3. Một số chính sách tài khóa và tiền tệ của Việt Nam nhằm tháo gỡ khó khăn
3.2. Chính sách tiền tệ
Tiếp theo Chỉ thị 11/CT-TTg ngày 04/3/2020 về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội ứng phó với dịch COVID-19 và nhằm hỗ trợ giảm chi phí vốn cho doanh nghiệp và người kinh doanh, NHNN đã tập trung thực hiện các giải pháp nhằm kiểm sốt lạm phát, duy trì ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối, ổn định kinh tế vĩ mơ; tập trung tín dụng cho các lĩnh vực ưu tiên, lĩnh vực sản xuất kinh doanh; đáp ứng kịp thời, đầy đủ vốn cho nền kinh tế, đặc biệt là để khơi phục và duy trì sản xuất cho các ngành, lĩnh vực bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. NHNN đã ban hành Chỉ thị 02/CT-NHNN ngày 31/3/2020 về các giải pháp cấp bách của ngành ngân hàng nhằm tăng cường phịng, chống và khắc phục khó khăn do tác động của dịch bệnh COVID-19. Theo đó, hệ thống ngân hàng đã triển khai kịp thời các giải pháp chính sách như: điều hành linh hoạt các cơng cụ chính sách tiền tệ, tỷ giá, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ, giảm đồng thời các mức lãi suất điều hành để hỗ trợ sản xuất, kinh doanh, miễn, giảm phí thanh
tốn (Bảng 8). Những giải pháp của ngành ngân hàng đã và đang được triển khai quyết liệt, bước đầu tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn.
Bảng 8: Một số chính sách hỗ trợ tín dụng của NHNN
13/03/2020 Ban hành Thơng tư 01/2020/TT-NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ ngun nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19..
16/03/2020 Ban hành các quyết định 418, 419, và 420 điều chỉnh các mức lãi suất (hiệu lực từ ngày 17/3/2020):
- Giảm 0,5%/năm đối với lãi suất thị trường mở (OMO) từ 4%/năm xuống 3,5%/năm.
- Lãi suất tái cấp vốn từ 6%/năm xuống còn 5%/năm. - Lãi suất tái chiết khấu từ 4%/năm xuống 3,5%/năm.
- Lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với các ngân hàng từ 7,0%/năm xuống 6,0%/năm.
31/3/2020 Ban hành Chỉ thị số 02/CT-NHNN về các giải pháp cấp bách của ngành ngân hàng nhằm tăng cường phịng, chống và khắc phục khó khăn do tác động của dịch bệnh COVID-19.
12/5/2020 Thông báo giảm một loạt lãi suất như lãi suất tiền gửi, lãi suất OMO, lãi suất cho vay, lãi suất tái chiết khấu... được điều chỉnh giảm tới 0,5 điểm phần trăm so với trước đó
06/8/2020 NHNN đã công bố Quyết định giảm lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc của TCTD, lãi suất tiền gửi của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội, Quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mơ, tiền gửi của Kho bạc Nhà nước, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tại NHNN. Mức giảm lần này là 0,2 - 0,5%/năm.
Nguồn: Tổng hợp của nhóm tác giả.
NHNN đã chủ động, liên tục giảm các mức lãi suất điều hành qua 3 đợt trong năm 2020.67 Các biện pháp này được đánh giá là phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp. Cần lưu ý, việc hạ mặt bằng lãi suất cho vay vẫn được nhìn nhận là yêu cầu cần thiết trong nhiều năm trước 2020 nhằm hỗ trợ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Đặt giả thiết NHNN đã điều chỉnh giảm mạnh các công cụ lãi suất điều hành từ trước 2020, thì dư địa điều hành giảm các công cụ này trong bối cảnh dịch COVID-19 có lẽ đã hạn hẹp hơn rất nhiều. Chính ở đây, bài học đối với điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam kể từ năm
67
Cụ thể, ngày 16/3/2020, NHNN quyết định điều chỉnh tất cả các mức lãi suất điều hành, bao gồm: giảm lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất điều hành khác từ 0,5%-1%/năm; giảm trần lãi suất tiền gửi các kì hạn từ 0,25-0,3%. Ngày 13/5/2020, NHNN tiếp tục giảm các mức lãi suất điều hành thêm từ 0,3 - 0,5 điểm %. Trần lãi suất tiền gửi kỳ hạn dưới 6 tháng chỉ còn 4,25%/năm. Cụ thể, giảm lãi suất tái cấp vốn từ 5,0%/năm xuống 4,5%/năm; lãi suất tái chiết khấu từ 3,5%/năm xuống 3,0%/năm; lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN với các ngân hàng từ 6,0%/năm xuống 5,5%/năm. Lãi suất chào mua giấy tờ có giá qua nghiệp vụ thị trường mở từ 3,5%/năm xuống 3,0%/năm.
2009 đến nay – phải cân nhắc giữ dư địa chính sách để phịng ngừa các kịch bản trong tương lai – vẫn còn nhiều giá trị.
Đến hết tháng 12/2020, các TCTD đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khoảng 270 nghìn khách hàng với dư nợ gần 355 nghìn tỷ đồng; miễn, giảm, hạ lãi suất cho gần 590 nghìn khách hàng với dư nợ trên 1 triệu tỷ đồng, đặc biệt các TCTD đã cho vay mới lãi suất ưu đãi (thấp hơn mức phổ biến từ 0,5-2,5% so với trước dịch) với doanh số cho vay lũy kế từ ngày 23/1 đến hết năm 2020 đạt gần 2,3 triệu tỷ đồng, cho hơn 390 nghìn khách hàng.68
Việc thực hiện các biện pháp tiền tệ của NHNN được đánh giá là phù hợp, đảm bảo ổn định thị trường tiền tệ, đảm bảo thanh khoản cho hệ thống ngân hàng, góp phần ổn định kinh tế vĩ mơ trong bối cảnh thị trường tài chính tiền tệ tồn cầu biến động mạnh, diễn biến tiêu cực do ảnh hưởng của dịch bệnh. Điều tra khảo sát của Tổng cục Thống kê cũng cho thấy các doanh nghiệp đánh giá cao các biện pháp tiền tệ của Nhà nước như giảm lãi vay, cơ cấu lại các khoản nợ và thời hạn trả nợ. Tác động của đại dịch COVID-19 đối với diễn biến nợ xấu cũng được NHNN và các cơ quan tính tới. Chính ở đây, dù đã điều chỉnh chính sách tiền tệ trong bối cảnh COVID-19, NHNN vẫn giữ được những dư địa chính sách cần thiết cho các kịch bản điều hành sắp tới.
Mặt khác, trên thực tế chính sách này chưa thực sự mang lại hiệu quả kích thích doanh nghiệp vay vốn cho sản xuất kinh doanh như mong muốn. Bởi giảm lãi suất phần lớn mới chỉ áp dụng cho các khoản vay mới, song nhu cầu vay mới của doanh nghiệp thấp hoặc doanh nghiệp không vay được do chưa đáp ứng các tiêu chuẩn vay69. Ở phía doanh nghiệp, nhu cầu giảm lãi suất đối với các khoản vay cũ, các khoản vay đến hạn là rất lớn. Bên cạnh đó, lãi suất giảm mạnh nhất chủ yếu ở các kì hạn ngắn, lãi suất huy động và cho vay trung và dài hạn còn ở mức cao.