Khái niệm về nông sản

Một phần của tài liệu LUAN-AN-2_6_16 (Trang 33 - 36)

5. Kết cấu của luận án

2.1.1. Khái niệm về nông sản

Một trong những hàng hóa thiết yếu, không thể thiếu đối với sản xuất và tiêu dùng của ngƣời dân ở mỗi quốc gia chính là nông sản. Vậy quan niệm về nông sản hiện nay nhƣ thế nào?, bao gồm những mặt hàng gì?,… Để trả lời câu hỏi này,hiện có một số quan điểm khác nhau về nông sản cụ thể nhƣ sau:

Quan điểm của Tổ chức thương mại Thế giới

Theo WTO, hàng hóa đƣợc chia thành 2 nhóm chính là nông sản và phi nông sản. Nông sản đƣợc xác định trong Hiệp định Nông nghiệp là tất cả các sản phẩm đƣợc liệt kê từ chƣơng I đến chƣơng XXIV (trừ cá và sản phẩm cá) và một số sản phẩm thuộc các chƣơng khác trong hệ thống thuế mã HS (hệ thống hài hòa hóa mã số thuế) [90].

Với cách hiểu này, nông sản là một phạm vi khá rộng bao gồm các loại hàng hóa có nguồn gốc từ hoạt động nông nghiệp nhƣ:

 Các sản phẩm nông nghiệp cơ bản nhƣ lúa gạo, lúa mỳ, bột mỳ, sữa, động vật sống, cà phê, hồ tiêu, hạt điều, chè, rau quả tƣơi,…

 Các sản phẩm phái sinh nhƣ bánh mỳ, bơ, dầu ăn, thịt,…

 Các sản phẩm đƣợc chế biến từ sản phẩm nông nghiệp nhƣ bánh kẹo, sản phẩm từ sữa, xúc xích, nƣớc ngọt, rƣợu, bia, thuốc lá, da động vật thô,…

Tất cả các sản phẩm còn lại trong hệ thống thuế mã HS đƣợc xem là sản phẩm phi nông nghiệp (còn gọi là sản phẩm công nghiệp).

Quan điểm của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp quốc

Theo quan điểm của Tổ chức Lƣơng thực và Nông nghiệp Liên Hiệp quốc(FAO), hàng nông sản là tập hợp của nhiều nhóm hàng hóa khác nhau bao gồm: nhóm hàng các sản phẩm nhiệt đới (chè, ca cao, cà phê, tiêu…), nhóm hàng

ngũ cốc (mì, lúa gạo, kê, ngô, sắn,…), nhóm hàng thịt và các sản phẩm từ thịt (thịt bò, thịt lợn, thịt gia cầm,…), nhóm hàng dầu mỡ và các sản phẩm từ dầu (các loại hạt có dầu nhƣ đậu tƣơng, hƣớng dƣơng,… và các loại dầu thực vật), nhóm hàng sữa và các sản phẩm từ sữa (bơ, pho mát và các sản phẩm làm từ sữa), nhóm hàng nông sản nguyên liệu (bông, đay, sợi, cao su thiên nhiên,…), nhóm hàng rau quả (các loại rau, củ, quả) [54].

Quan điểm của Liên minh Châu Âu

Mặc dùEUkhông đề cập đến một định nghĩa cụ thể nào về nông sản nhƣng đã đƣa ra một danh sách các mặt hàng đƣợc coi là nông sản. Bao gồm:

 Động vật sống

Thịt và phụ phẩm dạng thịt ăn đƣợc sau giết mổ 

Sản phẩm từ sữa 

Các sản phẩm có nguồn gốc động vật 

Cây sống và các loại cây trồng khác 

Rau, thân, củ và quả có thể ăn đƣợc 

Cà phê, chè, phụ gia và các loại gia vị  Ngũ cốc  Các sản phẩm xay xát  Hạt và quả có dầu 

Nhựa cánh kiến đỏ, gôm, nhựa cây và các chất nhựa  Các loại rau khác  Mỡ, dầu động vật hoặc thực vật  Các chế phẩm từ thịt  Đƣờng và các loại kẹo đƣờng  Ca cao và các chế phẩm từ ca cao  Các chế phẩm từ ngũ cốc, bột, tinh bột 

Các chế phẩm từ rau, hoa quả, quả hạch và thực vật 

Các phụ gia có thể ăn đƣợc hỗn tạp 

Đồ uống, rƣợu mạnh và giấm 

Từ danh sách các mặt hàng trên cho thấy, quan điểm của EU về cơ bản có nhiều điểm tƣơng đồng với quan điểm của WTO. Tuy nhiên, khi so sánh với quan điểm nông sản của FAO thì quan điểm về nông sản theo WTO có điểm khác biệt là có tính cho một số mặt hàng chế biến (quan điểm của FAO chỉ tính cho các nông sản sản thô, chƣa qua chế biến) [90].

Quan điểm của Việt Nam

Việt Nam là nƣớc nông nghiệp truyền thống và lâu đời.Nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng, luôn đóng góp tỷ trọng đáng kể trong GDP cả nƣớc.Với cách hiểu đơn giản, nông sản là sản ph m của ngành nông nghiệp trong đó ngành nông nghiệp sẽbao gồm trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp. Tuy nhiên, theo nghĩa rộng nông nghiệp sẽ còn cả lâm nghiệp và thủy sản [25]. Theo quan điểm mới, trong kết quả ngành nông nghiệp không tính giá trị hoạt động lâm nghiệp và thủy sản.Hiện nay, cách hiểu về nông sản có phần thu hẹp hơn, tập trung chủ yếu vào sản phẩm thu đƣợc từ đất [2]. Khi đó,nông sản được hiểu là sản ph m hàng hóa được làm ra từ tư liệu sản xuất đất đai.

Tổng hợp từ các quan điểm trên cho thấy:“Nông sản là sản ph m của hoạt động sản xuất nông nghiệp, bao gồm thành ph m hoặc bán thành ph m thu được từ cây trồng, vật nuôi hoặc sự phát triển của cây trồng, vật nuôi (không bao gồm sản ph m của ngành lâm nghiệp và ngư nghiệp)”. Đây là khái niệm rộng và tƣơng đối phức tạp, vì thế để phù hợp với nội dung nghiên cứu, luận án sẽ đi sâu nghiên cứu với một số mặt hàng nông sản cụ thể thuộc nhóm cây trồng (sản phẩm làm ra từ tƣ liệu sản xuất đất đai). Đối với những nội dung cần khái quát chung về nông sản sẽ sử dụng theo khái niệm nông sản (đã trình bày ở trên) kết hợp với cách phân loại hàng hóa của SITC2 phiên bản 3[88]. Theo cách phân loại này, nông sản sẽ bao gồm các nhóm hàng hóa là SITC0, SITC1, SITC2 và SITC4. Tuy nhiên, trong nhóm SITC2 không tính đến SITC27 (phân bón thô/khoángsản) và SITC28 (quặng kim loại/kim loại phế liệu) - bởi hai nhóm hàng hóa này không phù hợp với quan điểm về nông sản của WTO.

2

SITC: Danh mục tiêu chuẩn ngoại thƣơng (Standard international trade classification) - cách phân loại đƣợc đƣa ra bởi Liên Hợp Quốc (UN), phiên bản 3 (SITC Rev.3).

Một phần của tài liệu LUAN-AN-2_6_16 (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(178 trang)
w