Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước tỉnh quảng ninh (Trang 46)

5. Bố cục của luận văn

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Tác giả thu thập thông tin từ các tài liệu tham khảo trong và ngoài nƣớc có liên quan đến lĩnh vực ứng dụng và phát triển nguồn nhân lực công nghệ

thông tin; kế thừa các kết quả nghiên cứu đã đạt đƣợc; các báo cáo trong lĩnh vực công nghệ thông tin của Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban Chỉ đạo Quốc gia về công nghệ thông tin, Hội tin học Việt Nam, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Ninh, Cục Thống kế tỉnh Quảng Ninh, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ninh. Trên cơ sở đó tác giả hệ thống thành bảng biểu, phân tích, đánh giá để đƣa ra giải pháp phù hợp, sát với yêu cầu thực tiễn của tỉnh Quảng Ninh.

2.2.1.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Tác giả dùng phiếu điều tra đặt câu hỏi trắc nghiệm; phỏng vấn qua điện thoại đối với đội ngũ cán bộ chuyên trách CNTT trong các CQNN tỉnh Quảng Ninh. Phƣơng pháp này giúp tác giả đánh giá đƣợc mức độ hài lòng về công việc hiện tại, mức lƣơng hiện tại, chế độ đãi ngộ, dự định chuyển công việc khác trong tƣơng lai của đội ngũ cán bộ chuyên trách CNTT. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đƣa ra các giải pháp về chính sách thu hút, giữ chân nguồn nhân lực CNTT chất lƣợng cao làm việc trong các CQNN tỉnh Quảng Ninh.

2.2.1.3. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia

Tác giả thăm dò ý kiến của các chuyên gia, các lãnh đạo có trình độ chuyên môn cao và nhiều kinh nghiệm quản lý trong lĩnh vực CNTT đánh giá về hoạt động ứng dụng CNTT và phát triển nguồn nhân lực CNTT và có những dự báo về phát triển nguồn nhân lực CNTT trong tƣơng lai. Từ đó sẽ giúp tác giả đƣa ra đƣợc các ý kiến đóng góp sát với thực tiễn.

2.2.2. Phương pháp phân tích thông tin

2.2.2.1. Phương pháp thống kê mô tả

Tác giả dùng phƣơng pháp này để mô tả thực trạng nguồn nhân lực CNTT trong các CQNN tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2012-2014 gồm số lƣợng, cơ cấu nhân lực theo giới tính, dân tộc, độ tuổi, trình độ chuyên môn, chính trị, ngoại ngữ; số lƣợng, trình độ cán bộ chuyên trách CNTT trong các CQNN tỉnh Quảng Ninh; thực trạng công tác đào tạo, bồi dƣỡng nhân lực CNTT

trong các CQNN tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2012-2014; các cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực; chi ngân sách cho đào tạo nguồn nhân lực CNTT qua các năm từ 2012 đến 2014. Trên cơ sở đó phân tích để chỉ ra những kết quả đạt đƣợc, tồn tại, hạn chế và đề xuất các giải pháp sát với thực tiễn.

2.2.2.2. Phương pháp phân tích

Trên cơ sở những mô tả thực trạng ở trên, phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển nguồn nhân lực CNTT trong các CQNN tỉnh Quảng Ninh qua các năm. Từ đó đề xuất các giải pháp phát triển nguồn nhân lực CNTT trong các CQNN tỉnh Quảng Ninh phù hợp với điều kiện và yêu cầu thực tiễn của tỉnh.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh nguồn nhân lực công nghệ thông tin

2.3.1. Các chỉ tiêu số lượng

- Số lƣợng CQNN tỉnh Quảng Ninh.

- Số lƣợng cán bộ, công chức trong các CQNN tỉnh Quảng Ninh. - Tổng số cán bộ chuyên trách về CNTT của tỉnh Quảng Ninh. - Số CQNN tỉnh Quảng Ninh có cán bộ chuyên trách CNTT. - Số lƣợng các lớp đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức về CNTT.

- Số lƣợng nhân lực trong các CQNN tỉnh Quảng Ninh đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng.

- Tổng chi ngân sách nhà nƣớc cho đào tạo, bồi dƣỡng CNTT trong CQNN tỉnh Quảng Ninh.

2.3.2. Các chỉ tiêu cơ cấu

- Cơ cấu theo phân cấp quản lý

- Cơ cấu nhân lực theo trình độ chuyên môn, chính trị, ngoại ngữ, tin học - Cơ cấu nhân lực theo độ tuổi, giới tính, thành phần dân tộc

2.3.3. Các chỉ tiêu phân tích

- Tỷ lệ cán bộ chuyên trách CNTT có trình độ từ cao đẳng trở lên - Tỷ lệ cán bộ chuyên trách CNTT đƣợc tập huấn và sử dụng thành thạo các phần mềm nguồn mở thông dụng.

- Tỷ lệ cán bộ công chức đƣợc tập huấn sử dụng các phần mềm nguồn mở thông dụng.

- Tỷ lệ cán bộ, công chức thƣờng xuyên sử dụng máy tính để xử lý công việc.

- Tỷ lệ cán bộ chuyên trách an toàn thông tin.

Thông qua hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu về nguồn nhân lực CNTT trong các CQNN tỉnh Quảng Ninh nhƣ trên, tác giả sẽ có cái nhìn toàn cảnh về nguồn nhân lực CNTT, công tác phát triển nguồn nhân lực CNTT trong các CQNN tỉnh Quảng Ninh thời gian qua, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp sát với thực tiễn.

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CÁC CƠ QUAN NHÀ NƢỚC

TỈNH QUẢNG NINH

3.1. Tổng quan về tình hình kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh

3.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh Quảng Ninh

3.1.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên tỉnh Quảng Ninh

Quảng Ninh là tỉnh ven biển thuộc vùng Đông ắc Việt Nam. Quảng Ninh đƣợc ví nhƣ một Việt Nam thu nhỏ, vì có cả biển, đảo, đồng bằng, trung du, đồi núi, biên giới. Trong quy hoạch phát triển kinh tế, Quảng Ninh vừa thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía bắc vừa thuộc vùng duyên hải Bắc Bộ và là tỉnh khai thác than đá chính của Việt Nam.

Quảng Ninh là tỉnh duy nhất có đƣờng biên giới trên bộ và trên biển với Trung Quốc, với đƣờng biên giới trên bộ dài 118,825 km và đƣờng phân định Vịnh Bắc Bộ trên biển dài trên 191 km; là một trong 28 tỉnh, thành có biển, với đƣờng bờ biển dài 250 km, trong đó có 40.000 hecta bãi triều và trên 20.000 hecta eo vịnh, có 2/12 huyện đảo của cả nƣớc. Tỉnh có 2.077 hòn đảo, và diện tích các đảo chiếm 11,5% diện tích đất tự nhiên.

Quảng Ninh có diện tích tự nhiên 6.102,4 km2; Phía đông bắc của tỉnh giáp với Trung Quốc, phía nam giáp vịnh Bắc Bộ, phía tây nam giáp tỉnh Hải Dƣơng và thành phố Hải Phòng, đồng thời phía tây bắc giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và Hải Dƣơng.

3.1.1.2. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh

Đơn vị hành chính

Tỉnh Quảng Ninh có 14 đơn vị hành chính, bao gồm 04 thành phố trực thuộc tỉnh là thành phố Hạ Long, thành phố Móng Cái, thành phố Uông í và thành phố Cẩm Phả; 01 thị xã (thị xã Quảng Yên) và 9 huyện (Đông Triều,

Hoành ồ, Vân Đồn, Cô Tô, a Chẽ, ình Liêu, Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà) với 186 đơn vị xã, phƣờng, thị trấn. Trong đó thành phố Hạ Long là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa, xã hội của tỉnh.

Dân số

Dân số trung bình toàn tỉnh năm 2013 là 1.185,2 nghìn ngƣời, mật độ dân số trung bình 194 ngƣời/km², trong đó dân số thành thị là 859,7 nghìn ngƣời và dấn số nông thôn là 325,5 nghìn ngƣời. Lực lƣợng lao động có khoảng 711,4 nghìn ngƣời.

Hệ thống giáo dục

Tính đến thời điểm ngày 01 tháng 7 năm 2014, trên địa bàn toàn tỉnh Quảng Ninh có 431 trƣờng học ở cấp phổ thông trong đó Trung học phổ thông có 57 trƣờng, Trung học cơ sở có 191 trƣờng, Tiểu học có 183 trƣờng, bên cạnh đó còn có 209 trƣờng mẫu giáo. Với hệ thống trƣờng học nhƣ thế, hệ thống giáo dục trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh cũng tƣơng đối hoàn chỉnh, góp phần giảm thiểu nạn mù chữ trong địa bàn Tỉnh.

Hệ hệ thống y tế

Quảng Ninh có hệ thống cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ ngành y đáp ứng tốt yêu cầu khám chữa bệnh của nhân dân và các du khách trong và ngoài nƣớc. Tính đến năm 2013, toàn tỉnh Quảng Ninh có 19 bệnh viện, 10 phòng khám khu vực, 01 bệnh viện điều dƣỡng và phục hồi chức năng, 186 trạm y tế xã, phƣờng, cơ quan, xí nghiệp. Trong đó, Đội ngũ cán bộ ngành y gồm 1330 bác sỹ, 848 y sỹ, 2155 điều dƣỡng viên, 310 kỹ thuật viên y, 380 nữ hộ sinh, 78 dƣợc sỹ (kể cả tiến sĩ, thạc sĩ, chuyên khoa), 200 dƣợc sỹ trung cấp và 11 dƣợc tá. Toàn tỉnh có tổng số 5812 giƣờng bệnh.

Phát triển kinh tế - xã hội [31]

Năm 2014, tốc độ tăng trƣởng kinh tế (GDP, giá so sánh 1994) ƣớc tăng 8,8%, cao nhất trong 7 tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và cao hơn mặt bằng chung của cả nƣớc, trong đó, giá trị tăng thêm

của các ngành đều đạt kế hoạch đề ra: Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản ƣớc đạt 901,2 tỷ đồng, tăng 4% cùng kỳ; Công nghiệp và xây dựng ƣớc đạt 9.329,7 tỷ đồng, tăng 7,5% cùng kỳ; Dịch vụ ƣớc đạt 8.452,8 tỷ đồng, tăng 11% cùng kỳ. GDP bình quân đầu ngƣời ƣớc đạt 3.500 USD, tăng 18% cùng kỳ. Cơ cấu kinh tế (giá hiện hành) tiếp tục có sự chuyển dịch tích cực, đúng hƣớng: Nông nghiệp - lâm nghiệp - thủy sản chiếm 5,8%, Công nghiệp - xây dựng chiếm 50%, Dịch vụ chiếm 44,2%.

Giá trị sản xuất công nghiệp (giá cố định 1994) ƣớc đạt 32.845 tỷ đồng, tăng 8,9% so với cùng kỳ. Trong đó: Khu vƣc công nghiệp Trung ƣơng ƣớc đạt 19.687 tỷ đồng, tăng 1,3%; công nghiệp địa phƣơng 4.894 tỷ đồng, bằng 80,6%; công nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài 8.264 tỷ đồng, tăng 77,5%.

Sản lƣợng một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu so với cùng kỳ: Than sạch 38,723 triệu tấn, tăng 1,5%; than tiêu thụ 36,085 triệu tấn, giảm 7,4%, trong đó xuất khẩu 8,052 triệu tấn, giảm 26,5%; điện sản xuất 15.086 triệu Kwh, tăng 41,4%; xi măng 2,405 triệu tấn, tăng 11%; Clinker 4,803 triệu tấn, tăng 2,9% cùng kỳ; sợi bông cotton 109.069 tấn, tăng 157%; gạch nung 1.079 triệu viên, tăng 15,6%; dầu thực vật 205,6 ngàn tấn, tăng 15,1%...

Sản xuất công nghiệp tăng trƣởng cao hơn năm 2013. Công nghiệp khai khoáng tăng trƣởng thấp (tăng 1,5%); công nghiệp chế biến chế tạo, điện nƣớc tăng trƣởng cao (tăng 7,1% và 33,9%); đặc biệt, khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tăng trƣởng mạnh (tăng 77,5%), thể hiện sự chuyển đổi mô hình tăng trƣởng theo hƣớng giảm công nghiệp khai khoáng, phát triển công nghiệp sạch, công nghiệp chế biến.

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ ƣớc đạt 47.335 tỷ đồng, đạt 91% kế hoạch, tăng 12,5% cùng kỳ. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) ƣớc tăng dƣới 5% cùng kỳ.

- Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá trên địa bàn ƣớc đạt 1.939 triệu USD, bằng 95,4% kế hoạch, tăng 0,5% cùng kỳ. Trong đó, khu vực kinh tế

trung ƣơng bằng 73,2% cùng kỳ; khu vực kinh tế địa phƣơng tăng 14,9% cùng kỳ; khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tăng 41,8% cùng kỳ.

Về lĩnh vực du lịch, Quảng Ninh là một trong những trung tâm du lịch hàng đầu của cả nƣớc, với nhiều bãi biển đẹp và cảnh quan nổi tiếng nhƣ Vịnh Hạ Long, ái Tử Long cùng các đảo. Trong đó, Vịnh Hạ Long đã hai lần đƣợc tổ chức UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới và đƣợc bình chọn là một trong 7 Kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới, góp phần thu hút đƣợc nhiều du khách. Năm 2014, tổng số khách du lịch ƣớc đạt 7,5 triệu lƣợt, đạt 97% kế hoạch, bằng cùng kỳ, trong đó khách quốc tế 2,55 triệu lƣợt, đạt 93% kế hoạch, bằng 98% cùng kỳ. Khách lƣu trú 3,6 triệu lƣợt, đạt 95% kế hoạch, tăng 20% cùng kỳ. Tổng doanh thu ngành du lịch ƣớc đạt 5.500 tỷ đồng, tăng 10% cùng kỳ.

- Dịch vụ bƣu chính viễn thông đƣợc duy trì ổn định; công tác chuyển phát nhanh hàng hoá, bƣu phẩm, bƣu kiện, vật phẩm đƣợc phục vụ đảm bảo an toàn, nhanh chóng, kịp thời đáp ứng yêu cầu. Số thuê bao điện thoại ƣớc đạt 684.959 thuê bao, đạt tỷ lệ 157 thuê bao/100 dân; thuê bao Internet ƣớc đạt 26.278 thuê bao, đạt tỷ lệ 11 thuê bao/100 dân. Ứng dụng CNTT trong CQNN tiếp tục đƣợc đẩy mạnh, quản lý, vận hành có hiệu quả các hệ thống thông tin của tỉnh.

- Tổng thu ngân sách trên địa bàn ƣớc đạt 33.000 tỷ đồng, tăng 2% dự toán, trong đó: thu nội địa ƣớc đạt 16.000 tỷ đồng, tăng 16,4% dự toán; thu XNK ƣớc đạt 17.000 tỷ đồng, bằng 91% dự toán.

Thu nội địa vƣợt 16,4% dự toán (tăng 2.259 tỷ đồng) và đạt cao nhất từ trƣớc tới nay, góp phần bù đắp cho phần hụt thu của xuất nhập khẩu (giảm 1.750 tỷ đồng so với kế hoạch). Đây là kết quả có ý nghĩa hết sức quan trọng, là cơ sở để Tỉnh có thêm nguồn lực triển khai các Chƣơng trình, dự án động lực, đảm bảo an sinh xã hội và tạo tiền đề triển khai thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế - xã hội những năm tiếp theo.

- Tổng chi ngân sách địa phƣơng ƣớc đạt 13.881 tỷ đồng, tăng 17% dự toán. Trong đó chi đầu tƣ phát triển đạt 6.003 tỷ đồng, tăng 44,3% dự toán; chi thƣờng xuyên 7.545 tỷ đồng, tăng 3% dự toán. Ƣớc thực hiện một số khoản chi lớn: chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo 2.711,7 tỷ đồng, bằng 100% so với dự toán; chi sự nghiệp y tế 666,8 tỷ đồng, bằng 100% dự toán...

- Về iáo dục - Đào tạo: Cơ sở vật chất trƣờng lớp đƣợc đảm bảo, có 385 trƣờng đƣợc công nhận đạt chuẩn quốc gia, đạt 60,3%, tăng 8,4% cùng kỳ; tỷ lệ trƣờng học kiên cố hóa đạt 90,1%, tăng 5,6% cùng kỳ. Chất lƣợng giáo dục đại trà, giáo dục mũi nhọn đƣợc giữ vững và phát triển; tỷ lệ học sinh có học lực khá, giỏi ở các cấp học tăng; tỷ lệ học sinh thi đỗ cao đẳng, đại học cao. Trƣờng Đại học Hạ Long đã đƣợc Chính phủ quyết định thành lập, dự kiến tuyển sinh năm 2015.

- Công tác cải cách hành chính được đặc biệt quan tâm và triển khai:

Đẩy nhanh tiến độ đề án Xây dựng chính quyền điện tử tỉnh; tăng cƣờng kiểm tra công tác cải cách hành chính; tuân thủ quy trình, áp dụng Hệ thống quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008. Tập trung rà soát, đơn giản hóa TTHC, đến nay tổng số TTHC của tỉnh là 1.286 (đầu năm là 1.476). Hoạt động của Trung tâm Hành chính công tỉnh và 05 địa phƣơng bƣớc đầu đã đƣợc tổ chức và nhân dân đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao; số lƣợng TTHC đã đƣa vào Trung tâm Hành chính công: cấp tỉnh đạt 88% (904/1.028 TTHC), cấp huyện đạt 71%; trên 90.000 hồ sơ của tổ chức, công dân đƣợc tiếp nhận và giải quyết tại các Trung tâm Hành chính công, tỷ lệ giải quyết đúng hạn trên 91%. 09 Trung tâm Hành chính công cấp huyện còn lại đã đƣợc thành lập, đang hoàn thiện cơ sở vật chất, bộ máy để triển khai hoạt động.

3.1.1.3. Đánh giá tác động của CNTT đến sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội tỉnh Quảng Ninh

Trong những năm qua, Nhà nƣớc và Chính quyền địa phƣơng tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện nhiều chủ trƣơng, chính sách, biện pháp thích hợp để

đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, trong đó xác định CNTT là một trong những động lực quan trọng nhất của sự phát triển, góp phần làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế - xã hội của đất nƣớc; tạo dựng môi trƣờng đầu tƣ ngày càng thông thoáng và hấp dẫn nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tƣ. Hiện Quảng Ninh đang đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, theo đócác thủ tục hành chính thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nƣớc đã đƣợc giải quyết tại Trung tâm hành chính công của tỉnh và một số địa phƣơng do đó đã tạo thuận lợi cho ngƣời dân và doanh nghiệp, tăng tính công khai, minh bạch, hiệu quả. Chính vì vậy, hiện nay Quảng Ninh luôn là một trong những điểm đến hấp dẫn và tin cậy của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, với các tập đoàn, các hãng công nghệ của Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan….

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước tỉnh quảng ninh (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)