Đẩy mạnh hỗ trợ nông dân bị thu hồi đất tham gia vào các chƣơng trình xuất khẩu lao động

Một phần của tài liệu tran_thi_thanh_thuy_la (Trang 143 - 145)

4. Cơ cấu lao động (%)

4.4.3. Đẩy mạnh hỗ trợ nông dân bị thu hồi đất tham gia vào các chƣơng trình xuất khẩu lao động

trình xuất khẩu lao động

Trong bối cảnh quốc tế hiện nay thị trường lao động thế giới có nhiều biến đổi, lao động phải được qua đào tạo, đạt trình độ chuyên môn nhất định (tùy theo yêu cầu của từng loại cơng việc), nhu cầu lao động thủ cơng có xu hướng ngày càng giảm. Có nhiều quốc gia tham gia XKLĐ và ở nhiều nước họ cũng coi XKLĐ là chiến lược quan trọng, và họ có cơng nghệ, có quy trình XKLĐ một cách nghiêm túc, chặt chẽ.

Để tiếp tục đẩy mạnh XKLĐ, hộ trợ người dân bị thu hồi đất có cơ hội XKLĐ, Hưng Yên đổi mới toàn diện, đồng bộ trong cơng tác XKLĐ nói chung, hỗ trợ người dân bị thu hồi đất nói riêng, cụ thể:

Thứ nhất, cần phải nghiên cứu nắm vững nhu cầu của thị trường (thấy được

yêu cầu của thị trường về số lượng, chất lượng lao động, thời gian cung cấp, các thỏa thuận kèm theo,...) mặt khác cũng cần nắm vững các đối thủ cạnh tranh (khả năng, tiềm lực, các biện pháp xâm nhập thị trường,...). Qua đó dự đốn thị phần tại các thị trường, đồng thời xây dựng được chương trình chiến lược cạnh tranh, quảng bá lao động Việt Nam, lao động Hưng Yên nói riêng. Để thực hiện được giải pháp này, UBND Tỉnh, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phải phối hợp chặt chẽ với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Thứ hai, nâng cao chất lượng nguồn lao động phục vụ xuất khẩu.

- Đưa công tác đào tạo lao động để xuất khẩu vào kế hoạch của các trường dạy nghề, các trung tâm dạy nghề. Khuyến khích các cơ sở đào tạo, các doanh nghiệp và người lao động cùng đầu tư, chuẩn bị nguồn nhân lực phục vụ cho XKLĐ theo nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước.

- Xây dựng các chương trình, dự án liên kết giữa các cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp XKLĐ để nâng cao chất lượng đào tạo, bổ túc tay nghề, giáo dục, định hướng, đào tạo nâng cao ý thức tác phong của người lao động, đào tạo kiến thức xã hội cộng đồng cho người lao động (ngôn ngữ, phong tục, tập quán cổ truyền của dân tộc chủ nhà).

- Nâng cao chất lượng đào tạo ngoại ngữ, hướng nghiệp dạy nghề trong giáo dục phổ thơng để học sinh sau khi ra trường có đủ năng lực tham gia vào thị trường lao động ngồi nước.

Thứ ba, đa dạng hóa và mở rộng thị trường XKLĐ. Cần phải mở rộng thị

trường mới bên cạnh các thị trường truyền thống (mở rộng thị trường sang các nước Trung Đông, Nhật, châu Âu...).

Thứ tư, để công tác XKLĐ thực sự là tiền đề cho sự phát triển bền vững sau

này của địa phương thì bên cạnh việc đẩy mạnh XKLĐ cần xây dựng chương trình hậu XKLĐ để một mặt tận dụng nguồn vốn, tay nghề của người lao động ở nước

ngoài về, mặt khác tạo sự ổn định KT-XH cho địa phương có XKLĐ. Chương trình hậu XKLĐ cần phát triển theo hướng khuyến khích người đi XKLĐ trở về đầu tư

Một phần của tài liệu tran_thi_thanh_thuy_la (Trang 143 - 145)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(184 trang)
w