2015 – 2019
4.1.2. Bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
4.1.2.1. Bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của Hải quan Việt Nam
Khoảng thời gian từ nay đến 2025, tầm nhìn đến 2030, sự vận động của đời sống chính trị, kinh tế văn hóa, xã hội của Việt Nam diễn ra theo xu hướng nền kinh tế đất nước tiếp tục thực hiện những chủ trương HNKTQT đã nêu trong Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam và Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011a) [1] và tiếp tục chủ trương đó tại Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ XII (2016a) [4] Theo đó, Chính phủ đã đàm phán, ký kết và chuẩn bị các điều kiện thực hiện các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, tham gia các điều ước quốc tế trong các lĩnh vực kinh tế thương mại, đầu tư, du lịch... Trong lĩnh vực thương mại chủ trương nhất quán của Đảng là phát triển lực lượng DN trong nước với nhiều thương hiệu mạnh, có sức cạnh tranh cao để làm chủ thị trường trong nước, mở rộng thị trường ngoài nước, góp phần bảo đảm độc lập, tự chủ của nền kinh tế. Trong bối cảnh HNKTQT, phải luôn chủ động thích ứng với tình hình thay đổi, bảo đảm hiệu quả và lợi ích quốc gia.
Việt Nam đã tham gia ký kết nhiều hiệp định thương mại quốc tế, mới đây Việt Nam đã ký kết Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Hiệp định CPTPP), Việt Nam ký kết tiếp Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) ngày 30/06/2019 tại Hà Nội; cùng với các hiệp định thương mại song phương khác một triển vọng hết sức lớn về thương mại quốc tế đã đang chờ đợi các DN Việt Nam. Hội nhập ngày càng sâu rộng và toàn diện vào nền kinh tế toàn cầu cũng đồng nghĩa với việc Việt Nam sẽ phải đối mặt với những tác động từ những xu thế và diễn biến từ kinh tế thế giới và khu vực. Việt Nam cần nhìn nhận các vấn đề một cách đa chiều, trên cả phương diện tích cực và tiêu cực để từ đó đưa những phương án xử lý hợp lý, phù hợp với tình hình trong nước nói riêng và cục diện kinh tế thế giới nói chung. Những xu thế và diễn biến mới trong tình hình kinh tế thế giới đã và đang có tác động không nhỏ tới tình hình hợp tác kinh tế
đa phương, khu vực nói chung và tình hình HNKTQT của Việt Nam nói riêng. Những xu thế đó có thể mang lại một số cơ hội quan trọng cho Việt Nam. Với việc Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam đã phê chuẩn tham gia CPTPP, Việt Nam được đánh giá là có thể cải thiện đáng kể tiếp cận thị trường xuất khẩu, qua đó tạo thêm nhiều việc làm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao hơn. Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ước tính CPTPP có thể giúp GDP và xuất khẩu của Việt Nam tăng tương ứng 1,32% và 4,04% đến năm 2035. Tuy nhiên, mức tăng thực tế có thể cao hơn nếu Việt Nam có những cải cách thể chế kinh tế thực chất và thu hút được những dự án đầu tư có chất lượng. Những hàng rào kỹ thuật mang hơi hướng bảo hộ ở các thị trường phát triển cũng đòi hỏi DN Việt Nam phải không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh, khả năng thích ứng và đổi mới khoa học công nghệ. Chính ở đây, những thành tựu của CMCN 4.0 nếu được kịp thời ứng dụng ở những lĩnh vực như logistics, tài chính, tổ chức sản xuất hàng công nghiệp xuất khẩu, dịch vụ hành chính công, v.v. thì sẽ giúp giảm chi phí và cải thiện khả năng cạnh tranh cho DN Việt Nam. Dự báo của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương mới đây cho thấy, đến năm 2030, CMCN 4.0 có thể giúp GDP Việt Nam tăng thêm từ 28,5 - 62,1 tỷ USD, tương đương mức tăng GDP 7-16% tùy theo từng kịch bản.
Với mục tiêu thúc đẩy và tăng cường hiệu quả hội nhập quốc tế, góp phần xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ và phát triển bền vững, vì vậy, Việt Nam cần đổi mới mô hình tăng trưởng, thúc đẩy chuyển dịch và cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng nâng cao khả năng cạnh tranh quốc gia; tích cực tham gia sâu và rộng vào chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu. Trong phát triển kinh tế và thương mại, cần chú trọng việc đổi mới công nghệ và bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng hàng hóa và dịch vụ Việt Nam trên trường quốc tế.
4.1.2.2. Xu hướng hội nhập quốc tế trong lĩnh vực hải quan
Giai đoạn từ nay đến năm 2025, với xu thế và bối cảnh quốc tế và trong nước dưới đây sẽ có tác động đến nhiệm vụ của CQHQ theo hướng:
- Tiếp tục kết nối thực hiện các nội dung theo Quyết định 448/QĐ-TTg ngày 23/05/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển hải quan đến năm 2020 [36], ở tầm cao hơn, theo xu thế thời đại, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển hải quan mới đến 2030, tầm nhìn 2035.
- Thực thi các cam kết mở cửa thị trường và tạo thuận lợi thương mại đến năm 2025, song song với nhiệm vụ tạo thuận lợi thương mại, CQHQ phải tăng cường thực thi các biện pháp kiểm soát hàng hóa XNK bằng các hàng rào kỹ thuật, nhằm đảm bảo an ninh an toàn hàng hóa, chống gian lận thương mại, đảm bảo ưu đãi thuế đúng đối tượng.
- Áp lực gia tăng khối lượng công việc do tạo thuận lợi thương mại, tinh giản biên chế sẽ tác động mạnh đến yêu cầu sử dụng nhân lực của HQVN. Vì vậy, đòi hỏi tiếp tục phải có những nghiên cứu về tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng cán bộ công chức, luân chuyển cán bộ, ứng dụng khoa học công nghệ… mới có thể đáp ứng được nhiệm vụ đặt ra vô cùng lớn lao từ các yêu cầu của hoạt động QLNN của HQVN trong tương lai.
Ứng dụng mạnh mẽ CNTT trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước nói chung và của HQVN nói riêng sẽ đặt ra yêu cầu về đầu tư trang thiết bị, nâng cao chất lượng cán bộ công chức, cải cách quy trình TTHQ, áp dụng công nghệ hiện đại vào quản lý từ đó sẽ tạo ra nền tảng và cơ sở khoa học thực hiện thành công mục tiêu này.
Tạo thuận lợi thương mại đồng thời phải đảm bảo hiệu lực, hiệu quả hoạt động QLNN của HQVN đòi hỏi phải tiếp tục có những nghiên cứu, điều chỉnh và ngày càng hoàn thiện hệ thống thể chế QLNN, tạo hành lang pháp lý vững chắc cho hoạt động quản lý đồng thời là cơ sở để cải cách TTHC, tạo nhiều thuận lợi hơn cho DN XNK. Bên cạnh đó, cần tiếp tục nghiên cứu cắt giảm TTHC, đơn giản hóa quy trình thủ tục trong giải quyết công việc cho tổ chức, DN, tiếp tục nghiên cứu ứng dụng mạnh mẽ CNTT phục vụ cho hoạt động QLNN của HQVN và cung cấp dịch vụ công trực tuyến ở các mức độ cao (mức độ 4) hướng tới mô hình điện tử xuyên suốt trong giao dịch của CQQL với người dân, tổ chức, DN.
Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam ngày càng chủ động và sâu rộng, giao thương thương mại quốc tế ngày càng tăng lên, đồng thời kéo theo những thay đổi ngày càng nhanh chóng và khó lường. Để đảm bảo hiệu quả QLNN của HQVN đòi hỏi phải tiếp tục có những nghiên cứu, áp dụng nguyên tắc QLRR/QLTT đồng bộ, toàn diện trong các khâu nghiệp vụ. Phù hợp theo khuyến nghị về xây dựng CQHQ hiện đại của WCO và xu hướng phát triển của Hải quan các nước phát triển
trên thế giới, đồng thời nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động QLNN và tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại.
Trong giai đoạn tới, sự dịch chuyển trọng tâm của các nước lớn, phát triển năng động của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, việc hình thành cộng đồng ASEAN đặt ra yêu cầu đòi hỏi HQVN phải nỗ lực thực hiện các cam kết quốc tế đã ký kết, trong đó đối với ASEAN phải tiếp tục và chủ động trong việc kết nối Cơ chế Một cửa ASEAN, đẩy mạnh và xây dựng thành công Cơ chế Một cửa quốc gia, vì vậy một loạt công việc rất lớn từ phía CQHQ phải chuẩn bị, đó là các vấn đề về thuế, hải quan, QLCN... Theo đó, các nước cam kết xóa bỏ thuế NK dành cho hàng hóa của Việt Nam ngay khi Hiệp định có hiệu lực khoảng từ 78-95% số dòng thuế và xóa bỏ hoàn toàn từ 97-100% dòng thuế. Các mặt hàng còn lại sẽ có lộ trình xóa bỏ thuế trong vòng 5-10 năm, trừ một số mặt hàng nhạy cảm có lộ trình trên 10 năm hoặc áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan. Những dự báo về xu hướng HĐH hải quan trong bối cảnh HNKTQT cho thấy HQVN cần phải chủ động tập trung hoàn thiện cơ sở pháp lý nói chung, QLTT nói riêng để đáp ứng yêu cầu HĐH hải quan trong hội nhập quốc tế.
4.1.2.3. Tiến trình cải cách, hiện đại hóa hải quan
Tình hình hình kinh tế, chính trị, an ninh trên thế giới thay đổi vô cùng nhanh chóng, diễn biến phức tạp, khó lường; khủng bố, tranh chấp lãnh thổ, tài nguyên, xung đột sắc tộc, các thách thức an ninh phi truyền thống nổi lên gay gắt. Châu Á - Thái Bình Dương và khu vực Đông Nam Á, tiếp tục là trung tâm phát triển năng động, đồng thời cũng là trọng điểm cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn. Quá trình toàn cầu hóa và sự phát triển như vũ bão của khoa học, công nghệ, kỹ thuật tác động sâu rộng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế thế giới. Xu hướng liên kết kinh tế, thương mại, đầu tư, kết nối hạ tầng đa tầng, nhiều nấc gia tăng; xuất hiện các hình thức liên kết mới, các chế định tài chính - tiền tệ, các hiệp định kinh tế thương mại, đầu tư song phương, đa phương thế hệ mới, trong đó có việc Cộng đồng ASEAN đã được hình thành vào cuối năm 2015.
Giai đoạn 2016 - 2020, các nhiệm vụ Đại hội XII của Đảng đề ra, nhiều mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo anh ninh quốc gia, an toàn xã hội, nâng cao chất lượng sống của người dân…sẽ được tổ chức triển khai thực hiện quyết liệt để hướng về đích “Phấn đấu sớm đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp
theo hướng hiện đại” (2016a) [4]. Cùng với đó là các hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam sẽ ngày càng đa dạng, phong phú, gia tăng cả về số lượng và chất lượng, tác động trực tiếp đến nhiệm vụ của CQHQ.
Chiến lược phát triển kinh tế xã hội Việt Nam giai đoạn 2011-2020 của Đảng xác định rõ định hướng phát triển thương mại hội nhập cùng thế giới đến năm 2020 khai thác có hiệu quả các thị trường có hiệp định mậu dịch tự do và thị trường tiềm năng, tăng nhanh XK, giảm NK cả về quy mô và tỷ trọng, phấn đấu cân bằng XK (2016a) [4]. Như vậy, vấn đề đảm bảo an ninh, chống gian lận thương mại, chống hàng giả, hàng nhái trong hoạt động XNK và các hoạt động tạo thuận lợi thương mại… sẽ tác động ngày càng mạnh mẽ đến hoạt động của CQHQ.