Đánh giá và giải pháp

Một phần của tài liệu Chuyên đề Thực trạng xuất khẩu lao động sang đài loan (Trang 33 - 37)

III.1. Đánh giá;

III.1.1. Đánh giá hiệu quả của hoạt động XKLĐ Đài Loan.

• Đối với người lao động:

Thị trường lao động Đài Loan là nơi thu hút một lực lượng lớn lao động Việt Nam, có thể nói là thu hút nhiều nhất lao động Việt Nam sang làm việc trong các năm 2000 trở lại đây, góp phần tạo điều kiện cho người lao động muốn làm giàu đi lên bằng sức lao động chân chính của bản thân.

Xuất khẩu lao động sang Đài Loan là hoạt động tạo được nhiều việc làm cho người lao động, tăng thu nhập cho người lao động và gia đình họ, góp phần xóa đói giảm nghèo và cải thiện tình hình tệ nạn xã hội.

Góp phần nâng cao trình độ lành nghề và chuyên môn, kinh nghiệm của người lao động, tăng cường kỷ luật lao động, tác phong lao động.

• Đối với doanh nghiệp xuất khẩu lao động:

Tạo điều kiện cho doanh nghiệp XKLĐ mở rộng được quan hệ với các đối tác quốc tế.

Doanh nghiệp có thể học hỏi được kinh nghiệm quản lý. Tăng uy tín của doanh nghiệp trường quốc tế.

• Đối với nhà nước và xã hội:

Tăng khoản thu từ thuế và các khoản ngoại tệ mà người lao động gửi về nước nhằm giảm thất nghiệp, xóa đói giảm nghèo, góp phần bình ổn xã hội, tăng cường giao lưu quốc tế tạo thuận lợi cho quá trình hội nhập.

Góp phần tiết kiệm chi phí đào tạo nghề và tạo chỗ làm việc cho người lao động.

Giảm sức ép lao động phổ thông thừa ở Việt Nam lên môi trường thiên nhiên và sức ép lên cơ sở vật chất kỹ thuật, y tế…

Giảm sức ép về các khoản chi tiêu nhà Nước thông qua việc giảm sức ép lên ngân sách nhà nước.

III.1.2. Đánh giá thông qua so sánh chi phí và lợi ích:

Thu nhập ròng của công nhân nhà máy Đài Loan cao hơn người làm công việc giúp việc trong gia đình.

III.1.3. Nhìn chung:

+ Thị trường lao động Đài Loan là thị trường có tiềm năng lớn ( nhu cầu lớn nhưng nhiều biến động).

+ Nhìn chung số lượng người lao động xuất khẩu sang thị trường Đài Loan là lớn và ngày càng tăng, điều đó thể hiện tính hiệu quả của hoạt động xuất khẩu.

+ Tuy nhiên, xét về cơ cấu lao động thì lao động phổ thông và công nhân, khán hộ công chiếm tỷ trọng lớn, tỷ lệ lao động trình độ cao xuất khẩu lao động sang thị trường này là rất nhỏ.

+ Người lao động Việt Nam có đức tính chăm chỉ, chịu khó tuy nhiên, kỷ luật lao động chưa cao, hay bỏ trốn. “ so với các nước cùng tham gia xuất khẩu lao động thì số lao động Việt Nam chiếm hơn 41% lao động xuất khẩu tại Đài Loan bỏ trốn, theo Ủy ban lao động Đài Loan, trong tổng số 12000 lao động nước ngoài bỏ trốn chưa truy bắt được Việt Nam chiếm tới 5000 người.” Theo Vnexpress ngày 20/5/2004.

III.2. Định hướng và giải pháp.

III.2.1. Định hướng của nhà nước:

Tạo hành lang pháp lý, hoàn thiện chính sách và tăng cường quản lý nhà nước về XKLĐ:

- Nhà nước cần rà soát lại các doanh nghiệp XKLĐ, chỉ cho phép duy trì và thành lập các cơ sở làm ăn đàng hoàng, đủ điều kiện, đủ khả năng tiếp cận với thị trường. Đồng thời Nhà nước phải tăng cường kỷ luật lao động và có các biện pháp bảo vệ người lao động.

- Phân định và giao trách nhiệm cụ thể cho các Bộ, các ngành và các cấp quản lý đẩy mạnh về XKLĐ: tổ chức triển khai, thực hiện các chế độ, chính sách hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp thực hiện có hiệu quả XKLĐ theo đúng quy định của nhà nước. Thực hiện đa dạng hóa thị trường và thành phần tham gia XKLĐ, cải cách các thủ tục, chính sách, tạo sự thông thoáng, giảm sự phiền hà cho người lao động và cho doanh nghiệp. Phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan chức năng để thực hiện đúng vai trò và chức năng XKLĐ.

- Tăng cường trách nhiệm của các cơ quan chủ quản đối với doanh nghiệp XKLĐ thuộc ngành mình và tăng cường trách nhiệm của chính quyền đối với hoạt động tuyển chọn XKLĐ trên địa bàn.

- Chấn chỉnh và sắp xếp lại các doanh nghiệp XKLĐ.

Tăng cường hoạt động Marketing nhằm duy trì và phát triển thị trường.

Tuyển chọn lao động phù hợp với công việc: thay đổi cơ cấu lao động xuất khẩu cho phù hợp, cần tăng tỷ lệ lao động xuất khẩu và lao động có trình độ cao vì lực lượng lao động Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Đài Loan chủ yếu là làm công việc nặng nhọc, độc hại và bẩn.

Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo định hướng: giúp người lao động dễ dàng hòa nhập hơn với đời sống văn hóa và tinh thần của người dân Đài Loan.

Tăng cường quản lý lao động: quản lý lao động ở nước ngoài và có các biện pháp làm giảm tỷ lệ lao động bỏ trốn. Có các biện pháp nhằm tăng cường kỷ luật lao động cho người lao động.Thiết lập các chính sách cam kết giữa người lao động và người nhà người lao động với chính quyền và doanh nghiệp XKLĐ về trách nhiệm nếu người lao động bỏ trốn, từ đó giúp hạn chế số lao động bỏ trốn.

Thanh lý hợp đồng lao động và quan hệ hậu XKLĐ, doanh nghiệp giúp người lao động quay trở lại hòa nhập với cuộc sống: Nhà nước nên có các chính sách, quy định, chế tài yêu cầu doanh nghiệp phải thực hiện để giải quyết quan hệ hậu XKLĐ đối với người lao động, giúp người lao động mau chóng hòa nhập trở lại với cộng đồng sau khi hoàn thành hợp đồng lao động trở về.

………..

Kết luận

Qua việc tìm hiểu về hoạt động xuất khẩu lao động sang thị trường Đài Loan của Việt Nam, chúng ta đã có cái nhìn sâu hơn về thị trường xuất khẩu lao động rất tiềm năng đang được khai thác này. Mặt khác, chúng ta cũng nhận ra được những thành tựu và khó khăn khi đưa người lao động đi làm việc ở thị trường này và có được những hướng giải quyết cơ bản nhất.

Trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, nhất là đối với một đất nước đông dân như Việt Nam, thì xuất khẩu lao động là một trong những hoạt

động đối ngoại quan trọng mang lại nhiều lợi ích cho cả người lao động, doanh nghiệp và nhà nước. Để thực hiện được thành công các hoạt động xuất khẩu lao động trong môi trường tiềm ẩn nhiều biến động hiện nay, sự liên kết và hợp tác giữa các quốc gia, sự kết hợp hài hòa giữa sự quản lý vĩ mô của Nhà nước và tự chịu trách nhiệm của các tổ chức kinh tế thực hiện dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là vô cùng quan trọng và phải được chú trọng thực sự. Cùng với đó, mỗi doanh nghiệp cần phải chủ động trong nghiên cứu thị trường – môi trường kinh doanh của mỗi quốc gia nhận lao động xuất khẩu, linh hoạt trong xử lý các tình huống khó khăn, tuân thủ chặt chẽ luật pháp trong nước, nước bạn và luật pháp quốc tế, hoạt động có sự hướng dẫn chỉ đạo của các ban, ngành chính phủ. Từ đó mới đạt được hiệu quả cao đối với các mục tiêu đã đề ra.

Danh mục tài liệu tham khảo

Các website: - http://Dantri.com.vn - http://laodong.com.vn/Tin-Tuc/Nhu-cau-tiep-nhan-lao-dong- Viet-Nam-tai-Dai-Loan-tang/36465. - http://www.xuatkhaulaodong.com.vn/thi-truong-lao-dong/266- lao-dong-viet-nam-tai-dai-loan-chiem-luong-ap-dao.html - http://duhocdailoan.info/index.php? option=com_content&view=article&id=1893:lao-ng-vit-c-tin- nhim-ai-loan&catid=298:ngi-lao-ng--ai-loan&Itemid=587 - http://www.duhocdailoan.vn/c/dai-loan-mot-so-dac-diem - http://chuyentrang.tuoitre.vn/Vieclam/Index.aspx? ArticleID=478103&ChannelID=269 Sách:

- Nâng cao hiệu quả quản lý XKLĐ của các doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay.

Tiến sĩ: Trần Thị thu – NXB Lao động xã hội

^ QUYẾT ĐỊNH 159 /QĐ-LĐTBXH Về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục quản lý lao động ngoài nước

 ^ abc “Số liệu xuất khẩu lao động của Việt Nam năm 2010”. CAMSA - Liên Minh Bài Trừ Nạn Nô Lệ Tân Thời Tại Á Châu. (1 tháng 3 năm 2011). Truy cập 24 tháng 3 năm 2012.

 ^ abcd “Tình hình xuất khẩu lao động của Việt Nam”. Cục Quản lý Lao động Nước ngoài. Bản chính lưu trữ 7 tháng 4 năm 2005. Truy cập 22 tháng 3 năm 2012.

 ^ abcdefghi “Bài 4: Hiệu quả từ xuất khẩu lao động”. Báo Hà Nội mới Online (15 tháng 1 năm 2011). Truy cập 23 tháng 3 năm 2012.

 ^ abc The Department of Overseas Labour (DOLAB), MOLISA, 2006

 ^ abcd “Gần 90 nghìn người đã xuất khẩu lao động”. Báo điện tử Dân trí (19 tháng 12 năm 2011). Truy cập 21 tháng 3 năm 2012.

 ^ abcdef “Việc làm và xuất khẩu lao động – những vấn đề đặt ra”. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam (3 tháng 6 năm 2009). Truy cập 21 tháng 3 năm 2012.  ^ “Lao động nữ dễ bị ngược đãi khi xuất khẩu lao động”. Báo điện tử Dân trí (22 tháng 11 năm 2011). Truy cập 21 tháng 3 năm 2012.

 ^ abc “Xuất khẩu lao động Hàn Quốc gặp nhiều bất lợi”. Báo điện tử Dân trí (8 tháng 9 năm 2011). Truy cập 21 tháng 3 năm 2012.

^ “Lao động Việt Nam tại Đài Loan chiếm lượng áp đảo”. Báo điện tử Dân trí (20 tháng 7 năm 2011). Truy cập 21 tháng 3 năm 2012.

 ^ abc “Xuất khẩu lao động Nhật Bản: Cửa mở nhưng không dễ”. Báo điện tử Dân trí (4 tháng 7 năm 2011). Truy cập 21 tháng 3 năm 2012.

^ “Nhật Bản tín nhiệm lao động Việt Nam”. Báo điện tử Dân trí (3 tháng 6 năm 2011). Truy cập 21 tháng 3 năm 2012.

 ^ ab “Tuyên dương các doanh nghiệp hội viên đạt thành tích xuất sắc về xuất khẩu lao động 2011”. Hiệp hội Xuất khẩu Lao động Việt Nam. Truy cập 21 tháng 3 năm 2012.

 ^ ab “Xuất khẩu lao động năm 2012: Thách thức và cơ hội”. VietnamPlus, Thông tấn xã Việt Nam. (28 tháng 1 năm 2012). Truy cập 21 tháng 3 năm 2012.

Một phần của tài liệu Chuyên đề Thực trạng xuất khẩu lao động sang đài loan (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(41 trang)
w