Khái quát về doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN BTQ LAST 102020 (Trang 35 - 43)

Theo Đại Từ điển Tiếng Việt, doanh nghiệp được giải thích là: “Tổ chức hoạt

động kinh doanh của những chủ sở hữu có tư cách pháp nhân, nhằm mục đích kiếm lời ở một hoặc nhiều ngành” [28]. Theo England Cambridge Dictionary + Plus thì doanh nghiệp được giải thích là: “Một tổ chức chuyên biệt trong kinh doanh hoặc chú trọng trong mục tiêu kiếm lợi nhuận” [71].

Tại Việt Nam, Luật doanh nghiệp (2014b) quy định: “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh” [33]. Từ những khái niệm trên, đặc trưng của DN đó là:

Thứ nhất, là một thể nhân hoặc pháp nhân có tư cách pháp lý độc lập, có các quyền và nghĩa vụ độc lập, có năng lực pháp lý và năng lực hành vi tham gia các hoạt động kinh tế và pháp lý liên quan. Tiêu chí này giúp phân biệt DN với các cơ quan QLNN, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế phụ thuộc của bản thân DN, xác định DN là tổ chức kinh tế độc lập, thu lợi nhuận tối đa (đối với DN kinh doanh) hoặc đạt hiệu quả KT-XH cao nhất (đối với một số DN đặc biệt dạng công ích hoặc đặc thù do Chính phủ chỉ định), mang tính mục đích của DN.

Thứ hai, DN phải đăng ký chính thức, có tư cách pháp lý và tiến hành các hoạt động nhằm mục đích sinh lời theo quy định của luật pháp quốc gia, thể hiện tính hợp pháp của DN. Liên quan đến hoạt động XK, NK hàng hóa của DN thì

Luật Thương mại (2005) quy định: “Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật. Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu

vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật” [31].

Xét về khía cạnh QLNN về hải quan thì Luật hải quan (2014a) [32] quy định hoạt động XK, NK được phân thành 12 loại hình hàng hóa XNK như sau:

(1) Hàng hóa kinh doanh XK, NK;

(2) Hàng hóa XK, NK để gia công, NK để sản xuất hàng hóa XK;

(3) Hàng hóa trung chuyển, QC, hàng hóa đưa vào đưa ra khu phi thuế quan; (4) Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất;

(5) Hàng hóa tạm nhập, tái xuất và hàng hóa tạm xuất, tái nhập; (6) Hàng hóa đưa vào để bán tại cửa hàng miễn thuế;

(7) Hàng hóa dự hội chợ, triễn lãm, giới thiệu sản phẩm; (8) Hàng hóa gửi kho ngoại quan, kho bảo thuế;

(9) Hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới; (10) Hàng hóa là quà biếu quà tặng;

(11) Hàng hóa XK, NK, NK qua dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh; (12) Hàng hóa phục vụ yêu cầu khẩn cấp, hàng hóa chuyên dùng phục vụ an

ninh, quốc phòng.

Theo Quách Đăng Hòa (2008) đưa ra định nghĩa về DN XNK là:” Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo các quy định của pháp luật, đáp ứng các điều kiện hoạt động kinh doanh XK, NK và có tham gia vào hoạt động XK, NK hàng hóa [53]. Căn cứ vào nghiệp vụ giao dịch XNK hàng hóa và dịch vụ liên quan, DN XNK bao gồm có 6 nhóm sau:

(1) DN XNK (Chủ hàng hóa XK, NK thương mại, người được chủ hàng hóa XK, NK ủy quyền);

(2) DN thực hiện dịch vụ đại lý làm TTHQ;

(3) DN thực hiện dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế, DN kinh doanh dịch vụ bưu chính quốc tế;

(4) DN kinh doanh vận tải hàng hóa;

(5) DN kinh doanh kho bãi, cảng, lưu giữ hàng hóa: xí nghiệp kinh doanh cảng, kho CFS, DN kinh doanh kho ngoại quan, DN kinh doanh kho bảo thuế;

2.1.2. Tuân thủ, tuân thủ pháp luật và mức độ tuân thủ của doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa

Nghiên cứu về học thuật, theo Đại Từ điển Tiếng Việt (1998), “Tuân thủ” là việc “giữ đúng, làm đúng theo điều đã quy định” [28]. Như vậy, tuân thủ được hiểu là một hành động hoặc một quá trình hoạt động làm đúng các quy định hoặc cam kết có tính pháp lý. Hành vi tuân thủ của chủ thể cá nhân hoặc tổ chức chịu ảnh hưởng của môi trường hoạt động, mang yếu tố khách quan như các điều kiện tự nhiên, chính trị, luật pháp, KT-XH cũng như yếu tố chủ quan như nhân thân, nhận thức, trình độ học vấn, năng lực tài chính.

Trong nghiên cứu này tác giả tập trung vào khái niệm tuân thủ pháp luật

(TTPL) là hành động thực hiện đúng các quy định pháp luật, không phạm vào những hành vi bị cấm hoặc chưa thực hiện đủ các điều kiện pháp lý ràng buộc. Xét về khía cạnh pháp luật thì các bộ luật, định chế, quy chế hay thỏa thuận dân sự thường quy định các thành viên phải thực hiện, do vậy tuân thủ thường có tính chiếu lệ và hình thức. Xét về khía cạnh đạo đức công dân thì TTPL là một hành động có ý thức và bắt buộc của chủ thể với vai trò là một thành viên xã hội có đầy đủ năng lực pháp lý của một cộng đồng, một xã hội, một tổ chức hay tập thể. Xét về mặt khoa học quản lý ở cấp độ vĩ mô và vi mô đều khẳng định sự cần thiết của “tuân thủ pháp luật” trong tổ chức và hoạt động của nền kinh tế và DN. Như vậy, TTPL được thể hiện ở nhiều khía cạnh, môi trường, cung bậc đánh giá nên người ta thường phân chia việc TTPL theo các MĐTT khác nhau như:

(1) Tuân thủ hoàn toàn, là đáp ứng đầy đủ tất cả các quy định, quy chế trong lĩnh vực được đánh giá;

(2) Hầu như tuân thủ, là còn một số thiếu sót nhỏ, có thể đạt được sự tuân thủ hoàn toàn trong một khung thời gian và điều kiện nhất định;

(3) Về cơ bản không tuân thủ, là cố ý lợi dụng các sơ hở thiếu sót để né tránh không thực hiện các quy định, gây ra các thiếu sót nghiêm trọng khó có thể sửa chữa, khắc phục; và

(4) Không tuân thủ, là hoàn toàn không thực hiện hoặc thực hiện trái những quy định, quy chế.

Khi nghiên cứu về sự TTPL, theo Quách Đăng Hòa (2008) còn sử dụng khái niệm đối lập với hành vi tuân thủ là không TTPL: “Không tuân thủ trong hoạt động XK, NK là sự không tuân theo, không đáp ứng các quy định của PLHQ, PLT và các quy trình, quy định của CQHQ trong khi làm TTHQ, KT, GSHQ, KS, KTSTQ đối với hàng hóa XNK” [53]. Trong hoạt động XNK, các hành vi không tuân thủ được chỉ rõ ở 4 góc độ sau đây:

- Thực hiện hành vi vi phạm các quy định của PLHQ, PLT trong hoạt động XNK;

- Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các nghĩa vụ về thuế và các nghĩa vụ khác trong hoạt động XNK;

- Không chấp hành các quy trình, quy định của CQHQ trong TTHQ, KT, GSHQ đối với hàng hóa XNK;

- Không hợp tác hoặc không đáp ứng các yêu cầu của CQHQ và các cơ quan QLNN khác có liên quan trong hoạt động XNK.

Tóm lại, trong nghiên cứu này: “Tuân thủ pháp luật trong hoạt động XK, NK là sự tuân theo, đáp ứng các quy định của PLHQ, PLT và các quy trình, quy định của CQHQ trong việc làm TTHQ, KT, GSHQ, KS, KTSTQ đối với hàng hóa XNK”.

2.1.3. Đặc điểm, phạm vi và phân loại tuân thủ pháp luật đối với doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa

2.1.3.1. Đặc điểm tuân thủ pháp luật trong hoạt động XNK hàng hóa

Tuân thủ pháp luật trong hoạt động XNK có những đặc điểm sau đây:

tính bắt buộc đối với các chủ thể là DN, tổ chức, cá nhân thực hiện XK, NK, bao gồm: chủ hàng hoá XK, NK, người nộp thuế, đại lý làm TTHQ, người được chủ hàng hoá, người nộp thuế uỷ quyền thực hiện TTHQ, thủ tục thuế.

tính hành chính vì những đối tượng này phải chấp hành các quy định của pháp luật, chế độ chính sách QLHQ, QLT và quản lý hành chính nhà nước khác đối với hàng hóa XK, NK.

vai trò tuân thủ kép bởi CCHQ vừa là chủ thể tổ chức thực thi PLHQ, PLT, đồng thời cũng là người phải chấp hành, tuân thủ các quy định của pháp luật trong lĩnh vực này giống như DN XNK.

2.1.3.2. Phạm vi tuân thủ pháp luật trong hoạt động XNK hàng hóa

Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động XK, NK trong chuỗi cung ứng hàng hóa trong bối cảnh HNKTQT cũng là đối tượng có ảnh hưởng nhất định đến việc tuân thủ PLHQ, PLT, như: các cơ quan QLNN, ngân hàng, bảo hiểm, giám định, cơ quan thuế nội địa, quản lý thị trường, kiểm dịch, đơn vị quản lý cảng, kho, bãi... như vậy, việc TTPL trong phạm trù về mặt không gian nằm trong chuỗi thời gian trước khi thực hiện các hoạt động XNK thì đã phải tiến hành thực hiện một số các nội dung công việc theo quy định mà pháp luật cho phép; cho đến khi hàng hóa của DN XNK được tiến hành TTHQ tại khu vực lãnh thổ hải quan là thời điểm được gọi là hoạt động trong quá trình thông quan; và cuối cùng theo quy định của pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế thì sau 5 năm kể từ ngày đã thông quan

hàng hóa XNK, CQHQ có thẩm quyền tiến hành công tác kiểm tra sau thông quan

đối với các lô hàng của DN đã làm thủ tục XNK.

Phạm vi tuân thủ về mặt thời gian nằm trong ba giai đoạn từ trước khi thông quan đến cả quá trình thông quan và sau khi thông quan hàng hóa XNK.

Phạm vi tuân thủ về mặt không gian được tiến hành thực hiện trong lãnh thổ hải quan của CQHQ thực thi nhiệm vụ và trong một số trường hợp cả ngoài lãnh thổ hải quan, tức ở nước ngoài theo các hiệp định hợp tác hỗ trợ pháp lý được ký kết giữa các quốc gia với nhau.

2.1.3.3. Phân loại tuân thủ pháp luật trong hoạt động XNK hàng hóa

Tuân thủ trong hoạt động XNK bao gồm việc tuân thủ của các thành viên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp, liên quan đến việc tham gia vào môi trường hoạt động XNK trong chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế, theo đó, QLTT trong hoạt động XNK cũng bao gồm việc QLTT đối với các đối tượng này luôn; trong đó DN phải tuân theo các yêu cầu của pháp luật về việc khai hải quan, làm TTHQ, nộp thuế đầy đủ và đúng hạn, báo cáo đúng kỳ và các yêu cầu khác có liên quan.

Đối với CCHQ, sự tuân thủ bao gồm việc thực hiện, tuân theo các quy định của pháp luật, các quy trình, quy định, hướng dẫn của ngành hải quan. Ngoài ra, tuân thủ trong hoạt động XNK còn bao gồm sự đáp ứng về mặt cơ sở hạ tầng kỹ thuật để đảm bảo việc khai và làm TTHQ đối với hàng hóa XK, NK theo đúng quy trình, quy định. Về việc không tuân thủ trong hoạt động XNK có thể bị các cơ quan

QLNN phát hiện và xử lý ở các hình thức, mức độ khác nhau bằng cách xác định mức độ vi phạm, như:

(1) mức độ nặng nhất là truy tố hình sự trước pháp luật về hành vi vi phạm pháp luật;

(2) mức độ nặng là bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính về hải quan, vi phạm hành chính về thuế, các hành vi vi phạm pháp luật khác có liên quan đến hàng hóa XNK;

(3) mức độ nặng có sự giảm nhẹ hơn, nhưng có tính cưỡng chế, nhắc nhở là có thể bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế không cho làm TTHQ, hoặc các hình thức hành chính khác;

(4) mức độ giảm nhẹ nhất mang tính nhắc nhở, cảnh báo là có thể bị áp dụng các biện pháp có tính cưỡng chế, như: kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa theo các tỷ lệ khác nhau, theo dõi giám sát trọng điểm trong một thời gian...

Để phân loại mức độ TTPL của DN XNK, CQHQ đã chỉ ra đối tượng được xác định đánh giá MĐTT là DN XNK, chủ thể trực tiếp tuân thủ các quy định của pháp luật, chế độ chính sách QLHQ, QLT trong hoạt động XNK. Căn cứ vào mức độ TTPL của DN XNK, theo WCO đã đưa ra mô hình Kim tự tháp về mức độ tuân thủ của DN XNK (2014) [93] tại Hình 2.1 có bốn nhóm chính:

Hình 2.1. Kim tự tháp về mức độ tuân thủ của doanh nghiệp xuất nhập khẩu Nguồn: Tổ chức Hải quan thế giới – WCO (2014)

- Nhóm 1. DN tự nguyện tuân thủ pháp luật (màu xanh lá cây);

- Nhóm 2. DN luôn cố gắng tuân thủ nhưng không đôi khi không thành công (màu xanh nhạt);

- Nhóm 3. DN sẽ có xu hướng không tuân thủ nếu có cơ hội (màu be hồng); - Nhóm 4. DN hoàn toàn không tuân thủ (màu gạch đỏ).

Nói cách khác, TTPL của DN XNK có thể được phân loại ra theo bốn (04) mức độ khác nhau, như: tuân thủ hoàn toàn; hầu như tuân thủ; về cơ bản không tuân thủ; và không tuân thủ. Phân tích của các nhóm DN XNK trên ta thấy có những đặc điểm như sau:

Thứ nhất, các nhóm có diễn biến tâm lý, thái độ, đạo đức và ý thức tuân thủ khác nhau cơ bản, cụ thể:

- Nhóm DN tự nguyện TTPL: luôn có thái độ sẵn sàng làm những việc đúng quy định của pháp luật. Điều này bắt nguồn từ nhận thức và văn hóa ứng xử của DN thấy rằng phải có trách nhiệm TTPL; coi việc tuân thủ như là một vấn đề thuộc về khía cạnh đạo đức và đạo lý. Do đó, họ sẵn sàng và chủ động thực hiện tốt trách nhiệm, nghĩa vụ của mình; đồng thời có ý thức tự điều chỉnh sự tuân thủ khi có những thay đổi hoặc xuất hiện nguy cơ rủi ro liên quan đến việc tuân thủ. Do đó, họ luôn tuân thủ hoàn toàn.

- Nhóm DN luôn cố gắng tuân thủ nhưng đôi khi không thành công bởi yếu tố khách quan hoặc chủ quan: nguyên nhân chủ yếu là do thiếu kỹ năng, kiến thức, năng lực tuân thủ. Nhóm này sẵn sàng thừa nhận lỗi vô ý gây ra, sẵn sàng hợp tác, yêu cầu CQHQ có thêm sự hỗ trợ để thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ trước pháp luật. Do vậy, nhóm đã được đánh giá hầu như tuân thủ.

- Nhóm DN tuân thủ bắt buộc, nếu có cơ hội sẽ thực hiện hành vi không tuân thủ: Thực tế đây là nhóm DN này thường là DN vừa và nhỏ, có tính chất cơ hội rất cao, khó nhận biết nhất, vì họ thường chấp hành đầy đủ các quy định pháp luật, nhưng lại tìm các kẽ hở của chính sách, pháp luật trong từng giai đoạn để lợi dụng, sẽ không bỏ lỡ thực hiện các hành vi gian lận, buôn lậu. Nhóm này hoạt động không thường xuyên, thuộc các lĩnh vực, hàng hóa có tính nhạy cảm; Họ có thái độ không muốn thực hiện theo quy định pháp luật; khi bị phát hiện thường không thừa

nhận, tìm cách trốn tránh, biện minh cho các hành vi vi phạm trước đó. Do vậy, họ được xác nhận là về cơ bản không tuân thủ.

- Nhóm DN hoàn toàn không tuân thủ: Nhóm này chiếm tỷ lệ % rất nhỏ trong tổng số DN; họ luôn không có ý thức chấp hành, thậm chí luôn tìm cách vi phạm pháp luật; họ không quan tâm đến việc mình làm đúng hay sai, cũng như không có ý thức thay đổi tình hình tuân thủ. Họ được coi là đối tượng trọng điểm luôn bị đưa vào danh sách DN không tuân thủ theo dõi, quản lý chặt chẽ.

Thứ hai, hành vi TTPL bị tác động ảnh hưởng bởi năm (05) yếu tố BISEP (Doanh nghiệp; Ngành nghề KD, Xã hội, Môi trường và Tâm lý) theo WCO (2014) [93], theo đó:

- Loại hình DN (BUSINESS): loại hình công ty, quy mô, thời gian thành lập; thị trường hoạt động trong nước hay quốc tế; năng lực tài chính và đầu tư kinh doanh; mối quan hệ với các chủ thể khác có liên quan;

- Lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh (INDUSTRY): quy mô, danh tiếng ngành nghề kinh doanh; người tham gia chính; lợi nhuận chênh lệch; cơ cấu chi

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN BTQ LAST 102020 (Trang 35 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(196 trang)
w