8. Cấu trúc khóa luận
3.1. Mục đích thực nghiệm sƣ phạm
Mục đích của việc thực nghiệm sƣ phạm là kiểm chứng sự đúng đắn của giả thuyết khoa học của đề tài “Nếu tổ chức dạy học theo chủ đề tích hợp “Không khí và sự sống” ở mức độ liên môn và tổ chức dạy học theo các phƣơng pháp dạy học tích cực nhƣ dạy học theo dự án sẽ phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn của học sinh”.
Kết quả thực nghiệm sƣ phạm sẽ đánh giá:
- Nội dung và tiến trình dạy học đƣợc tiến hành trên cơ sở vận dụng quan điểm tích hợp có góp phần phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của HS hay không; có giúp HS vận dụng đƣợc kiến thức của các môn khoa học tự nhiên vào giải quyết các vấn đề thực tiễn hay không?
- Đánh giá tính khả thi của nội dung, tiến trình dạy học đƣợc xây dựng và hiệu quả thực tế của việc dạy học chủ đề đối với HS. Từ đó điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi nội dung và tiến trình dạy học đã soạn thảo cho phù hợp và hiệu quả hơn.
3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sƣ phạm
- Dự giờ, trao đổi với học sinh, nghiên cứu vở ghi chép của học sinh để thu thập thông tin về kết quả thực tế của nghiên cứu.
- Phân tích kết quả thực nghiệm sƣ phạm để rút ra kết luận.
3.3. Đối tƣợng thực nghiệm sƣ phạm
Chúng tôi dự kiến tiến hành thực nghiệm sƣ phạm trên đối tƣợng là học sinh lớp 10 Trung học phổ thông trong quá trình học theo chủ đề tích hợp “Không khí và sự sống”.
3.4. Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm
3.4.1. Tiến trình dạy học
- Tiến hành dạy học theo đúng tiến trình đã trình bày ở chƣơng 2.
3.4.2. Các phương pháp thực nghiệm sư phạm:
+ Quan sát trực tiếp HS trong các giờ thực nghiệm sƣ phạm.
+ Tiến hành dự giờ, ghi chép, theo dõi, nhận xét cách tổ chức hoạt động học của học sinh học trên lớp.
+ Trao đổi với GV giảng dạy về khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn của HS qua các giờ thực nghiệm sƣ phạm.
+ Thực hiện phỏng vấn GV và HS theo phiếu phỏng vấn GV và HS. + Phân tích phiếu phỏng vấn GV và phiếu điều tra HS rồi rút ra kết luận.