5. Kết cấu của luận án
5.3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp
5.3.1.1. Dựa vào điều kiện tự nhiên vàkinh tế xã hội
Việt Nam có tài nguyên đất rất đa dạng về chủng loại kết hợp với điều kiện khí hậu phong phú phù hợp cho sản xuất và xuất khẩu nông sản của nhiều loại sản phẩm nông nghiệp nhƣ cây công nghiệp (cao su, cà phê, hồ tiêu,..), cây lƣơng thực (lúa, ngô, sắn,..) và các loại rau củ quả.
Tỷ lệ lao động sống ở khu vực nông thôn chiếm gần 70% đƣợc xem là lợi thế so với các quốc gia khác trong việc huy động và sử dụng nguồn lao động tại chỗ này.
Việt Nam là nƣớc đang trong quá trình hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới nên xuất nhập khẩu hàng hóa nói chung và nông sản nói riêng là một trong số các nội dung quan trọng của trong chiến lƣợc phát triển kinh tế đất nƣớc. Với tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân 6,8%/năm trong giai đoạn 1997-2013 và tỷ trọng
nông sản xuất khẩu chiếm khoảng 18% trong kim ngạch xuất khẩu nói chung của cả nƣớc cho thấy xuất khẩu nông sản vẫn là hƣớng đi phù hợp trong những năm tới.
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra mạnh mẽ tác động làm cho quá trình phân công lao động quốc tế trở nên rõ nét hơn. Khi đó các nƣớc sẽ xuất khẩu những mặt hàng có lợi thế và tập trung nhập khẩu những mặt hàng có ít hoặc không có lợi thế.
5.3.1.2. Dựa vào chủ trương, chính sách của Nhà nước
Đa dạng hóa thị trƣờng xuất khẩu; củng cố và mở rộng thị phần hàng nông sản Việt Nam tại các thị trƣờng truyền thống; tạo bƣớc đột phá mở rộng các thị trƣờng xuất khẩu mới có tiềm năng tại các khu vực khác nhau.
Phát huy vai trò, vị thế của Việt Nam trong các tổ chức quốc tế và khu vực; phát triển hệ thống cơ quan xúc tiến thƣơng mại tại các khu vực thị trƣờng lớn và tiềm năng; tăng cƣờng bảo vệ hàng nông sản Việt Nam trên thị trƣờng khu vực và thế giới.
Không khuyến khích phát triển sản xuất, xuất khẩu các mặt hàng thu hút nhiều lao động rẻ, ô nhiễm môi trƣờng, giá trị gia tăng thấp. Chú trọng phát triển các mặt hàng xuất khẩu thân thiện môi trƣờng, hạn chế sử dụng năng lƣợng và tài nguyên.
Tận dụng tốt các cơ hội mở cửa thị trƣờng của nƣớc ngoài và lộ trình cắt giảm thuế quan để đẩy mạnh xuất khẩu và nâng cao hiệu quả xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang các thị trƣờng đã ký FTA. Tổ chức xây dựng và phát triển hệ thống phân phối hàng nông sản Việt Nam tại thị trƣờng nƣớc ngoài.
5.3.1.3. Dựa vào kết quả nghiên cứu của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án đã làm rõ thực trạng và các nhân tố tác động đến KNXK nông sản của Việt Nam trong giai đoạn 1997-2013. Việc đi sâu phân tích các nhân tác động tích cực (tƣơng quan cùng chiều) và tiêu cực (tƣơng quan ngƣợc chiều) sẽ là cơ sở quan trọng để đề xuất những giải pháp phù hợp với hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu nông sản của Việt Nam trong tƣơng lai.
Trên cơ sở các căn cứ đƣa ra, một số giải pháp chính đƣợc đề xuất với mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu nông sản (về sản lƣợng và kim ngạch xuất khẩu) dựa trên
việc phát huy những tiềm năng và lợi thế sẵn có góp phần làm tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa nói chung của cả nƣớc.