cứ ngân hàng thương mại nào. Khi thực hiện nhiệm vụ của mình, cán bộ tín dụng phải hoàn thành các mục tiêu như: phục cụ nhu cầu khách hàng một cách nhiệt tình, đảm bảo khoản vay có hiệu quả, tạo lợi nhuận cho khách hàng trên cơ sở an toàn. Sự thành công của mỗi khoản cho vay trực tiếp phụ thuộc vào khả năng tính chủ động và sự cống hiến của cán bộ tín dụng. Xã hội ngày càng phát triển càng đòi hỏi những tình huống cán bộ tín dụng phải ứng phó kịp thời và đưa ra các biện pháp giải quyết sáng tạo, hiệu quả. Để làm được điều này, cán bộ thẩm định phải vận dụng toàn bộ kiến thức để nhận định chính xác về khách hàng cũng như biến động thị trường. Đặc biệt, thường xuyên trau dồi đạo đức nghề nghiệp, nâng cao tinh thần trách nhiệm.

Ngân hàng Techcombank- chi nhánh Quảng Ninh đẩy mạnh công tác đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo bằng việc tổ chức đào tạo tập trung có hệ thống cho cán bộ tín dụng. Tổ chức thêm các buổi hội thảo với các ngân hàng khác, các doanh nghiệp để nắm được thông tin mới, những kinh nghiệm của những người đi trước. Ngoài ra, ngân hàng cũng cần tạo điều kiện học tập, nâng cao nghiệp vụ thông qua hỗ trợ về vật chất như hỗ trợ học phí, thời gian. Về việc tuyển dụng: do tính chất công tác thẩm định, việc tuyển dụng nhân sự đối với công tác thẩm định phải đặt ra những yêu cầu cao về trình độ, năng lực, kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực thẩm định. Việc tìm kiến những sinh viên giỏi đang học tại các trường Đại học, tài trợ học bổng, tạo

điều kiện cho sinh viên thực tập, tiếp xúc thực tế để sau khi tiếp nhận về ngân hàng làm việc, đây sẽ là nguồn nhân lực trẻ, có năng lực nhiệt huyết làm việc cho ngân hàng.

Về việc bố trí nhân sự: phải căn cứ vào nhu cầu, khối lượng công việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng tại ngân hàng techcombank chi nhánh quảng ninh (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)