Thời gian sống của mức kích thích là nghịch đảo của xác suất phát xạ tự nhiên của chuyển dời phát xạ đó. Ngay sau quá trình kích thích, mật độ tích lũy điện tử ở trạng thái kích thích sẽ suy giảm (quá trình phục hồi trạng thái) theo thời gian. Xét quá trình phục hồi trạng thái kèm theo sự phát bức xạ, nếu gọi I là cường độ
bức xạ sau khi ngừng kích thích tại thời điểm t = 0, với trường hợp nồng độ pha tạp rất thấp, cường độ bức xạ I(t) suy giảm theo qui luật hàm exponential đơn:
{ /τ}
exp )
(t I0 t
I = − (2.1)
trong đó, t là thời gian suy giảm của tín hiệu huỳnh quang, τ được gọi là thời gian sống của bức xạ. Phép đo thời gian sống của các mẫu được thực hiện trên hệ đo hệ Varian Cary Eclipse Fluorescence Spectrophotometer, tại Viện Vật lý, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
CHƯƠNG III
KẾT QUẢ CHẾ TẠO, PHÂN TÍCH CẤU TRÚC CỦA VÀ TÍNH CHẤT QUANG CỦA THỦY TINH ZINC-LITHIUM-TELLUROBORATE Chương này trình bày về kết quả: (1) chế tạo vật liệu thủy tinh zinc-lithium- telluroborate cũng như kết quả nghiên cứu cấu trúc của vật liệu, bao gồm phổ nhiễu xạ tia X và phổ hấp thụ hồng ngoại; (2) đo phổ quang học, bao gồm phổ hấp thụ, kích thích và huỳnh quang và thời gian sống; (3) Tính toán tỉ số nephelauxetic, thông số liên kết và đoán nhận tính chất của liên kết RE3+
-ligand; (4) Tính các thông số cường độ Ωλ (λ = 2,4,6) và đoán nhận các đặc điểm của trường tinh thể; (5) Tính các thông số phát xạ của ion Eu3+
, đồng thời nhận định triển vọng ứng dụng của vật liệu.