Hình 2.6. Hệ đo phổ hồng ngoại Jasco-FTIR 6300 tại trung tâm Khoa học Vật liệu,
trường Đại học Quốc Gia Hà Nội.
Vật liệu tinh thể hoặc thủy tinh thường tạo ra từ các nhóm cấu trúc đặc trưng, các nhóm này được tạo nên từ các nguyên tử trong vật liệu, ví dụ thủy tinh hỗn hợp tellurite-borate chứa các nhóm cấu trúc, [BO3], [BO4], [TeO3], [TeO4]…. Mỗi nhóm cấu trúc có các mode dao động, mỗi mode sẽ ứng với một tần số xác định [1]. Để xác định sự hiện diện của một nhóm cấu trúc trong vật liệu, chúng ta cần xác định được tần số dao động riêng tương ứng. Phương pháp hấp thụ hồng ngoại dựa trên sự hấp thụ cộng hưởng năng lượng của các phân tử hay nhóm nguyên tử, cho phép
cung cấp nhanh thông tin đặc trưng của cấu trúc phân tử mà không đòi hỏi các tính toán phức tạp. Từ phổ thu được ta có thể biết chính xác thành phần hóa học, dạng liên kết và kiểu dao động tương ứng [1, 2, 4].
Phép đo phổ hồng ngoại của các mẫu thủy tinh sử dụng trong luận văn được
thực hiện trên thiết bị JASCO-FT/IR 6300 có dải đo từ 400 cm-1
đến 4000 cm-1
với độ phân giải là 4 cm-1
, tại Trung tâm Khoa học Vật liệu, Khoa Vật lý, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội (hình 2.6).
Để thực hiện phép đo, mẫu phải được nghiền mịn, sau đó được trộn và ép với hợp chất KBr theo tỉ lệ khối lượng mẫu/KBr là 1:50. Phổ hấp thụ hồng ngoại thu được có dạng đường cong với nhiều đỉnh hấp thụ, mỗi đỉnh ứng với một node dao động của các nhóm cấu trúc (hình 2.7).
Hình 2.7. Phổ hấp thụ hồng ngoại của thủy tinh borotellurite [30]